Căn Nguyên Của Sự Tha Hóa Đạo Đức Trong Xã Hội

5.00 star(s) 2 Votes
Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
36

Các biểu hiệu tiêu cực trong đời sống xã hội hôm nay cho thấy sự tha hóa ngày càng lan rộng, thể hiện qua các mức độ. Thật khó để ngăn chặn “dòng thác” tha hóa này, nói gì đến việc khôi phục lại những giá trị truyền thống. Vì nó đã trở thành nếp nghĩ, nếp sống và sự chọn lựa của người ta, cho nên biết thì biết thế, mà nói thì cũng vậy, chẳng thay đổi được gì.​

Biết rằng ở đâu cũng thế, luôn có người tốt và kẻ xấu. Nhưng khi cái xấu trở thành phổ biến, không còn là vấn đề nữa, thì xã hội đó có vấn đề. Người ta chọn cho mình thái độ tha hóa về đạo đức, để mặc cho cả dân tộc này xuống hố cả nút.​

phailamgi_Căn Nguyên Của Sự Tha Hóa Đạo Đức Trong Xã Hội_cv1.jpg

Ảnh: Kênh 14

Khi chủ nghĩa vật chất lên ngôi, các giá trị tinh thần dần băng hoại​

Cuộc sống ngày nay không còn chỗ cho những lí tưởng cao cả, trân trọng những mối tương quan thân thiết, ngưỡng mộ những hy sinh âm thầm, mà thay vào đó là trào lưu thực dụng, hưởng thụ và ích kỷ, đã khiến người ta chọn im lặng dù có cảm thấy bức xúc trước những vấn nạn xung quanh mình, để đổi lấy hai chữ bình yên. Tha hóa là thế.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tư cách đạo đức của một người, quyết định sự thiện - ác bên trong họ. Khi cái ác lên ngôi, lương tâm bị giẫm nát. Dù bạn không làm điều gì tồi tệ, gian ác, nhưng khi tiếng kêu gào thống khổ của những nạn nhân của những bất công và cái xấu trở nên lạc lõng, mà bạn vẫn bàng quan, câm lặng, Bạn đã bị tha hóa rồi đấy. Thế giới chịu nhiều đau khổ không chỉ do sự tàn bạo của những kẻ xấu, mà còn do sự im lặng của những người tốt. Im lặng như thế có phải là vì lương tâm đã chết?

phailamgi_Căn Nguyên Của Sự Tha Hóa Đạo Đức Trong Xã Hội_cv2.jpg
Ảnh: Kênh 14

Tiếng nói của Lương tâm – sự răn đe của luật Nhân quả​

Định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, lương tâm là yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức để tự điều chỉnh mọi hành vi của mình. Kitô giáo thì xem lương tâm là "nơi con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ" (GS 16). Tiếng nói của lương tâm âm vang trong tâm hồn của con người, kêu gọi họ phải yêu mến, thi hành điều thiện và tránh điều ác, theo lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn (GLCG, số1776).

Luật pháp Mỹ quy định khi nói trước tòa, người ta phải đặt tay lên Kinh Thánh và thề sẽ nói sự thật, vì không điều gì che giấu được Chúa, nếu người ta tin là Chúa có thật. Với những tín hữu, dù họ làm gì ở đâu, Chúa cũng biết và ghi nhận, sẽ phán xét và thưởng phạt công minh. Không một luật nào có thể giám sát người ta chặt chẽ hơn thế.

Đạo Phật cũng vậy, nhân nào quả nấy, tạo nghiệp sẽ bị nghiệp quật, rồi niết bàn, địa ngục. Vẫn còn biết vì số phận ở tương lai mà người ta thấy cần phải giữ gìn cách ăn ở khi sống ờ gian trần, tránh xa những điều ác, làm lành để phúc lại cho con cháu. Sự răn đe này lớn hơn và hiệu quả hơn, trên cả luật pháp.

phailamgi_Căn Nguyên Của Sự Tha Hóa Đạo Đức Trong Xã Hội_1.jpg
Ảnh: krishijagran.com
Xã hội hôm nay xuống cấp về mặt đạo đức, nhiều người chỉ lo vơ vét nhiều vật chất cho mình và cho con cháu, bất chấp cả liêm chính và đức công bằng; họ bất cần tương lai, chẳng còn biết sợ tội, hay sợ bất cứ thế lực tâm linh nào, nếu còn sót lại một chút tín ngưỡng, họ chỉ tìm cách “rửa tội” cho những hành vi gian ác và hợp thức hóa những của cải vật chất chiếm đoạt được. Đó mới là nguồn gốc căn bệnh tha hóa toàn diện của xã hội. Nó là con ruột của thứ chủ nghĩa vô thần, của thứ quan niệm “chết là hết”.

Ai rồi cũng chết. Nhưng nếu họ biết, dù chỉ một điều đơn giản “sống để phúc cho con” cũng giúp cho nhiều người sống nề nếp chừng mực, có ý thức, trách nhiệm với cá nhân và tha nhân, tránh những cám dỗ, sống buông thả, gây thù hận... Điều đó dẫn đến sự ổn định cho xã hội.

Đạo đức chính là bàn cân sức khỏe cho xã hội: “có đức mặc sức mà ăn”. Nếu mất niềm tin vào tương lai, hậu vận, người ta sẵn sàng sống gian ác và đối xử với nhau như không bao giờ gặp lại. Như vậy có thể nói, chính lối suy nghĩ duy vật rất hạ đẳng “chết là hết” là điểm khởi phát cho mọi sự tha hóa, từ đó phát sinh mọi điều bất ổn trong xã hội.
 

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Khảm: "Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên