Giáo dục Công giáo tại Việt Nam: Quyền được tham gia giáo dục tiếp tục xa vời

5.00 star(s) 2 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
506

Một năm học mới sắp bắt đầu! Những bất cập về giáo dục đến hẹn lại lên. Trước tình trạng giáo dục ngày càng xuống cấp do lệch hướng, dẫn đến những hậu quả khôn lường, nhiều câu hỏi lại được đặt ra, trong đó có câu hỏi căn bản: "Bao giờ các tôn giáo được tham gia vào giáo dục?"


phailamgi_Bao giờ Giáo hội Công giáo mới được tham gia giáo dục_cv1.jpg

Các học sinh trường Khâm Thiên thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Ảnh chụp năm 1951.

Một vài con số

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới". Đó là niềm tin của Nelson Mandela, tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nam Phi và là người anh hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.

Trong thực tế, không ai có thể phủ nhận nền giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho nền văn minh nhân loại.

Ngay tại các nước theo Hồi giáo như Indonesia hay Phật giáo như Thái Lan, các trường Công giáo đều là các trường đứng top đầu.

Trên phạm vi toàn cầu, theo thống kê, Giáo hội Công giáo đang quản lý 73.164 trường mẫu giáo với 7.376.858 học sinh, 103.146 trường tiểu học với 35.011.999 học sinh, 49.541 trường trung học với 19.307.248 học sinh, 12.662 trường đại học, cao đẳng với 2.251.671 sinh viên cao đẳng và 3.707.298 sinh viên đại học. (Catholic Church Statistics, Agenzia Fides - 18 October 2020)

phailamgi_Bao giờ Giáo hội Công giáo mới được tham gia giáo dục_cv2.jpg
Trường Taberd Sài Gòn. Ảnh: Taberd.org

Một chút hoài niệm

Riêng tại Việt Nam, ý thức về "sứ mạng giáo dục" và quyền được tham gia vào mọi lãnh vực trần thế, nên ngay từ cuối thế kỷ 19, vừa khi việc cấm đạo chấm dứt, Giáo hội Việt Nam đã tích cực dấn thân vào lãnh vực giáo dục, bằng việc kêu gọi các dòng tu chuyên lo giáo dục đến Việt Nam, như dòng các Sư huynh La San, dòng Thánh Phaolô thành Chartres…

Một thống kê năm 1895 cho biết, không kể các trường do các Sư huynh La san và Dòng Phaolô phụ trách, chỉ riêng Địa phận Tây Đàng Trong – địa phận Sài Gòn ngày nay, coi sóc 218 nhà thờ lớn nhỏ, 117 trường học với 7.226 học sinh, trên tổng số 63.000 giáo dân. (Văn phòng Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, 150 năm Địa phận tây Đàng Ngoài, (tư liệu lịch sử, lưu hành nội bộ), tr. 62)

Một thống kê khác cho biết, trước khi Hiệp định Genève được ký kết. Hệ thống giáo dục Công giáo đã phủ khắp mọi miền đất nước, hầu hết các giáo xứ, dòng tu đều có các trường học. Tại Hà Nội, Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách 7 ngôi trường lớn nhỏ, từ tiểu học tới Trung học.

phailamgi_Bao giờ Giáo hội Công giáo mới được tham gia giáo dục_1.jpg
Huy hiệu trường tư thục Minh Đức - Đà Lạt, một trường do các cha Dòng Chúa Cứu Thế thành lập. Ảnh: phailamgi.com

Sau năm 1954, toàn bộ các trường học của Giáo hội tại miền Bắc bị tịch thu hoặc bị đóng cửa. Hoạt động giáo dục Công Giáo bị ngưng hoạt động cho đến nay. Ngược lại tại miền Nam, nền giáo dục Công Giáo phát triển mạnh nhờ lực lượng trí thức khắp nơi dồn về.

Bảng tổng kết tình hình Giáo Hội Việt Nam vào năm 1962-1963 thấy hoạt động của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội tại miền Nam rất lớn. Giáo Hội Việt Nam lúc đó có 93 trường Trung học với 60.412 học sinh, 1.122 trường Tiểu học với 234.749 học sinh, 58 Cô Nhi viện nuôi 6.616 trẻ, ...”, đặc biệt mở ra các đại học như Viện Đại học Đà Lạt, Đại học Thành Nhân (Dòng La San), Đại học Minh Đức (ngành y khoa)..., (Hoa Hạ, Giáo dục Công Giáo tại Việt Nam - Nhìn lại một chặng đường) góp phần trực tiếp phát triển con người, đất nước và xã hội Việt Nam.

Theo thống kê năm 1969, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi viện… (Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Niên giám 2004, Nxb Tôn giáo 2004.)

Tuy nhiên, sau ngày 30/4/1975, toàn bộ hệ thống trường học của Giáo hội Công giáo đều bị tịch thu hoặc quốc hữu hóa, Giáo hội Công giáo cũng như các tôn giáo chính thức bị loại ra khỏi phạm vi giáo dục cho tới hôm nay.

Những thao thức của Giáo hội Việt Nam

Suốt gần 50 năm qua, trước tình hình giáo dục ngày càng xuống cấp, dẫn tới tệ nạn xã hội gia tăng, quyền tham gia vào các lãnh vực xã hội, biểu hiện quan trọng của quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị chối từ, các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngay từ những năm cuối thập niên 1980, đã nhiều lần gửi thư kiến nghị, đề nghị chính quyền Việt Nam trao trả các cơ sở, trong đó có các trường học, đồng thời, "tạo điều kiện để các tôn giáo tham gia vào công cuộc giáo dục", góp phần cải cách nền giáo dục đang ngày càng xa rời mục tiêu là đào tạo nên những con người nhân bản.

phailamgi_Bao giờ Giáo hội Công giáo mới được tham gia giáo dục_2.jpg
Thẻ học sinh trường tư thục Minh Đức - Đà Lạt. Ảnh: phailamgi.com

Bao giờ mới được quyền tham gia?

Tuy nhiên, cho tới nay, sau bao kiến nghị, Giáo hội mới chỉ được phép mở các nhà trẻ mẫu giáo do các dòng tu nữ đảm nhận. Một số trường Trung học và ngay cả trường Trung cấp dạy Nghề Xuân Lộc, do các tư nhân đứng tên.

Nhà nước vẫn tiếp tục độc quyền giáo dục. Các tôn giáo chỉ "Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan." (Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo năm 2016, điều 55) Nhưng, tham gia thế nào? Tham gia tới mức nào? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không?.. thì Luật không nói và không có hương dẫn.

Trái lại, Luật Giáo dục năm 2019, tại điều 3, qui định: "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng."

Ngoài ra, trong cuộc đối thoại thường niên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Vatican diễn ra tại Hà Nội tháng 5/2024 vừa qua, hai bên tiếp tục gặp bế tắc khi Tòa Thánh yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải để Giáo hội tham gia vào các lãnh vực xã hội, vì đó là biểu hiện đầy đủ nhất của tự do tôn giáo, nhưng đã không được chấp nhận và dĩ nhiên, cũng không có lý do.​

Phải làm gì?​

Docat 88: Công ích thể hiện như thế nào?

Mỗi người và mỗi tập thể có những lợi ích thích đáng ít nhiều được cho là phù hợp. Ước muốn “công ích” nghĩa là có khả năng nghĩ xa hơn nhu cầu của bản thân. Chúng ta nên quan tâm đến điều tốt cho tất cả mọi người, ngay cả cho những người không ai nghĩ tới vì họ chẳng có tiếng nói cũng không có quyền lực. Của cải trên trái đất là dành cho tất cả mọi người. Và nếu mỗi người chỉ biết nghĩ đến mình, thì cuộc sống chung trở thành cuộc chiến của mọi người chống lại mọi người. Tuy nhiên, công ích không chỉ bao gồm lợi lộc vật chất hoặc bên ngoài của tất cả mọi người, công ích còn bao hàm lợi ích toàn diện của con người. Do đó, sự quan tâm lo cho lợi ích tinh thần của con người cũng là một phần thuộc về công ích. Khi xét đến công ích, người ta không thể bỏ qua bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống của con người.​
 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
Có thể nói Giáo Hội đã có những suy tư và triết lý giáo dục khá hoàn chỉnh. Nhưng theo tôi Giáo Hội vẫn còn nhiều việc để làm như lên kế hoạch thực hiện đôi khi không cần sự cấp phép thành lập trường. Có rất nhiều ý tưởng để có thể thực hiện hóa giáo dục.
Chẳng hạn, hiện nay 1 số các giáo xứ đã xây dựng các cơ sở nhà giáo lý, vậy tại sao chúng ta không có thể dành 2,3 buổi dạy khoa học và văn hóa ở những buổi tối được?
Thứ 2, để thực hiện hóa cần phải đào tạo giáo viên, soạn thảo các chương trình giảng dạy.
Từ 1 triết lý, suy tư đến việc đem ra thực hiện là 1 quá trình dài hơi, hội tụ đủ các yếu tố căn bản như triết lý, tầm nhìn, nguồn lực và kế hoạch nữa.
Trong khi chờ đợi sự cho phép của nhà nước, tại sao chúng ta không thí điểm 1 số mô hình để đánh giá xem kết quả như thế nào? Để đến lúc được cấp phép chúng ta không khỏi lúng túng nhưng đủ kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực nhằm thực hiện hóa giáo dục Công giáo.
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
506
Có thể nói Giáo Hội đã có những suy tư và triết lý giáo dục khá hoàn chỉnh. Nhưng theo tôi Giáo Hội vẫn còn nhiều việc để làm như lên kế hoạch thực hiện đôi khi không cần sự cấp phép thành lập trường. Có rất nhiều ý tưởng để có thể thực hiện hóa giáo dục.
Chẳng hạn, hiện nay 1 số các giáo xứ đã xây dựng các cơ sở nhà giáo lý, vậy tại sao chúng ta không có thể dành 2,3 buổi dạy khoa học và văn hóa ở những buổi tối được?
Thứ 2, để thực hiện hóa cần phải đào tạo giáo viên, soạn thảo các chương trình giảng dạy.
Từ 1 triết lý, suy tư đến việc đem ra thực hiện là 1 quá trình dài hơi, hội tụ đủ các yếu tố căn bản như triết lý, tầm nhìn, nguồn lực và kế hoạch nữa.
Trong khi chờ đợi sự cho phép của nhà nước, tại sao chúng ta không thí điểm 1 số mô hình để đánh giá xem kết quả như thế nào? Để đến lúc được cấp phép chúng ta không khỏi lúng túng nhưng đủ kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực nhằm thực hiện hóa giáo dục Công giáo.
Thực tế, hiện nay, một số dòng tu chuyên lo giáo dục như Dòng Don Bosco, nhất là dòng La San... đã mở một số trường tiểu học và trung học, theo dạng tư thục, nghĩa là do một số tu sĩ đăng ký theo diện cá nhân, chứ không phải theo diện tổ chức. Đây vẫn chỉ là mô hình đào tạo tư thục theo chương trình của quốc gia, không khác gì các trường tư thục khác.
Việc bạn đề nghị cũng khá hay, tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện, vì nó đòi hỏi rất nhiều cố gắng không chỉ về tài chính, phòng ốc, nhân sự...
Cũng giống như trong lãnh vực y tế, nếu Giáo hội có những bệnh viện của Giáo hội, thì việc chăm sóc sức khỏe thể chất sẽ tốt hơn và điều hành sẽ dễ hơn. Tương tự như vậy, trong giáo dục..
 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
Thực tế, hiện nay, một số dòng tu chuyên lo giáo dục như Dòng Don Bosco, nhất là dòng La San... đã mở một số trường tiểu học và trung học, theo dạng tư thục, nghĩa là do một số tu sĩ đăng ký theo diện cá nhân, chứ không phải theo diện tổ chức. Đây vẫn chỉ là mô hình đào tạo tư thục theo chương trình của quốc gia, không khác gì các trường tư thục khác.
Việc bạn đề nghị cũng khá hay, tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện, vì nó đòi hỏi rất nhiều cố gắng không chỉ về tài chính, phòng ốc, nhân sự...
Cũng giống như trong lãnh vực y tế, nếu Giáo hội có những bệnh viện của Giáo hội, thì việc chăm sóc sức khỏe thể chất sẽ tốt hơn và điều hành sẽ dễ hơn. Tương tự như vậy, trong giáo dục..
Không hẳn khi được cấp phép thì chúng ta sẽ làm tốt hơn. Có rất nhiều thách đố và khó khăn mà yếu tố quan trọng nhất là con người. Chẳng hạn, ở Philippines, Công giáo chiếm đại đa số, các trường học, bệnh viện được mở ra nhưng thực tế cũng không hơn so với Việt Nam là bao nhiêu. Tỉ lệ dân nghèo đói, mù chữ vẫn khá nhiều. Vì mình có xem 1 số phóng sự nói vậy nên chưa có rõ thống kê như thế nào.
 

Hội thảo loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên AI tại Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội | PhaiLamGi | “Trí tuệ nhân tạo – Cánh cửa mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng”. Với thao thức cho công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, Học viện Thần học Thánh Phê-rô Lê Tuỳ kết hợp với Công ty Tập đoàn Hyperlution tổ chức chương trình hội thảo Loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên