- Chủ đề Author
- #1
Ngày 24/5, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã có buổi tiếp kiến các viên chức của Giáo triều Rôma, các nhân viên của Tòa thánh, của Phủ Thống đốc Thành quốc Vatican và Giáo phận Rôma. Trong bài diễn văn, sau khi cảm ơn các tham dự viên về sự tận tụy phục vụ, Đức Thánh cha đã nhắc lại vai trò quan trọng của Giáo triều, cả ở Rôma và nơi các giáo phận khác nhau, bằng tuyên bố: “Giáo hoàng sẽ qua đi, Giáo triều vẫn còn mãi. Điều này đúng trong mỗi Giáo hội địa phương, đối với Tòa Giám mục.”
Giáo hoàng sẽ qua đi…
Đó là một thực tế. Mỗi giáo hoàng chỉ là một con người hữu hạn, đảm nhận vai trò mục tử của Giáo hội trong một thời gian nhất định.
Họ có thể là những vị thánh, là những nhà lãnh đạo uyên bác, nhưng rồi cũng đến lúc phải ra đi, để lại vị trí cho những người kế nhiệm.
Như thế, cá nhân giáo hoàng không phải là trung tâm cuối cùng của Hội Thánh, mà chỉ là người thi hành sứ vụ thánh Phêrô trong một giai đoạn lịch sử.
Họ có thể là những vị thánh, là những nhà lãnh đạo uyên bác, nhưng rồi cũng đến lúc phải ra đi, để lại vị trí cho những người kế nhiệm.
Như thế, cá nhân giáo hoàng không phải là trung tâm cuối cùng của Hội Thánh, mà chỉ là người thi hành sứ vụ thánh Phêrô trong một giai đoạn lịch sử.
Nhưng, Giáo triều sẽ còn mãi…
Tuy nhiên, có một thực tại khác gắn chặt với các giáo hoàng, nhưng tồn tại mãi "nhờ lưu giữ những ký ức và trung thành với sứ mạng đã được ủy thác cho thánh Phêrô," đó là giáo triều.
Theo đức Thánh cha, “giáo triều là nơi lưu giữ và truyền đạt ký ức sống động của Hội Thánh, của tác vụ mục tử. Ký ức là một yếu tố thiết yếu cho một thân thể sống. Ký ức không chỉ giúp hướng về quá khứ, mà còn dưỡng nuôi hiện tại và dẫn đường cho tương lai. Không có ký ức, ta sẽ lạc hướng.”
Bên cạnh việc lưu giữ ký ức, giáo triều còn là nơi “thực thi sứ mạng truyền giáo”, vốn là bản chất của Hội thánh, cũng là sứ vụ Chúa trao cho thánh Phêrô và những người kế vị ngài.
Nói cách khác, Hội thánh có mặt là vì sứ mạng. Đây cũng là lý do hiện hữu của giáo triều. Vì thế, giáo triều trước hết phải là một môi trường truyền giáo và là biểu tượng của sự liên tục và hiệp thông trong Hội Thánh, giúp củng cố và phát triển đời sống đức tin không chỉ ở Rôma mà trên toàn thế giới.
Theo đức Thánh cha, “giáo triều là nơi lưu giữ và truyền đạt ký ức sống động của Hội Thánh, của tác vụ mục tử. Ký ức là một yếu tố thiết yếu cho một thân thể sống. Ký ức không chỉ giúp hướng về quá khứ, mà còn dưỡng nuôi hiện tại và dẫn đường cho tương lai. Không có ký ức, ta sẽ lạc hướng.”
Bên cạnh việc lưu giữ ký ức, giáo triều còn là nơi “thực thi sứ mạng truyền giáo”, vốn là bản chất của Hội thánh, cũng là sứ vụ Chúa trao cho thánh Phêrô và những người kế vị ngài.
Nói cách khác, Hội thánh có mặt là vì sứ mạng. Đây cũng là lý do hiện hữu của giáo triều. Vì thế, giáo triều trước hết phải là một môi trường truyền giáo và là biểu tượng của sự liên tục và hiệp thông trong Hội Thánh, giúp củng cố và phát triển đời sống đức tin không chỉ ở Rôma mà trên toàn thế giới.
Và, đúng với mỗi giáo phận
Điều đã nói ở trên cũng đúng với mỗi giáo phận. Mỗi giáo phận trải qua nhiều đời giám mục nối tiếp nhau. Các linh mục và giáo dân cũng thế, nhưng sứ mạng chăm sóc, dẫn dắt và loan báo Tin Mừng vẫn còn mãi và làm cho Giáo hội địa phương có lý do để tồn tại.
Vì thế, để có chỗ đứng trong lịch sử, các giáo phận nên tập chú vào sứ mạng loan báo Tin mừng, hơn là chỉ chú tâm vào việc xây dựng các cơ sở vật chất, vào các lễ hội phàm tục…
Cũng vậy, về phần các đức giám mục, những người đứng đầu giáo phận trong một giai đoạn lịch sử, họ phải làm sao để “những ký ức sống động” không bị đứt đoạn, những ký ức về “một Hội Thánh truyền giáo, một Hội Thánh xây dựng những nhịp cầu đối thoại, một Hội Thánh luôn mở rộng vòng tay đón tiếp… những ai đang cần sự chăm sóc, giúp đỡ của Hội thánh.”
Vì thế, để có chỗ đứng trong lịch sử, các giáo phận nên tập chú vào sứ mạng loan báo Tin mừng, hơn là chỉ chú tâm vào việc xây dựng các cơ sở vật chất, vào các lễ hội phàm tục…
Cũng vậy, về phần các đức giám mục, những người đứng đầu giáo phận trong một giai đoạn lịch sử, họ phải làm sao để “những ký ức sống động” không bị đứt đoạn, những ký ức về “một Hội Thánh truyền giáo, một Hội Thánh xây dựng những nhịp cầu đối thoại, một Hội Thánh luôn mở rộng vòng tay đón tiếp… những ai đang cần sự chăm sóc, giúp đỡ của Hội thánh.”
Tóm lại
Giáo hoàng, giám mục sẽ qua đi, nhưng Giáo hội của Chúa vẫn trường tồn, vẫn không ngừng loan báo Tin mừng và tiến bước trong lịch sử cứu độ. Vì thế, mỗi tín hữu, dù là giáo hoàng, giám mục, linh mục hay giáo dân, tất cả đều được mời gọi cộng tác cách trung tín trong sứ mạng của Hội thánh, góp phần gìn giữ những ký ức sống động và làm cho Hội thánh của Chúa trường tồn.
- Ảnh trong bài: Vatican Media