- Chủ đề Author
- #1
Thế kỷ XXI - thời đại của điện thoại thông minh, mạng xã hội và vô số phát minh nghe thật “ngầu”, nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ cho người trẻ hôm nay trên hành trình “đức tin.” Có lẽ ngày nay, khó khăn lớn nhất với người trẻ không phải là tìm hiểu giáo lý, vì chỉ vài cú chạm trên điện thoại là có thể truy cập vào kho tài liệu đủ để nghiên cứu tới trình độ "tiến sĩ thần học, giáo lý .." , mà thách thức là “đứng vững” trong đức tin. Bởi, trong một thế giới mà mọi thứ đều có thể được “like” hay “comment,” hay "share" thì đức tin có phần đang lại lặng lẽ như...chế độ ẩn danh vậy.
Ảnh: giaoxutanviet.com
Thực tế , không ít bạn trẻ vẫn giữ đức tin, và giữ chắc là đằng khác! Các bạn ấy không chỉ đến nhà thờ vào Chủ nhật, mà còn sẵn lòng giúp đỡ người nghèo, ăn chay, làm từ thiện bác ái. Thậm chí, một số bạn còn tích cực tham gia vào các nhóm sinh viên Công giáo, ca đoàn, các hội đoàn để giữ lửa đức tin trong môi trường mình đang sống. Thế nhưng, những người như vậy dù nhiều nhưng không quá khi các bạn vẫn được liệt vào "danh sách hiếm".
Ngược lại, một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách tiếp cận rất "chill" với đức tin. Đi lễ là vì “mẹ bắt” hoặc “cho yên chuyện”. Chuyện đọc kinh sớm tối ngày thường không để tâm vì “còn bao việc khác vui hơn.” Chưa kể, nhiều bạn còn phát minh ra “kiểu dự lễ ôm”: đi lễ nhưng đứng ngoài, hoặc ngồi trên xe máy trò chuyện vui vẻ với “partner” thay vì thực sự tham gia Thánh lễ. Kết quả là Lễ xong thì nhớ hết bạn bè nói gì, nhưng cha giảng gì, Lời Chúa dạy gì, lại… chẳng nhớ nổi.
Ngược lại, một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách tiếp cận rất "chill" với đức tin. Đi lễ là vì “mẹ bắt” hoặc “cho yên chuyện”. Chuyện đọc kinh sớm tối ngày thường không để tâm vì “còn bao việc khác vui hơn.” Chưa kể, nhiều bạn còn phát minh ra “kiểu dự lễ ôm”: đi lễ nhưng đứng ngoài, hoặc ngồi trên xe máy trò chuyện vui vẻ với “partner” thay vì thực sự tham gia Thánh lễ. Kết quả là Lễ xong thì nhớ hết bạn bè nói gì, nhưng cha giảng gì, Lời Chúa dạy gì, lại… chẳng nhớ nổi.
Ảnh: DGvDT
Tại sao người trẻ dễ "buông" đức tin? Trước hết, vì ảnh hưởng của một thời đại mà chủ nghĩa tự do và hưởng thụ lên ngôi. Đức tin, cầu nguyện, Thánh lễ trở nên “xa xỉ,” trong khi hưởng thụ vật chất thì đầy hấp dẫn. Ở xa gia đình, không ai nhắc nhở, việc đi lễ cũng trở thành một “lựa chọn” phụ. Mà nhà thờ thì wifi chậm, nhiều nơi khung cảnh không cổ kính lãng mạn, nên cũng khó mà “check-in”.
Gia đình cũng không thiếu vai trò ở đây. Khi bố mẹ mải lo công việc, bỏ qua các buổi cầu nguyện chung, con cái dần mất đi truyền thống cầu nguyện và sự gắn bó với nhà thờ. Đến khi lớn lên, một số bạn chọn việc học, việc làm, còn “gửi lại” chuyện giáo lý cho... tương lai.
Các Giáo xứ cũng tồn tại những vấn đề nhất định, không phải giáo xứ nào cũng có chương trình hấp dẫn hay tổ chức tốt để giữ chân giới trẻ. Một số bạn chia sẻ rằng vào nhà thờ thấy bầu không khí có phần “kín cổng cao tường”, khiến người trẻ cảm thấy lạc lõng. Và thay vì đến gặp Chúa, nhiều bạn chọn cách “rẽ ngang” ra quán trà sữa hay rạp phim vì không khí gần gũi hơn.
Để giải quyết những thách thức đặt ra bên trên, ngày nay người trẻ cần nên học cách cân bằng - cân bằng giữa những gì đức tin dạy và sự mới mẻ của thời đại. Tự hỏi rằng: ngoài check-in ngoài đời sống thế tục, liệu mình đã “check-in” với Chúa qua lời cầu nguyện, gặp gỡ Chúa qua thánh lễ chưa? Ngoài giữ những kết nối online, liệu mình có giữ kết nối với đức tin? Các giáo xứ, gia đình và cộng đồng cũng cần tích cực làm mới không khí đức tin, tạo cơ hội để người trẻ thấy được, hiểu được và sống đức tin một cách thiết thực, vui tươi, đúng chất... giới trẻ.
Rốt cuộc, hành trình đức tin thời đại nào cũng đối diện với nhiều thử thách, nhưng người trẻ hôm nay hoàn toàn có thể sống đạo, theo cách rất riêng và không kém phần thời thượng. Bởi dù thời đại nào, điều quý giá nhất vẫn là có một đức tin vững vàng, vượt trên cả sóng WiFi hay sóng 5G.