Thư gửi em, đèn đỏ, vàng hay xanh?

5.00 star(s) 2 Votes
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
122

Em thương mến,​

Những ngày này, tôi theo dõi tình hình ở Việt Nam và thấy nghị định 168 đang làm cả xã hội Việt Nam náo loạn. Em có thắc mắc về giao thông bên Australia thế nào? Tiện đây tôi cũng chia sẻ cùng em và những người quan tâm một vài suy tư nhỏ. Với những góc nhìn này, chúng ta cùng bước ra xa một chút để thấy vấn đề khác hơn. Chúng ta cùng nhìn vào hệ thống đèn đường và thứ đến là mức phạt, bằng lái và một vài suy tư.​


Traffic-lights-green-and-red-arrow-RACV.jpg

Photo: Roadonline.com.au


1. Vượt đèn đỏ là một hành vi phạm tội

Tôi đã nghe nhiều trường hợp là nhiều người lấy bằng ở Việt Nam và sang bên này chạy xe gây tai nạn hoặc bị tông khi vượt đèn đỏ. Ở Úc mọi người có bằng lái đều sẽ nghĩ là các người lái xe khác giữ đúng luật. Và cứ như vậy, giao thông được giữ đúng theo nguyên tắc và khó có thể xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, khi một người do lơ đãng hay chia trí mà quên dù chỉ vài giây thì khả năng tai nạn xảy ra rất cao vì sự "phá luật giao thông" của mình. Khi học bằng lái xe, các học viên luôn luôn được dạy: "Driving is a serious business!" (Tạm dịch là: Lái xe là một việc rất hệ trọng.) bởi vì nó liên quan đến tính mạng của mình và những người khác. Để có bằng lái cũng khó như kiểu Thi Đại Học ở Việt Nam. Rớt lên rớt xuống cho tới khi tự tin và hiểu trách nhiệm của mình trong khi tham gia giao thông.

Vậy nên, ý nghĩ vượt đèn đỏ là cực kỳ nguy hiểm và được coi là tội phạm và cái giá phải trả rất đắt, nếu may mắn thì không gây tai nạn hoặc bị tông, còn ngược lại thì đa phần sẽ vào bệnh viện, tệ hơn là...

kẹt xe.jpg
Ảnh: Vietnamnet.vn

2. Không có lỗi nào mang tên "vượt đèn vàng" hay "lấn vạch sơn"

Tôi chỉ thực sự hiểu ý nghĩa của đèn vàng khi học lái xe ở Úc. Nó thực sự là phát minh tuyệt vời để giúp an toàn hơn cho việc lái xe. Tôi nhớ thầy hướng dẫn có nói với tôi: Có khi đèn vàng phải chạy, và có khi đèn vàng phải dừng. Nếu không dừng hay chạy đúng lúc sẽ gây nguy hiểm cho mình, người khác và cản trở giao thông. Vậy nên chỉ có lỗi vượt đèn đỏ chứ không bao giờ có khái niệm vượt đèn vàng. Tất cả mọi trụ đèn ở Úc đều không có số đếm nên lái xe cần tập trung để quan sát đèn tín hiệu.​
  • Đèn vàng phải chạy: Đó là khi xe của mình đang đi đúng tốc độ và tiến gần đến giao lộ có đèn xanh. Nếu đèn vàng được bật lên trong khoảng thời gian xe không thể dừng lại ngay lập tức vì với tốc độ và quán tính sẽ làm xe trôi ra giữa đường gây nguy hiểm và ách tắc giao thông. Vậy nên, xe buộc phải chạy.​
  • Đèn vàng phải dừng: Khi khoảng cách được tính bằng thời gian là trên 4s cho tới đèn vàng thì đó đủ cho tài xế có thể giảm tốc độ và dừng lại. Đó là đèn phải dừng. Lỗi đèn đỏ được tính khi hai bánh sau của xe vượt qua vạch kẻ đường khi đèn đỏ được bật và các Camera giao thông cảm biến có độ chính xác rất cao sẽ chụp lại ngay khi đèn đỏ được bật lên. Không có cảnh sát giao thông đứng gác ở các trụ nhưng hoàn toàn là các camera tự động, nó không cần biết "bố quí vị là ai, cứ sai là chụp!"​

