Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
27

Biết nghe và biết nói cũng là cách ‘thu phục lòng người - đắc nhân tâm’​


phailamgi_Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc đêm tối…_cv1.jpg


Sống, luôn có sự tương quan bởi vì, sống có nghĩa là: sống cùng, sống chung, sống với người thân thuộc, bạn bè, bà con lối xóm hay với bất cứ cộng đoàn xã hội đời hoặc đạo.

Ai cũng mong cuộc sống của mình có nhiều kẻ mến, người thương và đó là hạnh phúc.

Muốn có hạnh phúc thì đừng ‘nằm chờ sung rụng’, chúng ta phải lam lũ, phải cố gắng. Tôi thích dòng chữ ‘nỗ lực rồi cậy trông’ ở loại sách Học làm người của Nxb Phan Tấn Tươi trước 1975. Các bìa sách luôn có hình vẽ : người nông dân cầm cuốc, cuốc đất…và dòng chữ nói đây bao quanh hình vẽ, ý muốn nói: cứ phải vất và lao động rồi mới có cơm ăn ...

phailamgi_Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc đêm tối…_1.jpg


Trước khi vào chuyện NÓI & NGHE, chúng tôi thấy cần nhấn mạn: biết nghe (học cách lắng nghe). Kỹ năng ‘lắng nghe’ đã không được dạy ở nhà ở trường. Tuy nhiên, ‘lắng nghe’ hoàn toàn cần thiết trong các mối quan hệ giữa con người với nhau.​
  • Lắng nghe là một nghệ thuật : thông thường, ai cũng thích nói, để: giải thích ý kiến, chứng tò sự hiểu biết, đề xuất một giải pháp, mong được sự đồng cảm… Nói là một nhu cầu tâm lý của con người nhưng Nghe lắm lúc quan trọng hơn. Nghe là một nghệ thuật. Thuật ‘lắng nghe’ đòi hỏi sựim lặng, lúc đó, đừng đưa ra lời khuyên, đừng nói chuyện. Chỉ cần lắng nghe với sự chú ý và lòng tốt.​
  • Lắng nghe là một món quà thực sự mà chúng ta dành tặng cho người khác. Bạn cảm thấy hanh phúc khi biết nghe, chăm chú lắng nghe ‘nỗi lòng’ của ai đó hay ý kiến của ai đó. Người đang đối diện rất thích thú khi ‘tôi đang nói, bạn chăm chú lắng nghe. Hai con tim hoà điệu !​
Để lắng nghe tốt, bạn phải bình yên với cảm xúc của chính mình có nghĩa là “có đủ sự bình an nội tâm để lắng nghe, để ‘kiên nhẫn’ chăm chú lắng nghe, chưa vội bày tỏ ý kiến.

phailamgi_Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc đêm tối…_2.jpg


Thông thường, chúng ta dễ rơi vào cạm dỗ tìm kiếm giải pháp hơn bao giờ hết. Có lẽ vì chúng ta không thể chịu nổi khi nhìn ai đó đang phải chịu đau khổ. Chúng ta chuyển ngay sang “chế độ giải pháp”, chúng ta lầm tưởng đang giúp đỡ họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu để mặc cho nó cám dỗ?

Ngày đó, khi giới thiệu cho đôi nhà giáo đến gặp gỡ một linh mục dòng, nhờ ngài góp ý & an ủi họ đang sống trong cảnh ‘cơm chẳng lành – canh chẳng ngọt’. Vị linh mục nhận lời và anh chị đã tiếp xúc với ngài suốt cả buổi sáng. Họ ra về và họ mong được gặp ngài lần nữa. Tôi hỏi, ‘Lm đã khuyên anh chị điều gì?’ Anh Chị cười: “Ngài im lặng, chăm chú lắng nghe và khuyến khích mỗi chúng tôi nói những uẩn khúc của mình. Ông không nói nhiều, ông im lặng lắng nghe. Trước khi ra về, ông vắn gọn: hãy là chồng là vợ ‘ôm chặt lấy nhau mà sống và đừng để người thứ ba len lỏi vào!’

Biết lắng nghe, nhiều lúc, quý hơn lời nói hùng biện. Bởi vì đó là nhu cầu tâm lý cần thiết khi chúng ta đang khát! Tại sao bạn không xử dụng ‘chiếc gậy thần kỳ' này trong mối tương quan giữa hai người, nơi gia đình và cộng đồng xã hội? Chỉ có người cầm gậy mới có quyền phát biểu. Nếu những người khác muốn nói, họ đợi cho đến khi có cây gậy!

Trở lại câu chuyện BIẾT NÓI & BIẾT NGHE: cũng là cách để ‘thu phục lòng người - đắc nhân tâm!’ chúng ta sẽ vận dụng NÓI & NGHE như thế nào để đem lại hiệu quả? Từ thao thức này, chúng tôi gởi đến bạn phần trích ‘Nghệ thuật’ NÓI & NGHE của tác giả Lm Px. Nguyễn Hữu Tấn (1925-2020) trong cuốn sách Giáo dục NHÂN BẢN.

phailamgi_Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc đêm tối…_3.jpg

1. Biết nghe

“Trời ban cho ta có hai cái tai và một cái lưỡi, muốn nói: Nói ít - Nghe nhiều” (Chiavarino)
Có người thích nói, nói lung tung, “nói dai như đỉa đói”, đó là cách dẫn tới ác cảm mau thành công nhất! Còn nghệ thuật Nói, chính là Biết Nghe. Nghe không chỉ bằng đôi tai, mà còn nghe bằng mắt, bằng miệng, bằng nét mặt và toàn thân nữa. Đó chính là bí quyết “gây thiện cảm”.​
  • Nghe bằng đôi tai: Dĩ nhiên, lời nói được nhận biết qua đôi tai. Nghe bằng tai những thông tin, đôi khi có những lời chỉ trích, nói xấu, phán đoán bừa bãi, tục tĩu… Hãy cười cười rồi bỏ qua, xem như “nước đổ đầu vịt”, và gợi ý chuyển sang chuyện khác bổ ích hơn.​
  • Nghe bằng mắt: Khi tiếp chuyện với ai, hãy nhìn vào mắt họ. Họ muốn bạn hiểu hết ý họ, nên bạn hãy dồn tâm lực vào họ là cách nghe bằng mắt.​
  • Nghe bằng nét mặt: Đừng để “mặt chai như đá” nhưng nên thay đổi theo tình tiết câu chuyện để tỏ ra thông cảm với họ.​
  • Nghe bằng điệu bộ: Qua việc gật đầu đồng ý; chống tay nhăn trán tỏ vẻ suy tư; hoặc tươi nở nụ cười với niềm vui mà họ kể. Nghe bằng miệng khi lên tiếng nói: “Vâng, dạ phải đó, thật à! …” tuỳ theo ý nghĩa câu chuyện.​
  • Nghe với tinh thần học hỏi: Khi tiếp chuyện với ai, ta nên rút ra bài học “hay – dở”. Trên đời, ai lại không có hay – dở. Hãy loại bỏ điều tiêu cực để thu nhận điều tích cực và tích luỹ thành kinh nghiệm sống.​
phailamgi_Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc đêm tối…_5.jpg

2. Biết nói

  • Thận trọng: Nếu họ muốn ta chia sẻ, góp ý, ta hãy thận trọng suy nghĩ và nhận định, trước tiên về mặt tích cực điều họ đã nói và cần dè dặt mặt tiêu cực. Hãy thận trọng góp ý bằng cách nói khiêm tốn và nghiêm túc, nhất là sự bày tỏ sự cảm thông chân thành đối với họ.​
  • Nghiêm túc và khiêm tốn: Đừng nói những lời những chuyện thiếu thanh nhã, lời hai ý, nhất là về vấn đề phái tính, lời nói bộc lộ nội tâm của bạn, vì “lòng đầy miệng mới nói ra”. Nói khiêm tốn và không nên nói về mình nhiều quá, lúc nào cũng phô trương “cái tôi” thế này thế nọ nhưng nên nhìn nhận “tôi còn thiếu sót…”​
  • Bác ái: Nói để xây dựng tình đoàn kết, yêu thương và giúp nhau thăng tiến hơn. Tránh những lời chua cay, châm biếm, mỉa mai, nói hành nói xấu. Nên nhớ: “ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình” khi nói xấu ai về một vấn đề gì, đó là ta đã có khuynh hướng xấu đó rồi! Còn nói tốt về một người, đó là cách giúp ta muốn sống tốt, muốn khích lệ người đó tốt hơn, mà cũng là cách người khác đánh giá ta tốt về mặt đó.​
Hẳn nhiên: thái độ Nghe & Nói của bạn phải phát xuất bằng con tim yêu thương. Lúc đó, cả hai ‘cùng nhìn về một hướng’ (yêu không phải là nhìn nhau mà nhìn về cùng một hướng) Còn nếu bạn giả vờ Nghe & Nói sẽ mất giờ, uổng công, vô ích!

Bạn có đồng cảm với những chia sẻ NGHE – NÓI này không? Nếu có, xin hãy phổ biến rộng rãi.​

  • Ảnh trong bài: Canva

Phải làm gì?​

Tông huấn Niềm vui yêu thương - ĐGH Phanxicô số 137: Đối thoại

Hãy dành thời gian, khoảng thời gian chất lượng để lắng nghe một cách kiên nhẫn và chú ý, cho tới khi người kia diễn tả hết mọi điều mà người ấy cần nói. Điều này đòi hỏi ta phải khổ chế bản thân để không lên tiếng khi chưa phải lúc. Thay vì đưa ra một ý kiến hay một lời khuyên, chúng ta cần bảo đảm rằng mình đã nghe mọi điều người kia muốn trình bày. Điều này bao hàm việc giữ thinh lặng nội tâm để lắng nghe người khác mà không bị tác động do tâm tưởng: đừng hấp tấp, hãy đặt qua một bên tất cả các nhu cầu và lo toan cấp thời riêng của bạn, và hãy dành chỗ để lắng nghe. Rất nhiều khi người bạn đời không cần một giải pháp cho vấn đề của người ấy, mà chỉ cần được lắng nghe. Người ấy cần cảm nhận rằng có người hiểu nỗi đau của mình, hiểu sự chán nản, nỗi sợ, cơn giận, những hi vọng và những ước mơ của mình.​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên