- Chủ đề Author
- #1
Một hôm, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con". Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,5-6).
Ảnh: Tgp Hà Nội
Tại một Nhà dòng kia, cha Giáo tập và các tập sinh đang sửa sang lại hòn non bộ. Cha bảo: “Các con khéo tay một tý, loại bỏ cây si thôi, đừng làm vỡ hòn giả sơn”. Cây si lâu năm với bộ rẽ chằng chịt, bó chặt hòn giả sơn, gỡ ra thật chật vật. Bỗng có một thày tập nói với cha rằng: “Thưa cha, con thấy cha con mình chưa có lòng tin”. Cha Giáo sửng sốt chưa biết nói sao, thày ấy tiếp: “Như Chúa nói, nếu cha con ta có đức tin bằng hạt cải, thì bảo cây si này, đi chỗ khác, nó sẽ vâng lời.”
Đã bao giờ bạn tự vấn về đức tin của mình chưa? Nó từ đâu đến và giúp gì cho cuộc sống của bạn? Bạn có kinh nghiệm gì về Thiên Chúa và sự hữu ích khi bạn đặt niềm tin vào Chúa? Hay đức tin bạn đang “có” chỉ là đức tin vay mượn.
Đã bao giờ bạn tự vấn về đức tin của mình chưa? Nó từ đâu đến và giúp gì cho cuộc sống của bạn? Bạn có kinh nghiệm gì về Thiên Chúa và sự hữu ích khi bạn đặt niềm tin vào Chúa? Hay đức tin bạn đang “có” chỉ là đức tin vay mượn.
Ảnh: pexels.com
Đức tin vay mượn là đức tin của trẻ dựa trên giáo lý mà các anh chị giáo lý viên đã dạy, hoặc do truyền thống gia đình, do bởi muốn lấy người Công giáo, chứ không phải là cuộc gặp gỡ thiết thân với Chúa, hay có trải nghiệm về sự hiện diện và hành động cứu độ của Chúa đối với mình, buộc mình phải chọn tin hay không tin.
Vì đức tin vay mượn, lại tự hào mình là người có đức tin, là đạo gốc, nhưng bạn hãy xem đức tin ấy có làm trổ sinh hoa trái giữa cuộc đời này hay chưa? Bao nhiêu cử chỉ, hành động, lời nói minh chứng rằng chúng ta không có một nền tảng đức tin. Cho nên ẩn sau thái độ đạo đức, bác ái, siêng năng việc thờ phượng là bản tính chưa được thanh tẩy, do vậy mà những nết xấu vẫn còn thống trị (x.Mc 7, 21-23), hoặc sợ bị kỳ thị, khích bác, mất việc, mất quyền lợi, mất địa vị… nên không dám tuyên xưng đức tin và làm chứng cho đức tin. Bởi vậy nhiều Kitô hữu ngày nay cũng sống sa đọa, trụy lạc, bê tha…không thua gì một kẻ gian tà ngoài xã hội!
Nếu có đức tin, có lẽ bạn đã chẳng quanh quẩn với nhu cầu bản thân, mà quên đi những giá trị khác mà Tin mừng đã dạy cho những ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu. Phải! Nếu bạn thực sự có đức tin, có lẽ bạn sẽ chọn một lối sống khác rồi.
Vì đức tin vay mượn, lại tự hào mình là người có đức tin, là đạo gốc, nhưng bạn hãy xem đức tin ấy có làm trổ sinh hoa trái giữa cuộc đời này hay chưa? Bao nhiêu cử chỉ, hành động, lời nói minh chứng rằng chúng ta không có một nền tảng đức tin. Cho nên ẩn sau thái độ đạo đức, bác ái, siêng năng việc thờ phượng là bản tính chưa được thanh tẩy, do vậy mà những nết xấu vẫn còn thống trị (x.Mc 7, 21-23), hoặc sợ bị kỳ thị, khích bác, mất việc, mất quyền lợi, mất địa vị… nên không dám tuyên xưng đức tin và làm chứng cho đức tin. Bởi vậy nhiều Kitô hữu ngày nay cũng sống sa đọa, trụy lạc, bê tha…không thua gì một kẻ gian tà ngoài xã hội!
Nếu có đức tin, có lẽ bạn đã chẳng quanh quẩn với nhu cầu bản thân, mà quên đi những giá trị khác mà Tin mừng đã dạy cho những ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu. Phải! Nếu bạn thực sự có đức tin, có lẽ bạn sẽ chọn một lối sống khác rồi.
Ảnh: freepik.com
Bạn cũng nên tự hỏi: “Tại sao mình cứ sống tầm thường mãi?” Đơn giản thôi, vì tự thâm tâm bạn đã cam nhận sống tầm thường. Còn câu trả lời của Chúa thật rõ ràng: “Vì các ngươi yếu lòng tin”.
Để sống đức tin cách trưởng thành, ngoài nỗ lực của bản thân, điều quan trọng đòi hỏi mỗi Kitô hữu hãy lắng nghe hướng dẫn và tác động của Thánh Thần, để nhờ đó, trong mỗi biến cố của đời sống, bạn sẽ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”
Thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Colose: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Cl 2,7).
Để sống đức tin cách trưởng thành, ngoài nỗ lực của bản thân, điều quan trọng đòi hỏi mỗi Kitô hữu hãy lắng nghe hướng dẫn và tác động của Thánh Thần, để nhờ đó, trong mỗi biến cố của đời sống, bạn sẽ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”
Thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Colose: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Cl 2,7).