3. Đèn xanh thông minh​

Đèn xanh là tín hiệu để đi nên một khi đã được bật thì luôn luôn an toàn để chạy. Hệ thống đèn xanh được gắn với cảm biến ở dưới đất khi không có phương tiện ở chiều giao đèn xanh sẽ được tuỳ chỉnh tự động để thuận tiện cho giao thông được thông thoáng. 80% các hệ thống đèn có kèm theo mũi tên chuyển hướng để phân luồng các chiều đi không bị rối ngược vào nhau. Còn lại 20% không có mũi tên, lái xe được phép đưa xe lên giữa ngã giao và chờ cho tới khi chiều giao thông ngược lại có khoảng cách an toàn để rẽ. Các lái xe phải chuyển làn xe sang trái để rẽ trái, phải để rẽ phải, không có chuyện tuỳ tiện thích rẽ từ làn giữa!

w-ngay-11-109483.jpg
Ảnh: Vietnamnet.vn

4. Mức phạt

Mức phạt cao là đương nhiên ở Úc bởi vì mức phạt này nhắc nhở rằng việc lái xe là công việc hệ trọng và trách nhiệm lớn khi tham gia giao thông. Nếu đương sự không trả phạt trong khoảng thời gian giấy phạt được gửi về thì mức phạt sẽ tự động nhân lên và chính phủ sẽ lấy trực tiếp từ tài khoản ngân hàng và có thể bị đi tù.

5. Bằng lái

Bằng lái được chia làm nhiều loại. Bằng L (Learner: học viên) thì bắt buộc phải có thầy hoặc người có bằng Full ngồi cạnh. Học viên phải trải qua một kỳ thi lý thuyết giao thông từ 1 cuốn luật hơn 200 trang. Sau khoảng ít nhất 50 giờ học lái, học viên cần thi thêm một bài thi Hazard Test (Nhận diện tình huống nguy hiểm), nếu đỗ thì thi chính thức có thầy ngồi cạnh không được nói gì và nhân viên kiểm tra ngồi sau thi lái ở ngoài đường thực tế trong 30 phút. Khi đỗ học viên sẽ nhận được bằng P (Probationary) đỏ cho người trên 16 và dưới 21 với rất nhiều giới hạn, P xanh cho người trên 21 với nhiều giới hạn, hai loại bằng này phải giữ trong 3 năm, đi đâu cũng phải có biển treo thông báo và tuyệt đối không có nồng độ cồn. Bằng P chỉ có 6 điểm. Sau 3 năm nếu đủ điều kiện, bộ giao thông sẽ tự động gửi bằng Full: Bằng chính thức với 12 điểm cho 3 năm.

Em thương mến,

Trên đây là sơ sơ về việc lái xe ở Úc. Sau cùng tôi muốn đưa ra 2 điểm để chúng ta cùng suy tư.​
  • Hệ thống đèn và luật cần rõ ràng và minh bạch đề giúp cho giao thông được thuận tiện. Việc này cần có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng kĩ thuật.​
  • Ý thức tham gia giao thông của mỗi người là việc rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho mình, cho người khác và sự lưu thông ổn định cũng như phát triển xã hội.​
Về số 1 có sẽ mình cần thêm thời gian để có nhiều điều chỉnh và cải thiện cho bối cảnh Việt Nam. Nhưng với số 2 thì mình hoàn toàn có thể bắt đầu ngay và luôn.

Xin Chúa chúc lành em và gia đình những ngày cuối năm âm lịch!
Yeuthuong,

Little-pencil​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

49:21249,943 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên