- Chủ đề Author
- #1
Rất thường thấy hiện nay, những đại lễ, đại hội của các giáo phận, giáo xứ và các giới trong Giáo hội diễn ra trong khung cảnh “đại hội” hoành tráng và rầm rộ. Những tổ chức và sinh hoạt như thế phần nào đã tạo nên “bầu khí Công giáo”. Nhưng những sinh hoạt ấy có làm cho đức Tin được nuôi dưỡng và tăng trưởng không? Vẫn phải bàn lại. Điều đáng nói là nó có nguy cơ trở thành một “nếp sinh hoạt” lất át và chi phối toàn bộ đời sống đức tin của Giáo hội.
“Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42)
Trong một thời gian dài, với những sự nghi kỵ, đe dọa và tấn công, người Kitô hữu Việt Nam tụ tập lại thành xóm đạo có phần đóng kín trong những sinh hoạt của xã hội.... Mọi sinh hoạt đạo và đời, thường được tổ chức một cách kỹ lưỡng và tách biệt rõ ràng. Đời sống đức tin vì vậy, vẫn chỉ sinh hoạt các hình thức đạo đức qua các đoàn thể trong giáo xứ; vẫn chỉ “giữ” đạo, “sống” đạo, chứ không hề nghĩ tới việc “truyền đạo”!
Các tín hữu có thể tranh luận sôi nổi với nhau về cách thức tổ chức lễ lạt, nhưng lại không chút bận tâm về đức tin: đức tin đem đến cho mình những gì? Vì sao phải sống đức tin? Đức tin khi gặp những gian nan thử thách, có soi sáng cho ta tìm ra một giải pháp cho cuộc sống? Lúc nào cần đức tin để chấp nhận thánh ý Chúa trong cuộc đời?... Sự vững vàng của đức tin, thật ra, phần lớn chỉ là sự gắn bó với những sinh hoạt tôn giáo, không để tâm tới việc sống theo Lời Chúa, liên hệ giữa mình với Thiên Chúa và với tha nhân.
Khi sống trong môi trường giáo xứ, cuộc sống và mọi sinh hoạt xoay quanh “lịch công giáo”. Người tín hữu luôn cảm thấy mình nằm trong “vương quốc của Thiên Chúa.” Với nếp sống đạo như mặc định, tiêu chuẩn duy nhất đánh giá “đạo đức”, là có tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ một cách tích cực và nhiệt thành không? Còn tâm tình tôn giáo đích thực, như sự gắn bó giữa mình với Chúa, sống các giá trị tin mừng, làm chứng cho sự thật, sống công bằng, bác ái… thường bị đặt ở hàng thứ yếu, thậm chí là vô nghĩa và vô ích!
Khi giao dịch làm ăn ngoài môi trường giáo xứ, chạm phải một lực hấp dẫn là trào lưu tục hoá, mê tín và những cám dỗ trần thế, người tín hữu cảm thấy tôn giáo thật là vướng bận, phiền hà và muốn từ bỏ; hoặc bị hấp dẫn bởi một thứ “giáo lý” ngược với tinh thần Công giáo, cũng phong thủy, trấn yểm, kiêng kị các kiểu. Bên trong thì vẫn tham gia tích cực các hình thức của lòng sùng mộ, nhưng thật ra, như lời ngôn sứ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7,6)
Ai sẽ nói lên tiếng nói mạnh mẽ ngôn sứ? Ai dám dùng lời ngôn sứ để cảnh tỉnh, cảnh báo hoặc đe dọa về cách sống xa lạ với Tin mừng? Ai còn hy vọng giữa cảnh hoang tàn, tưởng chừng như phá hủy toàn bộ đời sống Kitô giáo, lại là một cơ may để người hữu tìm lại ý nghĩa, giá trị đích thực của niềm tin? Thế mạnh của Giáo hội Việt Nam đặt ở đâu và đi theo chiều hướng nào?
Thư Do thái nói: “Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. Ðức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời. Ðừng để cho đủ thứ học thuyết xa lạ mê hoặc anh em” (Dt 13,7-9)
Sống giữa một xã hội trần tục với những mưu ma chước quỷ của nó, nhiều Kitô hữu mới cảm thấy nhu cầu sống đức tin chân chính, canh tân ý thức tông đồ, canh tân sinh hoạt phụng vụ.
Khi đời sống đạo chú trọng vào nếp sinh hoạt, phụng vụ chỉ thu hẹp là một “lễ nghi”, nỗ lực của phụng vụ là làm sao cho người tín hữu tham dự cách “mau lẹ, ngắn gọn”! chứ không phải là một nhu cầu tâm linh, để người tín hữu “múc tận nguồn ơn cứu độ trào dâng” (Is 12, 3).
Vì thế đừng vội lạc quan khi nhìn vào các nhà thờ trong giờ lễ đông đảo tín hữu, trong các dịp tĩnh tâm, hàng dài người xếp hàng dài chờ xưng tội, các ngày đại hội đông đảo tín hữu, nhất là giới trẻ… nhưng sau đó thì sao? Hết sinh hoạt, thì đạo cũng chấm dứt. Rất ít tín hữu tìm đến nhà thờ cầu nguyện, chầu Thánh Thể để thắt chặt và dùng Lời Chúa để nuôi dưỡng đức tin, đức cậy và lòng mến.
Bài viết không có ý phê phán, nhưng nhìn vào hiện tại cần lắng nghe tiếng Chúa: “Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42)
Trong một thời gian dài, với những sự nghi kỵ, đe dọa và tấn công, người Kitô hữu Việt Nam tụ tập lại thành xóm đạo có phần đóng kín trong những sinh hoạt của xã hội.... Mọi sinh hoạt đạo và đời, thường được tổ chức một cách kỹ lưỡng và tách biệt rõ ràng. Đời sống đức tin vì vậy, vẫn chỉ sinh hoạt các hình thức đạo đức qua các đoàn thể trong giáo xứ; vẫn chỉ “giữ” đạo, “sống” đạo, chứ không hề nghĩ tới việc “truyền đạo”!
Các tín hữu có thể tranh luận sôi nổi với nhau về cách thức tổ chức lễ lạt, nhưng lại không chút bận tâm về đức tin: đức tin đem đến cho mình những gì? Vì sao phải sống đức tin? Đức tin khi gặp những gian nan thử thách, có soi sáng cho ta tìm ra một giải pháp cho cuộc sống? Lúc nào cần đức tin để chấp nhận thánh ý Chúa trong cuộc đời?... Sự vững vàng của đức tin, thật ra, phần lớn chỉ là sự gắn bó với những sinh hoạt tôn giáo, không để tâm tới việc sống theo Lời Chúa, liên hệ giữa mình với Thiên Chúa và với tha nhân.
Khi sống trong môi trường giáo xứ, cuộc sống và mọi sinh hoạt xoay quanh “lịch công giáo”. Người tín hữu luôn cảm thấy mình nằm trong “vương quốc của Thiên Chúa.” Với nếp sống đạo như mặc định, tiêu chuẩn duy nhất đánh giá “đạo đức”, là có tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ một cách tích cực và nhiệt thành không? Còn tâm tình tôn giáo đích thực, như sự gắn bó giữa mình với Chúa, sống các giá trị tin mừng, làm chứng cho sự thật, sống công bằng, bác ái… thường bị đặt ở hàng thứ yếu, thậm chí là vô nghĩa và vô ích!
Khi giao dịch làm ăn ngoài môi trường giáo xứ, chạm phải một lực hấp dẫn là trào lưu tục hoá, mê tín và những cám dỗ trần thế, người tín hữu cảm thấy tôn giáo thật là vướng bận, phiền hà và muốn từ bỏ; hoặc bị hấp dẫn bởi một thứ “giáo lý” ngược với tinh thần Công giáo, cũng phong thủy, trấn yểm, kiêng kị các kiểu. Bên trong thì vẫn tham gia tích cực các hình thức của lòng sùng mộ, nhưng thật ra, như lời ngôn sứ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7,6)
Ai sẽ nói lên tiếng nói mạnh mẽ ngôn sứ? Ai dám dùng lời ngôn sứ để cảnh tỉnh, cảnh báo hoặc đe dọa về cách sống xa lạ với Tin mừng? Ai còn hy vọng giữa cảnh hoang tàn, tưởng chừng như phá hủy toàn bộ đời sống Kitô giáo, lại là một cơ may để người hữu tìm lại ý nghĩa, giá trị đích thực của niềm tin? Thế mạnh của Giáo hội Việt Nam đặt ở đâu và đi theo chiều hướng nào?
Thư Do thái nói: “Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. Ðức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời. Ðừng để cho đủ thứ học thuyết xa lạ mê hoặc anh em” (Dt 13,7-9)
Sống giữa một xã hội trần tục với những mưu ma chước quỷ của nó, nhiều Kitô hữu mới cảm thấy nhu cầu sống đức tin chân chính, canh tân ý thức tông đồ, canh tân sinh hoạt phụng vụ.
Khi đời sống đạo chú trọng vào nếp sinh hoạt, phụng vụ chỉ thu hẹp là một “lễ nghi”, nỗ lực của phụng vụ là làm sao cho người tín hữu tham dự cách “mau lẹ, ngắn gọn”! chứ không phải là một nhu cầu tâm linh, để người tín hữu “múc tận nguồn ơn cứu độ trào dâng” (Is 12, 3).
Vì thế đừng vội lạc quan khi nhìn vào các nhà thờ trong giờ lễ đông đảo tín hữu, trong các dịp tĩnh tâm, hàng dài người xếp hàng dài chờ xưng tội, các ngày đại hội đông đảo tín hữu, nhất là giới trẻ… nhưng sau đó thì sao? Hết sinh hoạt, thì đạo cũng chấm dứt. Rất ít tín hữu tìm đến nhà thờ cầu nguyện, chầu Thánh Thể để thắt chặt và dùng Lời Chúa để nuôi dưỡng đức tin, đức cậy và lòng mến.
Bài viết không có ý phê phán, nhưng nhìn vào hiện tại cần lắng nghe tiếng Chúa: “Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42)
- Ảnh trong bài: Truyền thông Thái Hà
Cùng chủ đề