Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh

5.00 star(s) 1 Vote
  • Chủ đề Author

Với thế giới Công giáo: thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy là cao điểm của Tuần Thánh. Ba Ngày Thánh này không chỉ để tưởng nhớ cuộc tử nan, an táng và sống lại của Chúa Giêsu-Kitô, tín hữu được mời gọi suy tư và sống theo mầu nhiệm Thánh thiêng cao cả này.​

Riêng Thứ Sáu Tuần Thánh, theo tôi, không chi dành cho người có đạo suy tư về ‘bóng tối sự chết và ánh sáng phục sinh’ mà còn dành hết cho mọi người khi nghĩ đến: những hành vi tiêu cực, điều tôi tệ xảy ra trong bóng tối; những hành vi tích cực, là lúc bạn giữ được bình tĩnh ‘đối phó’ với mọi việc diễn ra không như ý... dẫu biết rằng sẽ có giải pháp đang chờ bạn và điều này chỉ diễn ra trong ánh sáng’.​

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_cv1.jpg

CHÚA CHẾT (Thứ Sáu Thánh)​

Chúa Giesu bị đóng đinh trên thập tự giá rồi an táng trong mồ! Một sự im lặng tuyệt đối! Ngảy buồn nhất, nhiều tín hữu ở nhiều xứ đạo đội khăn tang, khóc than, tưởng nhớ nhưng tất cả chỉ là hình thức bên ngoài.

Chúa được an táng trong mồ. Xem ra, Chúa ‘hoàn toàn bất lực’ trước cái ác của loài người đã, đang sống trong bóng tối.

Lẽ thường của Ánh sáng và Bóng tối:

* Ai cũng thích: làm việc, đi đứng, chuyện trò… ‘minh bạch’ trong ánh sáng nhưng nhiều người sợ khi ai đấy đòi hỏi ‘sự minh bạch’ tuy vậy, mọi việc giải quyết giữa chốn thanh thiên bạch nhật dù ‘chẳng đặng đừng’, vất vả, gian nan, vẫn được xem là có giá trị.

* Người ta ghét hành vi, cử chỉ, chuyện trò bị xem là ‘không minh bạch’ diễn ra trong bóng tối, điều kỳ lạ là: ghét, sợ bóng tối nhưng vẫn ‘thích bàn chuyện’ trong bóng tối. Cửa ngục tù rộng mở đón những người đi’ trong bóng tối.

Bóng tối luôn gắn liền với sự dữ, cái ác. Đâu phải trời tối mới có bóng tối. Bóng tối phủ đầy trong cuộc sống, nó ‘luồn lách’, ‘lươn lẹo’ từng hành vi, cử chí, và từng mọi vấn đề có tính toán, có mưu toan, điều này thường thấy trong những mối giao hảo mang tầm quốc tế, quốc gia và cách ứng xư qua lại giữa người và người, đôi khi len lỏi vào trong lãnh vực ‘đức tin tôn giáo’.

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_cv2.jpg

CHÚA GIÊSU AN TÁNG TRONG MỒ​

Thứ Sáu Tuần Thánh được coi là một ngày buồn. Những sự kiện của Thứ Sáu Thánh khẳng định điều này: sự im lặng lớn, việc ăn chay, các nhà thờ không còn Mình Thánh Chúa, các cây thánh giá được che phủ.

Ngày này, Chúa Kitô, ánh sáng của thế gian, đã trải nghiệm bóng tối của ngôi mộ. Mọi thứ đều buồn. Nỗi buồn này nhắc chúng ta nhớ đến cuộc hành trình đau khổ của nhân loại, trong cuộc cuộc lữ hành trần thế, đôi khi thấy mình bị thống trị bởi nỗi đau khổ do tội lỗi gây ra.

Nỗi buồn của Thứ Sáu Thánh cũng nhắc nhở tín hữu và mỗi người chúng ta về trách nhiệm chung của chúng ta trong việc làm suy yếu kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, vốn ban đầu chỉ vạch ra cho con người : con đường sống.

Nấm mộ của người chết, hình ảnh đau thương tột cùng, nỗi sợ hãi cũng tột cùng của kiếp nhân sinh. Nhưng sự thinh lặng ở ‘nấm mồ’ của Chúa Giesu không đơn thuần là hình ảnh chết chóc, tang thương mà SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI CỦA NGÀI nói với nhân loại nhiều điều:

Bốc trần sự dối trá, tội lỗi của ‘bóng tối’

Biết bao nhiêu mưu toan xảo quyệt được phơi bày. Nhiều người lầm tưởng việc xảy ra trong bóng tối chăng ai biết được. Không biết vì không nghe và chẳng thấy. Thành ngữ Việt Nam nhắc nhở người thích bàn chuyện trong bóng tối “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” có nghĩa là làm những điều sai trái, những việc mờ ám, lén lút không muốn cho ai biết, không đúng với lương tâm.

Cho dù là người quỷ quyệt, thích dối trá lường gạt; cho dù là người ‘máu lạnh’ giết người không gươm không đao… con người vẫn bị lương tâm réo gọi hãy chọn điều lành tránh điều ác nhưng bóng tối của tội lỗi bao trùm, con người thích ra tay, đồng loả với cái ác !

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_1.jpg


Sự im lặng nấm mồ của Chúa, đòi hỏi chúng ta một sự lựa chon dứt khoát

Chúa tạo dựng con người có phẩm giá và được tự do lựa chọn: chấp nhận sự hiện hữu tuy vô hình nhưng có thật của Ngài. Rõ hơn, chấp nhận có niềm tin vào tôn giáo.

Nếu ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ mình đi và vác thập giá mình mà theo”. Chúa không ép chúng ta theo Ngài, Chúa không buộc chúng ta bỏ mình và vác thập giá. Ngài chỉ mời chúng ta và cho chúng ta tự do. Nếu chúng ta muốn theo thì hãy bỏ mình và vác thập giá, nếu không thì thôi.

Thế giới chúng ta đang sống ngày nay mang đến cho chúng ta vô số cảnh tượng để quan sát mỗi ngày. Cảnh bạo lực, bất công, gian ác, đau khổ vì đói khát và bệnh tật. Tất cả những sự kiện gây tổn hại đến sự yên bình xã hội và sự phát triển của con người nghe giống như hậu quả của việc từ chối Ánh sáng của Chúa.

Chúa Giesu là Ánh sáng đã đến thế gian để soi sáng tâm hồn con người, để con người có thể chọn sự sống. Vì từ chối Ánh sáng, vốn đã từng đẩy Adam và Eva vào câu chuyện buồn về tội lỗi nguyên thủy, tiếp tục thúc đẩy nhân loại chúng ta tưởng tượng về một cuộc sống hạnh phúc mà không cần đến Chúa. Và khát vọng sống không có Ánh sáng thiêng liêng này đã lên đến đỉnh điểm vào Thứ Sáu Tuần Thánh qua việc giết chết Con Thiên Chúa. Đó là sự thống trị của cái ác, sự thống trị của bóng tối trong trái tim con người, sự bất lực trong việc nhận biết và lựa chọn điều tốt. Thánh sử Luca, nhấn mạnh đến việc coi Chúa Kitô là ánh sáng của thế gian, đã đề cập đến bản năng của Mặt trời cho đến giờ thứ chín khi Người chết. Giống như ngôi sao sắp lặn, bóng tối bao trùm khắp trái đất. Nếu cái chết của Chúa Kitô tượng trưng cho sự thống trị của bóng tối, thì đó là vì mọi hành động của con người đánh dấu sự từ chối Chúa Kitô đều là một bước tiến tới thế giới bóng tối. Vì vậy, ngày này kêu gọi tất cả chúng ta hãy suy ngẫm về những hành động gây ra quá nhiều đau khổ cho các đức tính đáng lẽ phải soi sáng cho hành động của con người.

Tiếng cười ai oán trong đêm của người vợ khi phát hiện chồng ngoại tình. Tính toán chiếm đoat từng tấc đất của người nghèo của ‘tên’ troc phú. Sẳn sàng để ‘hạ thủ’ người không làm vừa lòng minh… Biết bao bất hạnh xảy ra từ trong nhà đến ngoài ngỏ, đến cộng đồng xã hội lớn, tất cả đều được ‘dàn xếp’ trong bóng tối.

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_2.jpg


Sự phản bội của Giuđa diễn ra khi chiều tối, Đức tin đau khổ

Theo các nhà truyền giáo, chính sự chiếm hữu của ma quỷ là nguyên nhân khiến Giuda phản bội Chúa; khi ông ta ăn miếng bánh, Satan nhập vào ông ta. Thánh Gioan nhấn mạnh vào một trong những thói xấu mà ông đã hình thành trong mình: trộm cắp. Mối quan tâm đến việc kiếm lợi dễ dàng này khiến ông ta thà chấp nhận số tiền khiêm tốn là ba mươi đồng xu còn hơn mạng sống của chủ mình. Các nhà chú giải Kinh Thánh nhấn mạnh đến sự thất vọng mà Giuda phải chịu đựng liên quan đến sứ mệnh của Chúa Giêsu. Trong khi chờ đợi một đấng cứu thế đến giải phóng Israel khỏi sự cai trị của La Mã, Chúa Giesu đã đến để rao giảng về sự tha thứ, và thậm chí là tình yêu thương dành cho kẻ thù. Chúng ta có thể nói rằng tất cả những cách giải thích này kết hợp lại với nhau và có thể được hiểu theo nghĩa là một cuộc khủng hoảng đức tin: một cuộc khủng hoảng đức tin dẫn đến việc thiếu lòng tin vào Chúa Giêsu; điều này tạo cho Satan cơ hội dễ dàng để khiến tâm trí của Giuda chống lại Chúa Giesu.

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_3.jpg

GIỜ THỐNG TRỊ CỦA BÓNG TỐI​

Không vô cớ mà có Tuần Thánh. Giáo hội đã không ‘vô cớ’ đề cập đến Nấm mồ của Chúa ở Thứ Sáu Thánh, Chúa Giesu là nhân vật có thật trong lịch sử con người, chính Ngài đã mặc khải SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI CÙA NẤM MỒ cho chúng ta trong (Ga 12:46) “Ta là sự sáng, đã đến thế gian, để bất cứ ai tin vào Ta thì không ở lại trong bóng tối .” Trong thông điệp Lumen Fidei của mình, được công bố vào năm 2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói như sau: “Việc khôi phục lại bản chất đặc biệt của ánh sáng đức tin là điều cấp thiết, bởi vì khi ngọn lửa của nó tắt, tất cả các ánh sáng khác đều mất đi sức mạnh của chúng. Trên thực tế, ánh sáng đức tin có một bản chất duy nhất, có khả năng chiếu sáng toàn bộ sự tồn tại của con người. Cuộc khủng hoảng đức tin là một hành động thực sự góp phần vào sự thống trị của bóng tối trong thế giới của chúng ta. Phải nói rằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô vẫn tiếp diễn trước những hành động vô tín khiến chúng ta nghi ngờ sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của chúng ta, tình yêu của Người dành cho chúng ta và ý muốn cứu rỗi chúng ta của Người. Và thế giới hôm nay, một cách nào đó như đang ‘khuyến khích’ con người chối bỏ tôn giáo, chối bò sự hiện hữu của Chúa, tất cả chỉ là bánh vẽ ảo tưởng về hạnh phúc trần thế.

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_4.jpg

HY VỌNG ĐỂ KHÔNG PHẢI THẤT VỌNG​

Chìm đắm trong bóng tối của sự chết, sự tội, khiến nhiều người thất vọng, họ muốn tìm cái chết để giải thoát và không ‘dễ dàng gì’ nhà tù, ngục tù luôn rộng mở chò đón.

Cuộc tử nạn của chúa Giesu khơi dậy niềm hy vọng.

Tin mừng thuật lại nhiều hình ảnh của hy vọng: lời nói của viên đại đội trưởng La mã, kẻ trộm lành được tha thứ, lời trăn trối của Chúa Giesu cho mẹ của Ngài và cho ‘môn đệ’ ngài yêu. Ở đây, xin nói đến viên đại đội trường La Mã là người ngoại đạo:

Viên đại đội trưởng La Mã, niềm hy vọng vào Ánh sáng.

Một viên đội trưởng là sĩ quan La Mã chỉ huy một trăm binh lính. Chỉ có Mát-thêu nhấn mạnh vai trò của ông là một trong những người lính canh gác Chúa Giesu bị đóng đinh (Mt 27:54). Ông đã chứng kiến cái chết của Chúa Giêsu và đã thốt lên: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (Lc 23:47; Mc 15:39). Lời nói của ông là lời tuyên xưng về bản chất thiêng liêng của Chúa Giêsu, được phát ra từ miệng một người ngoại giáo!

Từ bóng tối bao phủ Trái Đất, ánh sáng đức tin sẽ không bao giờ tắt và mãi mãi đã bùng lên.

Chúa Giêsu thực sự là Con Thiên Chúa, đến để phục hồi sự sống cho con người có dức tin, có tìn ngưỡng !!!

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_5.jpg

CHÚA CHẾT VÀ CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI - LỄ PHỤC SINH​

Từ Phục sinh, bắt nguồn từ tiếng Do Thái Pesach, có nghĩa là sự đi qua. Lễ Phục sinh là sự chuyển tiếp từ cảnh nô lệ sang tự do, là sự chuyển tiếp từ cái chết sang cuộc sống mới, là chuyển tiếp từ bóng tối sang ánh sáng. Sự xuất hiện vinh quang của Chúa Giesu-Kitô từ ngôi mộ là sự khởi đầu cho toàn thể nhân loại một cuộc sống mới, không còn là cuộc sống đến trực tiếp với chúng ta từ Ađam nữa. Đức Giesu Kitô chính là Ađam thứ hai, Đấng đã phá tan sự chết và làm cho sự sống tỏa sáng, thanh tẩy nó khỏi tội lỗi. Thánh Phaolô đưa ra sự so sánh này để chỉ ra rằng nhân loại có được sự sống mới với Chúa Kitô. “Cũng như tội lỗi của một người đã khiến mọi người bị kết án, thì sự công chính của một người cũng khiến sự công chính được sống lại.” (Rô-ma 5:18).

Chúa là Đường, là Ánh sáng, là Sự sống – Ai muốn theo Ngài để được hạnh phúc thì phải bỏ mình vác thập giá. Vác thập giá của mình, chết để được sống: đây là con đường sống mà Ngài chỉ lối cho chúng ta. Nhưng vác thập giá của mình có nghĩa là gì? Trước hết, chúng ta thừa nhận rằng thập giá không bao giờ là đối tượng của thú vui, càng không phải là thực tại hấp dẫn đối với bất kỳ ai. Chúa Giêsu cũng không đi tìm thập giá, nhưng Người đã tự mình vác lấy, vâng theo ý muốn của Chúa Cha. Vì vậy, phải kiềm chế ý chí và sự tự do của mình nếu muốn đi theo con đường sống này. Việc mang thập giá của mình theo bước chân Chúa Kitô chính là chết đi chính mình.

Ánh sáng Phục Sinh cũng là niềm an ủi và cứu rỗi cho thế giới đau khổ. Con đường Thập giá của Chúa đã trở thành ánh sáng giúp mọi thử thách của con người trở nên có ý nghĩa. Đối với tất cả những ai nản lòng vì cuộc sống thử thách, Chúa Giesu Kitô trả lời rằng đau khổ không bao giờ là dấu hiệu của sự bỏ rơi của Thiên Chúa. Không có sự phục sinh nào mà không có thập giá, và tất cả thập giá của chúng ta giờ đây có thể hướng tới sự phục sinh. Theo thánh Gioan Vianey Cha xứ Ars, “người ta chỉ nên yêu khi người ta đau khổ, và đau khổ trong khi yêu” nghĩa là luôn có hy vọng thắp sáng hy vọng trong trái tim đau khổ của chúng ta.

phailamgi_Từ bóng tối sự chết đến ánh sáng Phục Sinh_6.jpg

KẾT LUẬN

Thứ Sáu Tuần Thánh được coi là một ngày buồn. Mọi thứ đều buồn. Nỗi buồn này nhắc chúng ta nhớ đến cuộc hành trình đau khổ của nhân loại, tấm niệm BÓNG TỐI & ÁNH SÁNG luôn có bên cạnh cuộc lữ hành trần thế, đôi khi thấy mình bị Bóng tối thống trị bởi nỗi đau khổ do tội lỗi gây ra.

Nỗi buồn của Thứ Sáu Thánh không dừng lại ở nấm mồ chết chóc nhưng khơi dậy niềm hy vọng. Niềm hy vọng về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, của tình yêu trước lòng hận thù, của sự thật trước bất công. Nhưng đừng quên rằng cuộc lữ hành trấn thế của chúng ta còn có Mẹ Maria, Mẹ Sầu Bi, Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, đó là ý nghĩa của TÂM TÌNH Năm Thánh 2025: HY VỌNG ĐỂ KHÔNG PHÃI THẤT VỌNG.​

 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên