Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,122
- Chủ đề Author
- #1
Chính phủ Việt Nam đang đề xuất bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, bao gồm tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ, trong một bước đi cải cách pháp luật thu hút sự chú ý của công luận. Động thái này được đánh giá là nhằm nhân đạo hóa chính sách hình sự và tiệm cận các chuẩn mực quốc tế, khi Việt Nam từng bước giảm phạm vi áp dụng án tử hình trong nhiều năm qua.
Ảnh: Báo Tiếng Dân
Sáng 20/5/2025, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng, đã trình Quốc hội dự thảo luật sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề nghị bỏ án tử hình ở 8 trong số 18 tội danh hiện còn mức phạt cao nhất là tử hình. Thay vào đó, hình phạt tù chung thân không giảm án sẽ được áp dụng, nhằm “vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội” tương tự án tử nhưng mang tính nhân đạo hơn.
Đây là bước tiếp nối quá trình thu hẹp phạm vi án tử hình trong pháp luật Việt Nam. Bộ luật Hình sự năm 1999 từng quy định 44 tội danh có mức án cao nhất là tử hình, nhưng đến Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) con số này đã giảm xuống còn 18.
Theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế, đến năm 2024 hơn 70% quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ hoặc không còn thi hành án tử hình. Việc Việt Nam tiếp tục loại bỏ án tử ở các tội danh nhất định cho thấy xu hướng hội nhập với chuẩn mực chung, khi trên thế giới án tử hình chủ yếu chỉ còn áp dụng cho tội giết người; rất ít nước (như Trung Quốc) duy trì án tử cho tội phạm kinh tế như tham nhũng.
Bộ Công an cho biết sau hơn 8 năm thi hành, Bộ luật Hình sự 2015 đã bộc lộ nhiều vướng mắc, trong đó các quy định về hình phạt tử hình “còn nhiều bất cập” và không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Việc sửa luật vì thế được đánh giá là cần thiết, nhằm cập nhật chính sách hình sự và tăng tính răn đe hiệu quả hơn. Dự thảo cũng bổ sung quy định không thi hành án tử hình đối với người phạm tội đang mắc bệnh nan y giai đoạn cuối (ung thư, AIDS giai đoạn cuối).
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Gia Hân/Thanh Niên
Tranh luận về tính răn đe và tính nhân đạo
Đề xuất bãi bỏ án tử hình nhận được sự đồng thuận về chủ trương trong Quốc hội, nhưng cũng làm dấy lên tranh luận về hiệu quả răn đe và công bằng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho hay có hai luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ việc giảm dần và tiến tới xóa bỏ án tử hình; luồng ý kiến thứ hai tán thành chủ trương nhân đạo này nhưng thận trọng hơn trong việc bỏ án tử ở từng tội danh cụ thể. Nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại nếu bỏ án tử hình cho các tội như tham nhũng hoặc ma túy thì liệu có làm giảm sức răn đe và phòng ngừa hay không. Ủy ban Tư pháp đề nghị cân nhắc kỹ đối với tội tham ô, nhận hối lộ và vận chuyển ma túy, vì đây là những lĩnh vực tội phạm phức tạp, gây bức xúc dư luận, cần đảm bảo trừng trị thích đáng.
Tuy vậy, giới chuyên gia lập luận rằng không nhất thiết phải dùng án tử hình mới đảm bảo trừng phạt nghiêm khắc. Họ chỉ ra kinh nghiệm nhiều nước đã bỏ án tử hình nhưng vẫn kiểm soát được tội phạm, trong khi tù chung thân cũng đủ để loại bỏ vĩnh viễn mối nguy khỏi xã hội. Hơn nữa, án tử hình luôn tiềm ẩn nguy cơ oan sai: nếu xảy ra sai sót tư pháp thì án tử là “hình phạt không thể khắc phục” do tính chất không thể đảo ngược. Việc khẳng định tử hình có tác dụng răn đe cao hơn chung thân cũng chưa có bằng chứng thuyết phục; nhiều ý kiến cho rằng tù chung thân không giảm án có thể đáp ứng tương đương mục tiêu ngăn ngừa tội phạm tái diễn.
Mặt khác, một số ý kiến nhấn mạnh yếu tố nhân văn và tái hòa nhập trong đối xử với người phạm tội. Thay vì coi phạm nhân là những kẻ “cầm thú” hay xa lạ với cộng đồng, nhiều người cho rằng xã hội văn minh cần nhìn nhận họ vẫn là con người, là đồng bào đã lầm lỡ và có khả năng hồi tâm chuyển ý.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho hay có hai luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ việc giảm dần và tiến tới xóa bỏ án tử hình; luồng ý kiến thứ hai tán thành chủ trương nhân đạo này nhưng thận trọng hơn trong việc bỏ án tử ở từng tội danh cụ thể. Nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại nếu bỏ án tử hình cho các tội như tham nhũng hoặc ma túy thì liệu có làm giảm sức răn đe và phòng ngừa hay không. Ủy ban Tư pháp đề nghị cân nhắc kỹ đối với tội tham ô, nhận hối lộ và vận chuyển ma túy, vì đây là những lĩnh vực tội phạm phức tạp, gây bức xúc dư luận, cần đảm bảo trừng trị thích đáng.
