Thành viên
- Tham gia
- 22/12/23
- Bài viết
- 102
- Chủ đề Author
- #1
Có một dòng trạng thái từng xuất hiện trên nền tảng X (Twitter):
“JD Vance đã sai. Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta xếp hạng tình yêu của mình dành cho người khác.”
Ảnh chụp màn hình từ tài khoản X của Đức Hồng y Robert Prevost (trước khi ngài được bầu chọn làm giáo hoàng Lêô XIV) (phailamgi)
Câu nói này không đến từ một người dùng ẩn danh nào đó, mà là của Đức Hồng y Robert Prevost, trước khi ngài được bầu chọn trở thành Giáo hoàng Lêô XIV. Người bị chỉ trích là JD Vance, đương kim Phó Tổng thống Hoa Kỳ, một chính trị gia có lập trường bảo thủ và đôi khi gây tranh cãi.
Tưởng như giữa hai người, một bên là nhà lãnh đạo tinh thần tối cao của Giáo hội Công giáo, một bên là người giữ trọng trách quyền lực trong chính trường Hoa Kỳ, sẽ tồn tại một khoảng cách không thể lấp đầy.
Vậy mà, vào sáng thứ Hai, ngày 19/5/2025, tại Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã tiếp kiến ông Vance trong một cuộc gặp riêng. Hai người trao đổi về luật nhân đạo, luật quốc tế trong các khu vực xung đột, quyền tự do tôn giáo và sự hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước. Cuộc trao đổi được Phòng Báo chí Toà Thánh mô tả là “thân mật” và “xây dựng”. (Đọc thêm về cuộc gặp tại: Vatican News)
Đức Giáo hoàng Lêô XIV gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ J.D. Vance tại Dinh Tông Tòa. (@Vatican Media)
Điều đó khiến tôi suy nghĩ:
Trong thời đại hôm nay, khi nhiều người sẵn sàng nghỉ chơi, huỷ kết bạn, thậm chí "tẩy chay" nhau chỉ vì một quan điểm trái chiều – thì hình ảnh một Giáo hoàng từng công khai phản bác một chính trị gia, nhưng vẫn tiếp đón và đối thoại với ông ấy, lại trở thành một lời nhắc đáng giá.
Có lẽ, người ta vẫn có thể không đồng tình với nhau về một số chính sách, vẫn có thể tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội. Nhưng sau tất cả, nếu còn coi nhau là người, là anh em, thì vẫn còn chỗ cho sự gặp gỡ và lắng nghe.
Còn chúng ta thì sao? Trước những bất đồng trong đời sống thường nhật, chúng ta có học được điều gì từ Đức giáo hoàng Leo XIV không?
Phải Làm Gì?
Các bức tường ngăn cách sẽ bị phá vỡ nếu chúng ta biết lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần hoá giải những khác biệt bằng các hình thức đối thoại thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng nhau. Một nền văn hoá gặp gỡ đòi buộc chúng ta không chỉ biết sẵn sàng cho đi, mà còn biết sẵn lòng đón nhận. Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất tốt trong vấn đề này, đặc biệt ngày nay khi các mạng truyền thông của con người tiến bộ vượt bậc. Mạng Internet mang đến nhiều cơ hội giao tiếp và xây dựng tình đoàn kết. Có thể nói đây thật sự là điều tốt đẹp, một món quà của Thiên Chúa… Nhờ vào Internet, sứ điệp Kitô giáo có thể đến “tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Mở rộng cửa các nhà thờ của chúng ta cũng có nghĩa là mở cửa trong cả môi trường số để người ta, dù đang sống ở tình trạng nào, cũng có thể bước vào, và để Tin Mừng có thể chạm tới mọi người. Chúng ta được kêu gọi chứng tỏ rằng Giáo Hội là nhà của tất cả. Liệu chúng ta có thể truyền đạt hình ảnh của một Giáo Hội như thế không? Truyền thông là công cụ diễn tả ơn gọi truyền giáo của cả Giáo Hội; ngày nay, các mạng xã hội là một cách trải nghiệm ơn gọi này để khám phá vẻ đẹp của đức tin, vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Đức Kitô. Cả trong lĩnh vực truyền thông, chúng ta cần một Giáo Hội có khả năng mang lại hơi ấm và khuấy động tâm hồn. Giáo hoàng Phanxicô, Sứ điệp cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 48, 24 tháng 1, 2014
Cùng chủ đề