- Chủ đề Author
- #1
Những ngày Tuần thánh này, một lần nữa, những hình ảnh đẹp của lòng đạo đức bình dân được các xứ đạo tái hiện qua các sinh hoạt đạo đức, như ngắm nguyện, đi đàng thánh giá, dâng hương dâng hạt…
Kiệu chiên chiều thứ Năm Tuần thánh 2025 tại Giáo xứ An Đạo. Ảnh: Nhà thờ An Đạo
Giá trị của lòng đạo đức bình dân
Những việc đạo đức ấy đã nuôi sống Giáo hội suốt bao nhiêu thế kỷ và ngày nay vẫn là phương thế giúp chuyển tải những giá trị của Tin mừng; bởi lòng đạo đức bình dân không gì khác hơn là “đức tin, sau khi được lãnh nhận, đã hội nhập vào một nền văn hóa” (Phanxicô, Niềm vui Tin mừng, # 123)
Nói cách khác, lòng đạo đức bình dân là câu chuyện của "một dân tộc không ngừng Phúc Âm hóa chính mình," (Hội nghị các Giám mục Châu Mỹ La Tinh và Caribê, Văn Kiện Aparecida, 29-6-2007, 264.) và là cách cầu nguyện nhằm biểu lộ đức tin nhờ các yếu tố văn hóa trong một môi trường, một dân tộc cụ thể; đồng thời, "biểu lộ một sự khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những kẻ đơn sơ và nghèo khó mới có thể nhận biết được." (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, #48)
Vì thế, đạo đức bình dân là "một kho báu của Hội thánh Công giáo." (Bênêđictô XVI, Diễn từ Khai Mạc Hội Nghị Khoáng Đại Lần Thứ V của các Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Caribê (13-5-2007), 1: AAS 90 (2007), 446)
Nói cách khác, lòng đạo đức bình dân là câu chuyện của "một dân tộc không ngừng Phúc Âm hóa chính mình," (Hội nghị các Giám mục Châu Mỹ La Tinh và Caribê, Văn Kiện Aparecida, 29-6-2007, 264.) và là cách cầu nguyện nhằm biểu lộ đức tin nhờ các yếu tố văn hóa trong một môi trường, một dân tộc cụ thể; đồng thời, "biểu lộ một sự khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những kẻ đơn sơ và nghèo khó mới có thể nhận biết được." (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, #48)
Vì thế, đạo đức bình dân là "một kho báu của Hội thánh Công giáo." (Bênêđictô XVI, Diễn từ Khai Mạc Hội Nghị Khoáng Đại Lần Thứ V của các Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Caribê (13-5-2007), 1: AAS 90 (2007), 446)
Các lễ vật Vượt qua trong lễ thứ 5 Tuần Thánh tại nhà thờ An Đạo. Ảnh nhà thờ An Đạo
Nhưng đừng lạm dụng
Điều cần để ý là, việc đạo đức bình dân vì là "bình dân", nên chắc chắn có những giới hạn. Một trong những giới hạn dễ thấy là lòng đạo đức bình dân có thể "mở cửa cho nhiều thực hành tôn giáo sai lệch kể cả việc mê tín dị đoan." (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, #48)
Nó cũng có thể đưa tới việc biểu dương một nền văn hóa nào đó, một thực hành mang tính lễ hội, hơn là một hành vi đức tin thực sự.
Nguy hiểm hơn, lòng đạo đức bình dân có thể đưa tới "sự hình thành các giáo phái và gây nguy hiểm cho cộng đoàn Giáo Hội chân chính." (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, #48)
Đơn cử, tại giáo xứ An Đạo, xã Hải An, Hải Hậu, thuộc giáo phận Bùi Chu, trong lễ Tiệc ly 2025 vừa qua, bên cạnh một “con chiên truyền thống” là hàng loạt những lễ vật như heo quay, gà, cá, rượu… được giáo hữu rước xung quanh nhà thờ, làm của lễ “Vượt qua”. Hình ảnh đó thật phản cảm, tục hóa!
Nó cũng có thể đưa tới việc biểu dương một nền văn hóa nào đó, một thực hành mang tính lễ hội, hơn là một hành vi đức tin thực sự.
Nguy hiểm hơn, lòng đạo đức bình dân có thể đưa tới "sự hình thành các giáo phái và gây nguy hiểm cho cộng đoàn Giáo Hội chân chính." (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, #48)
Đơn cử, tại giáo xứ An Đạo, xã Hải An, Hải Hậu, thuộc giáo phận Bùi Chu, trong lễ Tiệc ly 2025 vừa qua, bên cạnh một “con chiên truyền thống” là hàng loạt những lễ vật như heo quay, gà, cá, rượu… được giáo hữu rước xung quanh nhà thờ, làm của lễ “Vượt qua”. Hình ảnh đó thật phản cảm, tục hóa!
Ảnh: Nhà thờ An Đạo
Tóm lại
Lòng đạo đức bình dân là một kho báu, là "kết quả của Tin Mừng hội nhập trong văn hoá, là một sức mạnh Phúc-Âm-hoá tích cực mà chúng ta không được coi nhẹ." (Phanxicô, Niểm vui Tin mừng, # 126)
Tuy nhiên, một khi bị lạm dụng, lòng đạo đức bình dân sẽ gây nguy hiểm cho cộng đoàn Giáo hội chân chính.
Tuy nhiên, một khi bị lạm dụng, lòng đạo đức bình dân sẽ gây nguy hiểm cho cộng đoàn Giáo hội chân chính.