Tuy vậy, giới chuyên gia lập luận rằng không nhất thiết phải dùng án tử hình mới đảm bảo trừng phạt nghiêm khắc. Họ chỉ ra kinh nghiệm nhiều nước đã bỏ án tử hình nhưng vẫn kiểm soát được tội phạm, trong khi tù chung thân cũng đủ để loại bỏ vĩnh viễn mối nguy khỏi xã hội. Hơn nữa, án tử hình luôn tiềm ẩn nguy cơ oan sai: nếu xảy ra sai sót tư pháp thì án tử là “hình phạt không thể khắc phục” do tính chất không thể đảo ngược. Việc khẳng định tử hình có tác dụng răn đe cao hơn chung thân cũng chưa có bằng chứng thuyết phục; nhiều ý kiến cho rằng tù chung thân không giảm án có thể đáp ứng tương đương mục tiêu ngăn ngừa tội phạm tái diễn.
Mặt khác, một số ý kiến nhấn mạnh yếu tố nhân văn và tái hòa nhập trong đối xử với người phạm tội. Thay vì coi phạm nhân là những kẻ “cầm thú” hay xa lạ với cộng đồng, nhiều người cho rằng xã hội văn minh cần nhìn nhận họ vẫn là con người, là đồng bào đã lầm lỡ và có khả năng hồi tâm chuyển ý.
Ảnh: Unsplash
Lập trường của Giáo hội Công giáo
Giáo hội Công giáo bày tỏ sự đồng tình mạnh mẽ với việc hạn chế và tiến tới chấm dứt án tử hình. Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng, sự sống con người là thiêng liêng và án tử hình xâm phạm phẩm giá bất khả xâm phạm của con người.
"Ngay cả kẻ sát nhân cũng không mất đi nhân phẩm của mình, và chính Thiên Chúa cam kết bảo đảm điều này”. Trích lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II.
Thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống, 1995), Đức Gioan Phaolô II coi sự phản kháng ngày càng tăng của công luận đối với án tử hình là một “dấu chỉ hy vọng cho một nền văn minh sự sống”, vì xã hội hiện đại có những phương tiện hữu hiệu để tự vệ mà “không phải tước đoạt cách vĩnh viễn cơ hội cải hóa của [phạm nhân]”.
Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, khoản 2267 tuyên bố rõ: "án tử hình là điều không thể chấp nhận được vì làm thương tổn đặc tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người”. Điều này cho thấy lập trường chính thức mạnh mẽ nhất của Giáo hội, vốn quyết liệt kêu gọi bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới.
"Ngay cả kẻ sát nhân cũng không mất đi nhân phẩm của mình, và chính Thiên Chúa cam kết bảo đảm điều này”. Trích lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II.
Thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống, 1995), Đức Gioan Phaolô II coi sự phản kháng ngày càng tăng của công luận đối với án tử hình là một “dấu chỉ hy vọng cho một nền văn minh sự sống”, vì xã hội hiện đại có những phương tiện hữu hiệu để tự vệ mà “không phải tước đoạt cách vĩnh viễn cơ hội cải hóa của [phạm nhân]”.
Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, khoản 2267 tuyên bố rõ: "án tử hình là điều không thể chấp nhận được vì làm thương tổn đặc tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người”. Điều này cho thấy lập trường chính thức mạnh mẽ nhất của Giáo hội, vốn quyết liệt kêu gọi bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới.
Thánh Gioan Phaolo II thăm tù người từng ám sát mình. Ảnh: rarehistoricalphotos.com
Tóm lại
Từ góc độ pháp lý lẫn đạo đức, đề xuất bỏ án tử hình cho 8 tội danh ở Việt Nam phản ánh sự chuyển biến tích cực hướng tới một nền tư pháp nhân đạo hơn. Dù vẫn còn những tranh luận về hiệu quả răn đe, đa số ý kiến đều thống nhất rằng trừng phạt tội ác cần đi đôi với việc bảo vệ phẩm giá con người. Việc đối xử nhân văn với người phạm tội – thay vì coi họ là “khác loài” – thể hiện tính nhân đạo của luật pháp, và còn nâng cao hình ảnh một Việt Nam văn minh, tiến bộ trong con mắt cộng đồng quốc tế.
Phải làm gì?
Docat 228: Chúng ta nên cư xử với những người vi phạm pháp luật ra sao?
Vì con người vẫn luôn luôn là một người có nhân phẩm, nên không được rút lại tình liên đới với những công dân bị tống giam. Án phạt không được hạ thấp phẩm giá và hạ nhục tù nhân. Mục đích của hình phạt là vãn hồi và bảo vệ trật tự công cộng, thay đổi phạm nhân để họ trở nên tốt hơn, và là hình thức sửa sai. Giáo Hội phản đối mọi hành động của chính quyền xem thường phẩm giá con người của phạm nhân, ví dụ, xử phạt không phù hợp với tội phạm, hoặc tra tấn tù nhân. Ngoài ra, Giáo Hội cũng tán thành việc giảm thời gian thi hành án cho các phạm nhân.
Cùng chủ đề