Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 762
- Chủ đề Author
- #1
Gần đây, khi nhiều người nói về thuế, về gánh nặng thuế má, thì cũng có người đặt ra câu hỏi: Trốn thuế có gì sai? Mình làm ra tiền thì mình giữ lấy, chứ đưa hết cho Nhà nước rồi có khi cũng chẳng được gì...
Nhưng nếu nhìn rộng hơn một chút, nhất là dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, thì chuyện thuế không chỉ là vấn đề giữa mình và pháp luật, mà còn là chuyện giữa mình và lương tâm.
Ảnh: taichinhdoanhnghiep.net.vn
Thuế là để phục vụ công ích
Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh: thuế là một phương tiện hợp pháp để nhà nước phục vụ công ích. Trường học, bệnh viện, đường xá, hệ thống an sinh cho người yếu thế – tất cả đều đến từ nguồn thuế do người dân đóng góp.
Chính Chúa Giêsu cũng từng nói:
Chính Chúa Giêsu cũng từng nói:
“Của Xê-da, hãy trả cho Xê-da; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa.” (Mt 22,21)
Trong Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 2240 viết rõ:
Việc tùng phục quyền bính và tinh thần đồng trách nhiệm đối với công ích đòi hỏi các công dân, về mặt luân lý, phải đóng thuế, thực thi quyền bầu cử và bảo vệ quê hương:
“Anh em nợ ai cái gì, hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế, sợ người phải sợ, kính người phải kính” (Rm 13,7).
Và theo Đức Thánh Cha Phanxicô :
“Thuế phải hỗ trợ cho việc tái phân phối của cải, bảo vệ phẩm giá của người nghèo và những người bé mọn – những người luôn có nguy cơ bị đè bẹp bởi kẻ mạnh. Khi thuế là công bằng, thì đó là một phương tiện phục vụ cho công ích,”
(31/01/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón cơ quan thuế vụ Ý tại Vatican)
Trốn thuế là bất công với người nghèo
Trốn thuế không chỉ là vi phạm pháp luật. Nó còn là hành vi làm tổn thương đến người nghèo – những người vốn cần sự trợ giúp từ hệ thống phúc lợi công.
Khi một người trốn thuế, đồng nghĩa với việc người khác phải gánh thêm phần đó. Và thường thì người trung thực, người lao động nghèo lại chính là những người chịu thiệt nhất.
Việc né tránh trách nhiệm tài chính không chỉ gây bất công mà còn làm suy giảm niềm tin xã hội, tạo ra một nền văn hóa nơi người khôn khéo lách luật được lợi, còn người ngay thẳng lại chịu thiệt.
Khi một người trốn thuế, đồng nghĩa với việc người khác phải gánh thêm phần đó. Và thường thì người trung thực, người lao động nghèo lại chính là những người chịu thiệt nhất.
Việc né tránh trách nhiệm tài chính không chỉ gây bất công mà còn làm suy giảm niềm tin xã hội, tạo ra một nền văn hóa nơi người khôn khéo lách luật được lợi, còn người ngay thẳng lại chịu thiệt.
Hiển nhiên là hệ thống thuế của các quốc gia không phải lúc nào cũng công bằng. Thực tế, bất công về thuế thường khiến người nghèo chịu thiệt, trong khi lại ưu ái cho người giàu, thậm chí ảnh hưởng đến cả các hệ thống pháp luật quy định thuế...."Việc các tập đoàn tài chính lớn tránh thuế một cách có hệ thống là hành vi rút đi nguồn lực chính đáng khỏi nền kinh tế thực, gây tổn hại cho xã hội dân sự nói chung." “Oeconomicae et pecuniariae quaestiones” (Những vấn đề kinh tế và tài chính), do Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ Cổ võ Phát triển Con người Toàn diện ban hành năm 2018
Sống công bằng không chỉ là chuyện "nộp đủ"
Người Kitô hữu không chỉ có bổn phận làm đúng luật, mà còn được mời gọi sống theo lẽ công bằng và tinh thần liên đới. Trốn thuế là đi ngược lại với Tám Mối Phúc, là cắt đứt sợi dây liên kết với cộng đồng.
Và nếu hệ thống thuế có chỗ nào bất công, thiếu minh bạch, người Kitô hữu được mời gọi lên tiếng, góp ý và thúc đẩy cải cách, chứ không tiếp tay cho bất công.
Và nếu hệ thống thuế có chỗ nào bất công, thiếu minh bạch, người Kitô hữu được mời gọi lên tiếng, góp ý và thúc đẩy cải cách, chứ không tiếp tay cho bất công.
Nhưng còn Nhà nước thì sao?
Người dân có trách nhiệm đóng thuế, nhưng Nhà nước cũng phải có trách nhiệm sử dụng đồng thuế cách minh bạch, hiệu quả và phục vụ công ích. Nếu tiền thuế bị lãng phí, bị rơi rớt vì tham nhũng, hoặc dùng sai mục đích, thì niềm tin xã hội sẽ sụp đổ.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh:
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh:
“Sự minh bạch trong việc quản lý tiền bạc – vốn đến từ những hy sinh của biết bao người lao động – bày tỏ sự tự do trong tâm hồn và giúp hình thành nơi con người một động lực lớn hơn để sẵn sàng nộp thuế, nhất là khi việc thu thuế góp phần vượt qua bất bình đẳng, thúc đẩy đầu tư để có thêm việc làm, bảo đảm y tế và giáo dục cho mọi người, và xây dựng cơ sở hạ tầng giúp ích cho đời sống xã hội và nền kinh tế.”
(31/01/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón cơ quan thuế vụ Ý tại Vatican)
Kết: Không chỉ là chuyện tiền, mà là chuyện công bằng
Việc nộp thuế, nếu chỉ nhìn như nghĩa vụ pháp lý, dễ khiến ta thấy nặng nề. Nhưng nếu nhìn từ lăng kính Tin Mừng và giáo huấn xã hội, đó chính là một cách để ta thực hành công lý, yêu thương và liên đới xã hội trong đời thường.
Một xã hội công bằng không chỉ được xây bằng luật, mà còn bằng lương tâm. Và người Kitô hữu được mời gọi là ánh sáng giữa đời sống xã hội đầy thách đố ấy.
Một xã hội công bằng không chỉ được xây bằng luật, mà còn bằng lương tâm. Và người Kitô hữu được mời gọi là ánh sáng giữa đời sống xã hội đầy thách đố ấy.
Phải Làm Gì?
Việc chi tiêu công cộng sẽ thực sự phục vụ công ích khi người ta tuân thủ một số nguyên tắc căn bản sau đây: nộp thuế là một phần trong nghĩa vụ liên đới của mọi người; áp dụng các mức thuế cách công bằng và hợp lý; giữ sự chính xác và thanh liêm trong việc quản lý và phân phối các nguồn lợi chung. Khi phân phối lại các nguồn lợi, việc chi tiêu công cộng phải tuân thủ các nguyên tắc liên đới, công bằng và sử dụng các tài năng. Đồng thời cũng phải chú ý hơn tới các gia đình bằng cách dành một số nguồn lợi thích đáng cho mục tiêu này. (TLHTXHCG, 355)
Tài liệu tham khảo:
- Taxes must serve the common good, pope tells Italy's revenue agency
- Oeconomicae et pecuniariae quaestiones
- Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo
- Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội