- Chủ đề Author
- #1
Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới thường niên lần thứ XVI về “Hiệp hành” đã khép lại ngày 27/10/2024. Một Tài liệu Chung kết đã được ban hành ngày 26/10/2024 ngay trước ngày bế mạc và có giá trị là “Huấn quyền thông thường của người kế vị thánh Phêrô”; kèm theo lệnh truyền: “các Giáo hội địa phương phải đưa ra những quyết định phù hợp với các chỉ dẫn của tài liệu.” (Ghi chú của Đức Thánh cha Phanxicô kèm theo tài liệu cuối cùng của đại hội thường lệ lần thứ XVI của Thượng hội đồng Giám mục, ngày 25/11/2024)
Tuy nhiên, điều dễ nhân thấy, việc triển khai các quyết nghị của Thượng hội đồng tại các Giáo hội địa phương, cách riêng tại Việt Nam, đang gặp nhiều trở ngại, như việc kháng cự lại sự thay đổi, cám dỗ để những ý tưởng riêng lấn át việc nghe Tin mừng (Thượng hội đồng Giám mục, Tài liệu Chung kết, # 6), chủ nghĩa giáo sĩ trị… và nhất là chủ nghĩa “duy giáo phận.”
Chủ nghĩa “duy giáo phận”
Cần nói rõ, xưa nay, trong Giáo hội có nhiều thứ chủ nghĩa, như chủ nghĩa giáo sĩ trị, chủ nghĩa duy tâm… không ai nghe nói tới chủ nghĩa “duy giáo phận”.
Vì thế, chủ nghĩa “duy giáo phận” (diocesanism) cũng không có trong bất kỳ cuốn từ điển Công giáo nào, nhưng có thể thấy trong thực tế; cách riêng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, đã có thời điểm, các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam “chỉ đồng cảm chứ không đồng thuận” với nhau trong nhiều lãnh vực và vấn đề.
Giáo phận nào biết giáo phận đó. Chẳng hạn, trong cách ứng xử với nhà nước, mỗi Giáo phận một cách tùy khả năng “ngoại giao”, sự “tài khéo” và theo quan điểm riêng của các vị mục tử.
Trong nhiều lãnh vực hiện nay, với những chính sách của nhà nước đi ngược lại với đức tin và phong hóa, rất cần một tiếng nói mạnh mẽ của Hội đồng Giám mục bằng văn bản, nhưng dường như những tiếng nói ấy ít thấy xuất hiện công khai…
Vì thế, chủ nghĩa “duy giáo phận” (diocesanism) cũng không có trong bất kỳ cuốn từ điển Công giáo nào, nhưng có thể thấy trong thực tế; cách riêng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, đã có thời điểm, các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam “chỉ đồng cảm chứ không đồng thuận” với nhau trong nhiều lãnh vực và vấn đề.
Giáo phận nào biết giáo phận đó. Chẳng hạn, trong cách ứng xử với nhà nước, mỗi Giáo phận một cách tùy khả năng “ngoại giao”, sự “tài khéo” và theo quan điểm riêng của các vị mục tử.
Trong nhiều lãnh vực hiện nay, với những chính sách của nhà nước đi ngược lại với đức tin và phong hóa, rất cần một tiếng nói mạnh mẽ của Hội đồng Giám mục bằng văn bản, nhưng dường như những tiếng nói ấy ít thấy xuất hiện công khai…
Nhà thờ Chính tòa Nha Trang. |
Một gia đình - một thân mình thừa sai
Trong khí đó, tự nó, nhờ Bí tích Thanh tẩy, Giáo hội là một đại gia đình và trở nên một “thân mình thừa sai,” trong đó, mọi thành phần đều đồng trách nhiệm với nhau trong sứ vụ.
Đó là một Hội thánh cùng “lên thuyền”, cùng chia sẻ một vận mạng và một sứ mạng; và dựa vào sứ mạng, mọi thành phần trong Giáo hội cùng "lắng nghe lẫn nhau, đối thoại, cùng nhau phân định, hình thành sự đồng thuận như một cách diễn tả sự hiện diện của Chúa Kitô sống động trong Thánh Thần, và đạt tới một quyết định trong tinh thần đồng trách nhiệm có phân biệt." (Ibid., # 28)
Đó là “một Hội thánh đón lấy tiếng kêu gào của thế giới, một Hội thánh bị vấy bẩn vì phục vụ Chúa”, vứt bỏ tấm áo cam chịu mà phó thác mình cho Thiên Chúa như anh mù ăn xin Bartimê đã làm.” (Louis Nguyễn Anh Tuấn, Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin mừng)
Đó là một Hội thánh cùng “lên thuyền”, cùng chia sẻ một vận mạng và một sứ mạng; và dựa vào sứ mạng, mọi thành phần trong Giáo hội cùng "lắng nghe lẫn nhau, đối thoại, cùng nhau phân định, hình thành sự đồng thuận như một cách diễn tả sự hiện diện của Chúa Kitô sống động trong Thánh Thần, và đạt tới một quyết định trong tinh thần đồng trách nhiệm có phân biệt." (Ibid., # 28)
Đó là “một Hội thánh đón lấy tiếng kêu gào của thế giới, một Hội thánh bị vấy bẩn vì phục vụ Chúa”, vứt bỏ tấm áo cam chịu mà phó thác mình cho Thiên Chúa như anh mù ăn xin Bartimê đã làm.” (Louis Nguyễn Anh Tuấn, Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin mừng)
Ảnh: DCCTVN |
Giấc mơ Hiệp hành
Nhưng, làm sao Hội thánh có thể cùng lên thuyền, con thuyền Giáo hội Việt Nam, khi các thuyền trưởng mỗi người mỗi hướng; khi những thủy thủ, không có được những định hướng rõ ràng từ những hoa tiêu.
Giáo hội Việt Nam hôm nay, cần lắm “một cuộc hoán cải mục vụ, “ bắt đầu bằng việc nối lại những tương quan đã bị gẫy đổ: “tương quan với Chúa, tương quan giữa nam và nữ, trong các gia đình, các cộng đoàn, giữa tất cả các Kitô hữu, giữa các nhóm xã hội, giữa các tôn giáo, đặc biệt giữa hàng giáo sĩ.” (Thượng hội đồng, Tài liệu Chung quyết, # 50)
Nói cách khác, để cùng nhau thực thi sứ vụ, “để trở thành một Giáo hội hiệp hành, cần thiết phải có một sự hoán cải thực sự trong mối tương quan,” (Ibid.) trong đó, trước hết và trên hết, cần phải loại trừ khỏi đời sống Giáo hội, thứ chủ nghĩa duy giáo phận, bóng ma đe dọa sự hiệp nhất và lối sống hiệp hành.
Giấc mơ về một Giáo hội hiệp hành đã là giấc mơ của Đức thánh cha Phanxicô, thì cũng phải là giấc mơ và quyết tâm của mọi thành phần Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay.
Giáo hội Việt Nam hôm nay, cần lắm “một cuộc hoán cải mục vụ, “ bắt đầu bằng việc nối lại những tương quan đã bị gẫy đổ: “tương quan với Chúa, tương quan giữa nam và nữ, trong các gia đình, các cộng đoàn, giữa tất cả các Kitô hữu, giữa các nhóm xã hội, giữa các tôn giáo, đặc biệt giữa hàng giáo sĩ.” (Thượng hội đồng, Tài liệu Chung quyết, # 50)
Nói cách khác, để cùng nhau thực thi sứ vụ, “để trở thành một Giáo hội hiệp hành, cần thiết phải có một sự hoán cải thực sự trong mối tương quan,” (Ibid.) trong đó, trước hết và trên hết, cần phải loại trừ khỏi đời sống Giáo hội, thứ chủ nghĩa duy giáo phận, bóng ma đe dọa sự hiệp nhất và lối sống hiệp hành.
Giấc mơ về một Giáo hội hiệp hành đã là giấc mơ của Đức thánh cha Phanxicô, thì cũng phải là giấc mơ và quyết tâm của mọi thành phần Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay.