Từ Nghị định mới của Chính phủ về hội: Tìm hiểu về quyền lập hội theo Giáo huấn Xã hội Công giáo

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
333

Quyền lập hội là quyền cơ bản, gắn liền với quyền tham gia xã hội của người dân, và luôn đi cùng năm tháng với sự phát triển của nhân loại.


phailamgi_Tìm hiểu về quyền lập hội theo Giáo huấn Xã hội_cv1.jpg

Người dân Hà Nội xuống đường bảo vệ cây xanh

Nghị định mới của Chính phủ về hội

Tại Việt Nam, kể từ Sắc lệnh về quyền lập hội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ấn ký ngày 20/5/1957, cho tới nay, chính quyền Việt Nam tiếp tục nợ người dân một Bộ luật về Hội.

Không những thế, để đưa vào quản lý các hội, nhóm, ngày 8/10/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, sẽ có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, nhằm thay thế cho Nghị Định số 45/2010/NĐ-CP về hội, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ấn ký.

Theo các chuyên gia luật, so với Sắc lệnh số 102 – SL/L – 004, năm 1957, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ấn ký và Nghị Định số 45/2010/NĐ-CP, thì Nghị định mới này là một bước thụt lùi, mang nặng tư duy quản lý của nhà nước, khi đưa ra hàng loạt các điều khoản kìm hãm sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự. Qua đó Nhà nước có thể “nắm” được tất cả các tổ chức hội, bất luận to nhỏ, ở tầm quốc gia như các “Liên Hiệp Hội” đến các câu lạc bộ đồng hương sinh viên ở trong trường đại học.

Chẳng hạn, tại khoản 4, điều 4 , qui định: "các hội sinh viên hoạt động ở trường Đại học, cao đẳng cũng buộc phải đăng ký và được coi như một hội hoạt động cấp xã."

Và còn nhiều điều bất cập khác nữa…

phailamgi_Tìm hiểu về quyền lập hội theo Giáo huấn Xã hội_cv2.jpg
Đại diện Doanh nhân Công giáo các Giáo phận họp mặt ngày 9/12/2023 tại Bình Dương. Ảnh: Doanh nhân Công giáo

Giáo Huấn xã hội về quyền lập Hội

Ở đây, trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ muốn làm rõ Giáo huấn xã hội của Giáo hội nói gì về quyền lập hội của mọi công dân.

Trước hết, theo Giáo huấn Xã hội Công giáo, quyền lập đảng, lập hội đi liền với quyền tham gia của mọi công dân trong xã hội và quyền tham gia của mỗi công dân phải được pháp luật bảo hộ để mang lại sự công bằng xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết cho một xã hội dân chủ. Vì thế, khi một chính thể qui định trong Hiến pháp rằng chỉ có đảng cầm quyền là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, thì chính thể đó đã ngang nhiên, không chỉ vi phạm nguyên tắc tham gia mà còn vi phạm nhân quyền cách trắng trợn. (Docat, # 99)

Thứ hai, cần phải hiểu, sự tham gia ở đây không chỉ gói gọn trong quyền bỏ phiếu bầu cử, nhưng vượt trên quyền bầu cử, là tham gia càng nhiều càng tốt vào các lãnh vực khác nhau của xã hội, như: chính trị, kinh tế, văn hóa… Sự tham gia này không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn phải tạo điều kiện cho người khác tham gia với mình qua việc thành lập các đảng phái chính trị, các hiệp hội, các nhóm bảo vệ môi trường, các đoàn thể tôn giáo...

Về phía nhà nước, thay vì ngăn chặn việc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị, các hiệp hội, nhà nước nên củng cố và bảo vệ các tổ chức đó bằng luật pháp và bằng chính sách thuế. (Docat, # 183)

Cuối cùng, Giáo hội phê bình gay gắt những thể chế độc tài nhìn bất kỳ sự tham gia nào của công dân cũng chỉ như một mối đe dọa, bởi vì, việc loại trừ các cá nhân ra ngoài là hành vi phủ nhận phẩm giá của họ, và do đó, vi phạm mệnh lệnh phải tôn trọng con người. (Docat, # 99)

phailamgi_Tìm hiểu về quyền lập hội theo Giáo huấn Xã hội_1.jpg
Hội kiến trúc Công giáo trong một lần gặp mặt. Ảnh: Doanh Nhân Công giáo

Tóm lại

Quyền lập đảng, lập hội là quyền cơ bản của mọi công dân mà nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ bằng hành lang pháp lý. Ngăn chặn công dân lập hội là hành vi vi hiến cần phải bị lên án.​

Phải làm gì?​

Docat 183: Vai trò của các nhóm, hội, tổ chức, và đoàn thể là gì?

Có những tổ chức phi lợi nhuận, được các cá nhân thành lập và điều hành, theo đuổi những mục tiêu là các mối quan tâm chung: các câu lạc bộ thể thao, các hiệp hội đồng hương, các nhóm bảo vệ môi trường, các đoàn thể tôn giáo, v.v.. Đó là những hình thức hoạt động hợp tác đâm rễ trong lòng xã hội dân sự. Những tổ chức đó tạo nên sự liên đới và rất quan trọng cho xã hội. Nhà nước nên củng cố và bảo vệ các tổ chức đó bằng luật pháp và các chính sách thuế.​
 

Đức Giáo hoàng Giáo hội Công giáo - Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên