- Chủ đề Author
- #1
Những nỗ lực bao năm qua
Thổi bừng lên ngọn lửa mà Đức Giêsu đã ném vào thế gian (Lc 12,49) là điều cần kíp cho Giáo hội ngày nay. Như bao người trẻ vẫn nói, hoặc đang sống với chọn lựa của mình rằng, họ chán những thứ cũ kỹ thành nếp trong đời sống Giáo hội, đang khi thế giới luôn đổi thay với nhiều sắc màu hấp dẫn; họ không còn thích nghe những bài giáo lý và hờ hững với các giáo điều, vì cảm thấy khô khan, nhạt nhẽo, chẳng ích gì cho đời sống; đạo mà họ theo, không phải phương thế giúp họ đạt đến cứu cánh cuộc đời, mà là thứ đạo vỗ về những sở thích, tạo nên những trào lưu cuồng nhiệt như “xã hội ngoài kia”, hoặc sẽ du nhập những kiểu cách cuồng nhiệt “ngoài kia” vào trong những sinh hoạt của Giáo hội. Nguy cơ mất đức tin, nhất là giới trẻ hiện nay là điều phải báo động.
Ảnh: Giáo phận Đà Nẵng
Giáo hội Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực để canh tân những sự kiện tôn giáo cho hấp dẫn, sinh động hơn, nhằm thu hút sự tham gia của người Kitô hữu, để tạo sự gần gũi, tăng cường đức tin, nhưng xem ra phẩm chất đời sống đức tin của người tín hữu thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ cũng vậy thôi!
Khi tổ chức những sự kiện trong đạo, ai cũng có thể thấy sự “chuyên nghiệp” như của một buổi “liveshow”, nhất là được sự tham gia, hưởng ứng từ hàng lãnh đạo tôn giáo, có thể nói, sự hiện diện của “các đấng bậc” chính là sự thành công cho các cuộc sinh hoạt đó. Uy tín và tầm quan trọng của “các đấng bậc” cũng được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn này.
Điều đó có làm nên sức sống của Giáo hội, có đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của đức tin hay không? Lại phải bàn thêm! Rất nhiều bạn trẻ thích những hoạt động này của hàng giáo sĩ, chứ không phải vì những “bước chân của người loan báo tin mừng, công bố tin bình an” (Is 52,7).
Khi tổ chức những sự kiện trong đạo, ai cũng có thể thấy sự “chuyên nghiệp” như của một buổi “liveshow”, nhất là được sự tham gia, hưởng ứng từ hàng lãnh đạo tôn giáo, có thể nói, sự hiện diện của “các đấng bậc” chính là sự thành công cho các cuộc sinh hoạt đó. Uy tín và tầm quan trọng của “các đấng bậc” cũng được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn này.
Điều đó có làm nên sức sống của Giáo hội, có đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của đức tin hay không? Lại phải bàn thêm! Rất nhiều bạn trẻ thích những hoạt động này của hàng giáo sĩ, chứ không phải vì những “bước chân của người loan báo tin mừng, công bố tin bình an” (Is 52,7).
Ảnh: Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội tại Bùi Chu
Thế nào là tính thế tục thiêng liêng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo trong một lá thư gửi các linh mục ở Rôma ngày 5/8/2023 về mối nguy hiểm chính của Giáo hội là “tính thế tục thiêng liêng”. Ngài đã dùng nhiều từ “kinh khủng” để nói về tính thế tục này trong các bài giảng hoặc các tông thư: “Nó là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với Giáo hội, là bệnh ung thư hủy hoại từ từ, một hiểm họa, một sự bại hoại trong đời sống thiêng liêng, một cám dỗ nguy hiểm, một đe dọa nguy hiểm hơn và tinh vi hơn cả sự bội giáo…”
Tính thế tục thiêng liêng mà thánh Gioan Tông đồ gọi là tinh thần “thế gian”, thánh Phaolô gọi là “sống theo xác thịt”, các Giáo phụ sa mạc gọi là “hư danh”, thánh Augustinô gọi là “thói yêu mình”. Dưới những tên gọi khác nhau, nó cũng chỉ là thứ tội căn bản: coi mình là trung tâm của thế giới và do đó quên mất Thiên Chúa.
Tinh thần thế tục đã ngự trị trong đời sống của các giáo sĩ, bên ngoài có vẻ mộ đạo, yêu mến Giáo hội, dấn thân vì các linh hồn và tâm linh cao cả, nhưng lại suy nghĩ và vận hành theo kiểu cách của thế gian, mà còn chạy theo những cám dỗ về sự tầm thường, quyền lực, ảnh hưởng và thói hư vinh, từ sự cố chấp về giáo lý đến chủ nghĩa duy mỹ phụng vụ.
Tính thế tục thiêng liêng mà thánh Gioan Tông đồ gọi là tinh thần “thế gian”, thánh Phaolô gọi là “sống theo xác thịt”, các Giáo phụ sa mạc gọi là “hư danh”, thánh Augustinô gọi là “thói yêu mình”. Dưới những tên gọi khác nhau, nó cũng chỉ là thứ tội căn bản: coi mình là trung tâm của thế giới và do đó quên mất Thiên Chúa.
Tinh thần thế tục đã ngự trị trong đời sống của các giáo sĩ, bên ngoài có vẻ mộ đạo, yêu mến Giáo hội, dấn thân vì các linh hồn và tâm linh cao cả, nhưng lại suy nghĩ và vận hành theo kiểu cách của thế gian, mà còn chạy theo những cám dỗ về sự tầm thường, quyền lực, ảnh hưởng và thói hư vinh, từ sự cố chấp về giáo lý đến chủ nghĩa duy mỹ phụng vụ.
Ảnh: Gxconthoi.org
Làm cho Kitô giáo có nguy cơ trở thành một tôn giáo thế tục
Vì thế, tính thế tục này rình rập và cám dỗ Giáo hội “quy ngã”, thay vì là ánh sáng phản chiếu từ nguồn sáng là Đức Kitô, Giáo hội nghĩ mình nắm giữ ánh sáng của riêng mình và không còn lắng nghe và loan báo Lời Chúa. Kế đó là cám dỗ của chủ nghĩa nhân bản, có nguy cơ quên mất Chúa Kitô, trở thành một tôn giáo thế tục mà Đức Phanxicô gọi là “Kitô giáo không có thập giá”.
Từ những suy tư thần học của Đức Hồng y Henri de Lubac đã cảnh báo về thứ tinh thần thế tục thiêng liêng “làm bại hoại Giáo hội bằng cách phá hoại chính nguyên tắc của Giáo hội”, Đức Phanxicô cho thấy “làm sao chúng ta có thể không nhận ra trong tất cả những điều này, phiên bản cập nhật của chủ nghĩa hình thức đạo đức giả mà Chúa Giêsu đã thấy ở một số nhà chức trách tôn giáo thời bấy giờ, và có lẽ đã khiến ngài đau khổ hơn bất cứ điều gì khác”.
Từ những suy tư thần học của Đức Hồng y Henri de Lubac đã cảnh báo về thứ tinh thần thế tục thiêng liêng “làm bại hoại Giáo hội bằng cách phá hoại chính nguyên tắc của Giáo hội”, Đức Phanxicô cho thấy “làm sao chúng ta có thể không nhận ra trong tất cả những điều này, phiên bản cập nhật của chủ nghĩa hình thức đạo đức giả mà Chúa Giêsu đã thấy ở một số nhà chức trách tôn giáo thời bấy giờ, và có lẽ đã khiến ngài đau khổ hơn bất cứ điều gì khác”.
Liều thuốc giải độc cho tinh thần thế tục
“Vấn đề không phải là quay trở lại việc tuân giữ tốt hay cải cách các lễ nghi bề ngoài, mà trở về với các nguồn mạch mang tinh thần Tin mừng, khám phá những nguồn năng lực mới để vượt qua những thói quen, đưa một tinh thần mới mẻ vào các thể chế Giáo hội cũ kỹ. Liều thuốc giải độc cho tinh thần thế tục là, “hãy nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh, hãy chiêm ngắm Đấng đã tự hủy mình ra và tự hạ mình cho đến chết vì chúng ta. Chiêm ngắm những vết thương của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi hiến thân, biến mình trở thành tấm bánh bẻ ra cho người đói, chia sẻ hành trình của những người mệt mỏi mang gánh nặng nề và bị áp bức”.