Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
36
Nhiều Kitô hữu trăn trở về mối phúc thứ nhất trong tám mối phúc thật: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).

Nghèo khó có gì hay? Chỉ là những chuỗi ngày cơ cực, loanh quanh cả đời với suy nghĩ “phải làm gì đó để sống, để tồn tại”, và mọi hành động, dẫn dắt bởi suy nghĩ này, khiến người ta hiểu “ăn để sống, để tồn tại, để hy vọng một ngày mai tươi sáng”, không phải như những kẻ dư thừa của cải vật chất, họ cho rằng sống để ăn, ăn như một con lợn có hiểu biết và có suy nghĩ, kiểu “hôm nay ăn gì”!​


phailamgi_Đức Khó Nghèo Giúp Kitô Hữu Đến Gần Thiên Chúa_cv1.jpg

Ảnh: ecoshospitalarios.blogspot.com
Nghèo khó còn là mảnh đất màu mỡ cho những mưu chước gian tà, cho lòng tham có đất dựng cơ nghiệp, kiểu ăn gian nói dối, “ăn trên, ngồi trốc”.

Xã hội vẫn duy trì phong trào “xóa đói, giảm nghèo” và thực tâm, ai cũng mong thoát nghèo. Thế mà một trong những danh hiệu truyền thống dành cho thánh Giuse là “cha kẻ cơ bần”. Thánh Phaolô còn quả quyết: “Đức Giêsu, vốn dĩ giầu sang phú quý nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cr 8,9).

Giầu có đây, hiểu theo nghĩa thiêng liêng của ân sủng. Thật ra, chẳng ai thích nghèo khó về mặt vật chất và thành thật mà nói, mọi người hy sinh rất nhiều thời gian và nỗ lực để tránh xa nó càng xa càng tốt. Như người ta thường nói, hy sinh đời bố, củng cố đời con. Ai cũng có lo lắng, và sự lo âu này khiến họ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo con cái họ sẽ không biết đến sự nghèo khổ.

phailamgi_Đức Khó Nghèo Giúp Kitô Hữu Đến Gần Thiên Chúa_cv2.jpg
Ảnh: klascement.net
Về bản chất, nghèo khó là sự phụ thuộc. Một người nghèo nhận thức sâu sắc về những nhu cầu cơ bản cấp thiết của mình và cả sự bất lực của mình trong việc đáp ứng những nhu cầu đó. Ngược lại, người giàu có, người không bị lệ thuộc, họ tự do đưa ra quyết định và chẳng cần ai trợ giúp.

Về mặt thần học, ám chỉ tinh thần khó nghèo mới là một nhân đức. Và đó là lý do khiến tín hữu tôn kính Thánh Giuse là “cha kẻ cơ bần”; cha của những vị thánh thấu hiểu mối phúc mà Đức Giêsu nói đến: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”, vì muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Người.

Vì thế đức tin, xét về bản chất cũng là sự phụ thuộc. Đó là một sự xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Người làm chủ và mọi sinh vật tùy thuộc vào Người, như nói trong Tv 103,27-28: “Hết mọi loài ngửa trông lên Chúa, đợi chờ Ngài đến bữa cho ăn. Ngài ban xuống, chúng lượm về, Ngài mở tay, chúng thoả thuê ơn phước.”

Vậy, từ cái nghèo vật chất mang tính nhất thời, làm cơ sở tiến đến một giá trị cao cả hơn. Đó là niềm tin rằng cuối cùng, hạnh phúc đích thực chỉ có thể được tìm thấy nơi Thiên Chúa.

phailamgi_Đức Khó Nghèo Giúp Kitô Hữu Đến Gần Thiên Chúa_1.jpg
Ảnh: portal.hombrenuevo.com.gt
Về mặt thiêng liêng, Kitô hữu ý thức rằng cuộc sống của họ trong thế giới này hoàn toàn nương tựa vào Người. Chúa phán: “Kẻ gắn bó cùng Ta sẽ được ơn giải thoát, người nhận biết danh Ta, sẽ được sức phù trì; khi kêu đến Ta, Ta liền đáp lại, lúc ngặt nghèo, có Ta ở kề bên” (Tv (0, 14,15).

Và với ơn cứu chuộc chưa chan nơi Giêsu Kitô, họ biết rằng, dù sống trong mọi hoàn cảnh khó khăn nào trong cuộc sống, rối cuộc, với tinh thần nghéo khó, họ nằm giữ cho mình một lời hứa của Chúa về cuộc sống vĩnh cửu sau này, như thánh Giuse, cha nuôi của Đức Giêsu, được vinh hiển trên Thiên quốc và được tôn vinh dưới thế trần, là Đấng Bảo Trợ Hội thánh; một Hội thánh sống đúng tinh thần nghèo khó của Đức Kitô, nếu muốn trở nên là “Nhiệm thể Chúa Kitô”.​

Phải làm gì?​

Docat 164: Kinh Thánh nói gì về giàu và nghèo?

Bất cứ ai theo Đức Giêsu cần nhớ rằng trước tiên và trên hết phải “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12,21). Giàu có về vật chất không phải là mục tiêu đặc biệt trong đời sống của người Kitô hữu. Sự sung túc của cải cũng không phải là dấu hiệu chắc chắn của ơn đặc biệt Chúa ban. Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6,11). Với lời ấy, chúng ta xin Chúa Cha ban tất cả những gì chúng ta cần để sống đời trần thế. Chúng ta không cố giành cho có được các của cải xa hoa, nhưng chỉ mong những thứ cần để sống hạnh phúc trong sự sung túc vừa phải, nuôi sống được gia đình, làm việc bác ái, và tham dự vào văn hoá và giáo dục cũng như phát triển xa hơn trong các lĩnh vực này.​
 

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Khảm: "Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên