Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,114
- Chủ đề Author
- #1
Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã thể hiện vai trò trung gian hoà giải quốc tế khi có kế hoạch mời đại diện Nga và Ukraine đến Vatican để đối thoại về một thỏa thuận hòa bình.
Ảnh: soha.vn
Hồng y Quốc Vụ khanh Piero Parolin trong phát biểu ngày 16/5 đã nói: "Đức Giáo hoàng có kế hoạch để Vatican tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa hai bên, giúp họ ít nhất có thể đối thoại với nhau". Vatican, với đặc thù trung lập và cam kết bảo mật cao, có thể là địa điểm lý tưởng để tổ chức các cuộc hòa đàm.
Phát biểu này được đưa ra chỉ vài giờ sau cuộc đàm phán hiếm hoi giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Istanbul – cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ những tuần đầu của xung đột. Dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng đề nghị gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phía Nga chỉ cử phái đoàn cấp thấp, còn ông Zelensky không hiện diện.
Ảnh: pressnewsagency.org
Dẫu vậy, một bước tiến nhỏ đã đạt được: hai bên nhất trí sẽ trao đổi mỗi bên 1.000 tù binh trong những ngày tới. Tuy nhiên, họ không đạt được đồng thuận nào về một lệnh ngừng bắn.
Kết quả đàm phán được Hồng y Parolin mô tả là "bi thảm". Ngài bày tỏ hy vọng về "một tiến trình chậm nhưng tích cực" hướng đến hòa bình.
Ngay từ những ngày đầu triều đại giáo hoàng, Đức Lêô XIV đã thể hiện ưu tiên ngoại giao vì hòa bình. Trong buổi đọc kinh lần đầu hôm 11/5 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngài tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới chấm dứt chiến sự.
- Theo Hill, Politico, Interfax
Phải làm gì?
Docat 278: Giáo Hội làm gì cho hoà bình?
Trước bất kỳ hoạt động bên ngoài nào, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình; Kitô hữu tin rằng lời cầu nguyện có sức mạnh thay đổi thế giới. Hơn nữa, cầu nguyện là một nguồn sức mạnh quan trọng trong những nỗ lực xây dựng hoà bình của Kitô hữu. Trong khi công bố Tin Mừng, Giáo Hội không ngừng kêu gọi hoà bình và đòi buộc các tín hữu hoạt động vì hoà bình. Ngày 1 tháng Giêng hằng năm, lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội cử hành Ngày Thế giới Hoà bình và Giáo Hội nỗ lực tạo ra bầu khí hoà bình và yêu thương tại các sự kiện do Giáo Hội tổ chức (như Ngày Giới trẻ Thế giới). Giáo Hội muốn qua đó biểu lộ rằng Giáo Hội tin vào một nền văn minh tình yêu và hoà bình, nền văn minh này không chỉ chính đáng về mặt lý thuyết nhưng còn có thể thực hiện được trong thực tế. Khi các Kitô hữu sống theo Tin Mừng, họ là phong trào hoà bình lớn nhất trên thế giới.