Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
858

Hiện nay, trong xã hội hiện đại, khi nói đến chuyện hôn nhân ngày càng nhiều người trẻ tỏ ra chần chừ.​

Đức và Mai đã yêu nhau được ba năm. Họ hiểu nhau, yêu thương nhau, và thường nghĩ về tương lai chung. Thế nhưng, mỗi lần nhắc đến chuyện kết hôn, Đức lại lảng tránh. “Anh chưa sẵn sàng,” Đức nói, “Hôn nhân có vẻ như gánh nặng lớn quá.” Họ dám yêu, nhưng lại chẳng dám cam kết lâu dài trong hôn nhân.​

phailamgi_Dám yêu, dám cam kết_cv1.jpg

Nguyên nhân từ đâu?

Hôn nhân, đối với nhiều bạn trẻ, không chỉ là một lễ cưới rực rỡ hay lời tuyên thệ ngọt ngào, mà còn là trách nhiệm, sự hy sinh, và đôi khi cả những đánh đổi. Nỗi sợ ràng buộc, mất tự do cá nhân là một trong những lý do chính khiến nhiều người do dự. Một khi đã ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn, họ lo rằng mình sẽ không còn sống theo ý muốn mà phải chia sẻ mọi thứ với người khác, từ tài chính đến cảm xúc.

Bên cạnh đó, văn hóa hẹn hò thoáng qua cũng góp phần làm giảm đi giá trị của hôn nhân. Nhiều người chọn cách yêu không ràng buộc, dễ đến dễ đi, để tránh những tổn thương hoặc trách nhiệm lâu dài. Những câu nói như “cứ yêu cho vui, đâu cần nghiêm túc” đã trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ.

Cuối cùng, thiếu sự chuẩn bị về tâm lý và tinh thần khiến nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến hôn nhân. Họ chưa được trang bị kỹ năng để giải quyết xung đột, chưa hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng của hôn nhân, và đôi khi mang trong mình những nỗi đau từ gia đình tan vỡ. Tất cả tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn của sự lo lắng và chần chừ.

phailamgi_Dám yêu, dám cam kết_1.jpg

Hôn nhân dưới ánh sáng Kitô giáo

Theo Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, hôn nhân không đơn thuần là một hợp đồng xã hội, mà là ơn gọi và bí tích thiêng liêng. Thánh Phaolô nhấn mạnh trong Thư gửi tín hữu Ê-phê-sô: "“Hôn nhân là hình ảnh sống động của tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo hội.” Đó là sự dấn thân trọn vẹn, yêu thương và hy sinh vì người khác, giống như Chúa Kitô đã hy sinh vì nhân loại.

Hôn nhân Kitô giáo không hứa hẹn một cuộc sống toàn màu hồng, nhưng dạy chúng ta cách đối diện với khó khăn bằng đức tin. Qua sự hướng dẫn của Giáo hội, các cặp đôi học cách lắng nghe, tha thứ, và cùng nhau xây dựng một gia đình dựa trên nền tảng của tình yêu và sự đồng hành.

phailamgi_Dám yêu, dám cam kết_cv2.jpg

Bước đi từ nỗi sợ đến hành động​

Nếu bạn đang sợ hãi cam kết hôn nhân, hãy dừng lại và suy ngẫm: Liệu nỗi sợ này có thực sự lớn hơn mong muốn yêu và được yêu trọn vẹn? Tham gia các khóa Giáo lý Hôn nhân là bước đầu để vượt qua những lo lắng. Những buổi học này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và trách nhiệm của hôn nhân, mà còn cung cấp các kỹ năng để sống hạnh phúc trong tình yêu.

Hãy để đức tin dẫn dắt bạn trong hành trình yêu và cam kết. Hôn nhân không phải là sự mất mát, mà là một cơ hội để yêu thương, hy sinh, và cùng nhau xây dựng một đời sống đẹp đẽ theo ý muốn của Thiên Chúa. Hãy dám yêu, dám cam kết, bởi đó chính là cách mà chúng ta thể hiện tình yêu thiêng liêng nhất của mình.​

  • Ảnh trong bài: Đỗ Uyên/Humans of Film

Phải làm gì?​

Docat 123: Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là mối liên kết giữa một người nam và một người nữ được sắp đặt để mang lại điều tốt đẹp cho đôi hôn phối và hướng tới việc sinh sản và giáo dục con cái (CCC 1601). Đặc điểm cốt yếu của hôn nhân là lời hứa của hai người trao cho nhau để yêu thương nhau vô điều kiện và giữ lòng chung thuỷ với nhau. Một đặc điểm thiết yếu nữa của hôn nhân là tính vĩnh viễn ràng buộc: tình yêu thương và tôn trọng nhau của đôi vợ chồng phải kéo dài tới hết đời, và họ phải đồng hành và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời: “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi đau yếu cũng như lúc mạnh khoẻ”, như họ đã thề hứa trong lễ cưới. Tuy nhiên, dù một hay cả hai người không chung thuỷ, thì cuộc hôn phối của họ vẫn tồn tại. Hôn nhân chỉ kết thúc khi một trong hai người qua đời.​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên