- Chủ đề Author
- #1
Sự xuất hiện của Đức Giáo hoàng Lêô XIV, vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên được bầu chọn, đã mở ra một giai đoạn mới đầy kỳ vọng cho Giáo hội Công giáo toàn cầu. Trong số những hồ sơ ngoại giao quan trọng, dù không phải là “bộ hồ sơ nóng” tại Á Châu, “Hồ sơ Việt Nam” đang là đề tài được nhiều người quan tâm.
Đức Lê ô XIV tiếp đón ngoại giao đoàn Tòa Thánh. Ảnh: Vatican Media
Hành trình đã 35 năm
Cần nhớ rằng, cuộc đối thoại Việt Nam – Vatican để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao đã kéo dài 35 năm, khởi đi từ năm 1990, với bao thăng trầm, căng thẳng, do hai bên, dù chủ trương đối thoại, nhưng lại nói chuyện “trên những tần số khác nhau”.
Kết quả là, sau 35 năm đối thoại, với nhiều nhượng bộ từ Tòa thánh, hai bên mới chỉ đạt được thỏa thuận: Tòa thánh sẽ bổ nhiệm một vị Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.
Theo đó, ngày 23/12/2023, Đức Thánh cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Tổng Giám Mục hiệu tòa Africa (nay là Tunisia), hiện đang là Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cho tới nay, sau gần 2 năm được bổ nhiệm, vị Đại diện Thường trú của Tòa thánh tiếp tục phải tạm trú tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội, do hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về nơi sẽ đặt Văn phòng đại diện.
Kết quả là, sau 35 năm đối thoại, với nhiều nhượng bộ từ Tòa thánh, hai bên mới chỉ đạt được thỏa thuận: Tòa thánh sẽ bổ nhiệm một vị Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.
Theo đó, ngày 23/12/2023, Đức Thánh cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Tổng Giám Mục hiệu tòa Africa (nay là Tunisia), hiện đang là Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cho tới nay, sau gần 2 năm được bổ nhiệm, vị Đại diện Thường trú của Tòa thánh tiếp tục phải tạm trú tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội, do hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về nơi sẽ đặt Văn phòng đại diện.
Hồng y Quốc vụ khanh Piero Parolin - nhân vật đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Ảnh: Vatican Media
Tiếp tục hay thay đổi?
Việc Tòa thánh và chính phủ Việt Nam chưa thể đạt được thỏa thuận về nơi đặt Văn phòng Đại diện Thường trú cho thấy sự phức tạp của mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican.
Điều này đặt ra cho vị tân Giáo hoàng một thách đố, liệu ngài sẽ tiếp tục con đường kiên nhẫn lâu nay hay sẽ tạo ra một bước đổi mới đột phá trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam?
Một số quan sát viên của Giáo hội, đặc biệt các học giả, nhà phân tích và thần học gia cho rằng Đức Lêô XIV sẽ đi theo con đường riêng của ngài, xây dựng chương trình nghị sự dựa trên kinh nghiệm tại Pêru và việc ngài được đào tạo theo linh đạo Dòng Thánh Augustinô.
Điều này đặt ra cho vị tân Giáo hoàng một thách đố, liệu ngài sẽ tiếp tục con đường kiên nhẫn lâu nay hay sẽ tạo ra một bước đổi mới đột phá trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam?
Một số quan sát viên của Giáo hội, đặc biệt các học giả, nhà phân tích và thần học gia cho rằng Đức Lêô XIV sẽ đi theo con đường riêng của ngài, xây dựng chương trình nghị sự dựa trên kinh nghiệm tại Pêru và việc ngài được đào tạo theo linh đạo Dòng Thánh Augustinô.
TGM Marek Zalewski - Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam.
Những năm sống tại Pêru, nhất là thời gian làm Giám mục tại Chiclayo, đã mang lại cho Đức Lêô XIV rất nhiều kinh nghiệm trong việc đối thoại với các chính quyền khó tính và phức tạp ở đây.
Ngài được xem là người ủng hộ phương pháp ngoại giao mềm dẻo, kiên nhẫn nhưng kiên định giữ vững các nguyên tắc đức tin.
Hơn nữa, trong thời gian tới, Đức Lêô còn phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách tại Rôma, như tài chính rối ren, nợ nần chồng chất… Tại Châu Á, có những hồ sơ cấp bách hơn cần giải quyết, như “Thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc” hay cuộc nội chiến ở Myanmar. Hồ sơ Việt Nam, dù sao cũng đang có những tiến triển tích cực dưới thời Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Vì thế, có điều gần như chắc chắn, trước mắt, hồ sơ Việt Nam có nhiều khả năng sẽ được tiếp tục với sự kiên nhẫn và thận trọng, từ cả hai phía.