Tiếng "xin vâng" của Đức Mẹ có hoàn toàn tự do không?

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
122

Tiếng "xin vâng" của Đức Mẹ Maria, được biết đến là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Kitô giáo. Khi thiên sứ Gabriel báo tin cho Đức Mẹ rằng Mẹ sẽ trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ đã đáp lại: "Xin vâng, tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền" (Lc 1,38). Nhưng liệu quyết định này có hoàn toàn tự do không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà thần học đã tranh luận trong suốt nhiều thế kỷ.​


phailamgi_Tiếng xin vâng của Đức Mẹ có hoàn toàn tự do không_cv1.jpg
Ảnh: wallpapercave.com
Một số người cho rằng, vì Đức Mẹ còn rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống, Mẹ có thể đã cảm thấy bị áp lực trước lời mời gọi của Chúa. Sự sợ hãi có thể khiến Mẹ không dám từ chối, cho rằng Mẹ không có sự lựa chọn. Họ lập luận rằng, vì Chúa biết trước mọi sự, Ngài đã chọn một người không thể nói "không." Tuy nhiên, cách suy nghĩ này có thể dẫn đến việc hiểu lầm bản chất của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là kẻ ép buộc hay hăm dọa, mà là Đấng yêu thương và tôn trọng tự do của con người.

Ngược lại, nhiều nhà thần học, trong đó có cha Raniero Cantalamessa, nhà thần học của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã tuyên bố trong cuốn sách Mary Mirror of the Church rằng, tiếng "xin vâng" của Đức Mẹ là hành động tự do thực sự. Tự do thực sự không chỉ là khả năng làm hoặc không làm điều gì đó, mà là tự do để tự nguyện chọn điều tốt. Đức Mẹ đã tự nguyện vâng phục thánh ý Chúa, không phải vì bị ép buộc, mà vì tình yêu và niềm tin tuyệt đối vào Ngài. Mẹ tin rằng, dù con đường phía trước có đầy gian nan, đau khổ, thì cuối cùng mọi sự sẽ đưa đến niềm vui vĩnh cửu.

phailamgi_Tiếng xin vâng của Đức Mẹ có hoàn toàn tự do không_cv2.jpg
Ảnh: Canva
Cũng cần lưu ý rằng, tình yêu và sự tin tưởng vào Thiên Chúa của Đức Mẹ không phải là điều xảy ra ngẫu nhiên. Mẹ đã trải qua thời gian dài cầu nguyện và phát triển mối quan hệ mật thiết với Chúa. Như C. S. Lewis đã từng viết: "Yêu là để mình dễ bị tổn thương." Đức Mẹ không chỉ yêu Chúa, mà Mẹ còn tin tưởng rằng mọi đau khổ sẽ được hoán đổi thành niềm vui trong ánh sáng tình yêu của Ngài.

"Xin vâng" là cách dịch của từ Fiat trong tiếng Latin. Fiat còn có nghĩa là "hãy được thực hiện". Trong lịch sử, Có ba tiếng fiat quan trọng:​
  • tiếng fiat của Thiên Chúa khi Ngài tạo dựng ánh sáng (Fiat lux),​
  • tiếng fiat của Đức Mẹ khi Mẹ đón nhận Đấng Cứu Thế, (Fiat mihi secundum verbum tuum)​
  • và tiếng fiat của Chúa Giêsu khi Ngài chấp nhận Thánh Ý của Chúa Cha trong mầu nhiệm vượt qua. (Fiat voluntas tua)​
Nhưng còn một tiếng fiat nữa, mà chúng ta có thể thưa mỗi ngày khi cầu nguyện: "Xin cho ý Cha thể hiện." Đây là cách mà mỗi người chúng ta lặp lại tiếng "xin vâng" của Đức Mẹ, đón nhận Thánh Ý của Thiên Chúa trong đời sống của mình.

phailamgi_Tiếng xin vâng của Đức Mẹ có hoàn toàn tự do không_1.jpg
Ảnh: Canva
Tiếng "xin vâng" của Đức Mẹ không chỉ là một hành động tự do tuyệt đối, mà còn là một mẫu gương cho tất cả chúng ta. Mẹ đã không biết trước mọi khó khăn, nhưng Mẹ đã sẵn lòng trao dâng bản thân hoàn toàn cho Thiên Chúa với một tình yêu mãnh liệt và niềm tin kiên định. Đây là tự do đích thực, và là con đường mà mỗi người Kitô hữu được mời gọi noi theo trong cuộc sống hằng ngày.​

Phải làm gì?​

Docat 106: Tự do nghĩa là gì?

Tự do đặt con người lên trên muôn loài, và theo một nghĩa nào đó, còn khiến cho con người trở nên giống Thiên Chúa. Tự do đích thực không phải là khả năng chọn bất cứ thứ gì mình muốn, dù tốt hay xấu, mà là khả năng chọn lựa điều thiện hảo. Chỉ con người tự do mới có thể lãnh nhận trách nhiệm. Được tự do cá nhân, con người trở nên độc đáo. Trong một loạt các khả năng, con người có thể tự do chọn lựa nghề nghiệp, và ơn gọi riêng của mình; con người có thể đến và đi, chọn điều này và để lại điều kia. Đó là một quyền con người căn bản mà không được giới hạn việc thực thi quyền này nếu không có lý do hợp lý. Đối với việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận, con người phải được thoải mái phát biểu những ý kiến của họ về tôn giáo, chính trị, văn hoá. Mỗi người phải có thể được tự do nói lên quan điểm riêng của mình. Để việc đó có thể thực hiện được, cần phải có một trật tự pháp lý đảm bảo quyền tự do của một cá nhân, và bảo vệ quyền tự do đó khỏi áp lực đến từ việc lạm dụng tự do của những người khác.​
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên