Các Kitô hữu kiến tạo hòa bình bằng cách nào?

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
8/4/24
Bài viết
148

Xung đột - chiến tranh và những mẫu thuẫn âm ỉ giữa các quốc gia trên thế giới chưa khi nào ngừng lại và có dấu hiệu ngày càng tồi tệ hơn khi các cuộc chiến vẫn kéo dài và lan rộng có nguy cơ lấy đi sinh mang của hàng triệu người dân. Xem những hình ảnh tin tức về các cuộc chiến trên các phương tiện thông tin truyền thông, hẳn mỗi chúng ta đều tự hỏi, làm gì và làm cách nào để những cuộc xung đột ấy ngừng lại để kiến tạo hòa bình cho mỗi vùng đất ấy?


2.jpg
Ảnh: Canva
Theo Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo thì "Hòa bình không bắt đầu trong các chiến hào hoặc quanh bàn hiệp ước". Quả vậy, với hiện tình hiện nay, nhận định trên của Giáo hội cho thấy việc kiến tạo hòa bình quan trọng như thế nào? "Hòa bình không phải là vắng bóng chiến tranh" hay "sự cân bằng ổn định giữa các thế lực thù địch" theo Giáo hội Công giáo "Hòa bình là hạnh phúc trong trật tự tốt đẹp của Thiên Chúa". (x Docat #275)

Và do đó, việc kiến tạo Hòa bình theo Giáo hội phải là "bắt đầu trong tâm hồn mỗi cá nhân con người", "người Kitô hữu tìm thấy bình an trong bản thân và với chính mình qua việc cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa", với các Kitô hữu, Giáo hội cũng nhấn mạnh vai trò của các "bí tích Hòa giải", đó là bí tích thực sự bình an. (x Docat #275)

1.jpg
Ảnh: Canva

Giáo hội cũng nhắc nhở các Kitô hữu "bước đi trước để gặp người lân cận trong tình bác ái đích thực". Để có Hòa bình đích thực, Giáo hội nhấn mạnh "không có phương pháp nào hiệu quả hơn là sẵn sàng tha thứ và hòa giải". (x Docat #275)

Điều quan trọng cần nhớ là việc kiến tạo hòa bình là một hành trình lâu dài và khó khăn. Sẽ luôn có những thách thức và trở ngại, nhưng các Kitô hữu tin rằng hòa bình là có thể đạt được thông qua tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự tha thứ của Chúa Giêsu Kitô.​

Phải làm gì?
Docat 274: "Các Kitô hữu kiến tạo hoà bình bằng cách nào?

Hoà bình không bắt đầu trong các chiến hào hoặc quanh bàn hiệp ước. Hoà bình đến từ trên cao lại luôn luôn bắt đầu trong tâm hồn của một cá nhân con người; từ nơi đó hoà bình lan rộng. Người Kitô hữu tìm thấy bình an trong bản thân và với chính mình qua việc cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Các bí tích cũng quan trọng, đặc biệt bí tích Hoà Giải, là bí tích thật sự của bình an. Ta còn đạt được bình an nội tâm khi ta đi bước trước để gặp người lân cận trong tình bác ái đích thực. Để có thể sống với nhau trong hoà bình, các Kitô hữu biết không có phương pháp nào hiệu quả hơn là luôn sẵn sàng tha thứ và hoà giải. “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (Lc 6,29). Bình an của bạn sẽ toả sáng: trong gia đình, trong vòng bè bạn, và trong toàn thể xã hội."​
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

6:403,241 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên