- Chủ đề Author
- #1
Kể từ khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Lêô XIV không ngừng khẳng định tầm quan trọng của Giáo huấn hay Học thuyết xã hội Công giáo; đặc biệt, trong bài diễn văn tại Hội nghị quốc tế của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, ngày 16/5/2025, Đức Giáo hoàng Lêô XIV khẳng định, Giáo huấn xã hội là những “nhịp cầu đối thoại và gặp gỡ… vì hòa bình”.
Một kho tàng quý báu
Theo Đức Thánh cha, sở dĩ Giáo huấn xã hội có tầm quan trọng trong thế giới biến động, “đa khủng hoảng” ngày nay là vì Giáo huấn xã hội cung cấp những hiểu biết sâu sắc, “trở thành nhịp cầu nối khoa học và lương tâm, để mở ra sự hiểu biết, hy vọng và hòa bình.”
Nói cách khác, Giáo huấn xã hội có thể “hàn gắn những chia rẽ toàn cầu” (x. Parolin, Diễn từ tại Hội nghị quốc tế của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, ngày 16/5/2025) bởi vì, Giáo huấn xã hội là tổng hợp những giáo huấn mà Giáo hội đưa ra về các vấn đề xã hội, bao trùm mọi lãnh vực, từ phẩm giá con người, giá trị sự sống, sự bình đẳng giữa các nhân vị, hôn nhân và gia đình, kinh tế và phát triển, chính trị trong cộng đồng quốc gia và quốc tế, thiên nhiên và môi trường…” (Phan Tấn Thành, Đời sống Tâm linh VIII – Mang Tin mừng vào các thực tại trần thế, tr. 19); và đặc biệt, mỗi người có thể tìm thấy ở trong đó “những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những kế hoạch để hành động” (Ibid.) cho một xã hội công bằng và văn minh.
Nói cách khác, Giáo huấn xã hội có thể “hàn gắn những chia rẽ toàn cầu” (x. Parolin, Diễn từ tại Hội nghị quốc tế của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, ngày 16/5/2025) bởi vì, Giáo huấn xã hội là tổng hợp những giáo huấn mà Giáo hội đưa ra về các vấn đề xã hội, bao trùm mọi lãnh vực, từ phẩm giá con người, giá trị sự sống, sự bình đẳng giữa các nhân vị, hôn nhân và gia đình, kinh tế và phát triển, chính trị trong cộng đồng quốc gia và quốc tế, thiên nhiên và môi trường…” (Phan Tấn Thành, Đời sống Tâm linh VIII – Mang Tin mừng vào các thực tại trần thế, tr. 19); và đặc biệt, mỗi người có thể tìm thấy ở trong đó “những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những kế hoạch để hành động” (Ibid.) cho một xã hội công bằng và văn minh.
Những hiểu lầm thường thấy
Tuy nhiên, theo Đức Thánh cha, khi nghe hai chữ “học thuyết” người ta dễ dàng có “xu hướng nghĩ đến một tập hợp các ý tưởng thuộc về một tôn giáo,” trong khi, đó là từ “đồng nghĩa với “khoa học”, “kỷ luật” và “kiến thức,” là “sản phẩm của nghiên cứu,” nhằm “mục đích truyền đạt một khối lượng kiến thức đáng tin cậy, có tổ chức và có hệ thống về một vấn đề xã hội nhất định.” (Lêô XIV, Diễn văn tại Hội nghị quốc tế Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice)
Tệ hơn, khi nghe hai chữ “học thuyết”, người ta liền nghĩ đến “một học thuyết chính trị hoặc kinh tế, được đề ra như “đường lối thứ 3” giữa hai khối “tư bản” và “xã hội chủ nghĩa”. (Phan Tấn Thành, Đời sống Tâm linh VIII – Mang Tin mừng vào các thực tại trần thế, tr. 17)
Theo Đức thánh cha, cần hiểu rõ, Học thuyết hay Giáo huấn xã hội “chủ yếu nhằm dạy chúng ta cách tiếp cận các vấn đề và quan trọng hơn là cách tiếp cận mọi người,” một cách nghiêm túc, nghiêm ngặt và thanh thản. (x. Lêô XIV, Diễn văn tại Hội nghị quốc tế Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice)
Nói cách khác, Giáo huấn xã hội “không đưa ra những giải pháp mang tính chuyên môn, cũng như thiết lập các chính sách, đối với những vấn đề xã hội đặc thù, nhưng đúng hơn truyền cảm hứng cho những chính sách đúng tinh thần Phúc Âm.” (Docat, # 31)
Vì thế, theo Đức thánh cha, trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra, mỗi người, cách riêng người công giáo, cần “tái khám phá lại” các nguyên tắc của Học thuyết xã hội, “đóng góp vào sự phát triển học thuyết xã hội của Giáo hội trong thời đại có những thay đổi xã hội quan trọng này”.
Tệ hơn, khi nghe hai chữ “học thuyết”, người ta liền nghĩ đến “một học thuyết chính trị hoặc kinh tế, được đề ra như “đường lối thứ 3” giữa hai khối “tư bản” và “xã hội chủ nghĩa”. (Phan Tấn Thành, Đời sống Tâm linh VIII – Mang Tin mừng vào các thực tại trần thế, tr. 17)
Theo Đức thánh cha, cần hiểu rõ, Học thuyết hay Giáo huấn xã hội “chủ yếu nhằm dạy chúng ta cách tiếp cận các vấn đề và quan trọng hơn là cách tiếp cận mọi người,” một cách nghiêm túc, nghiêm ngặt và thanh thản. (x. Lêô XIV, Diễn văn tại Hội nghị quốc tế Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice)
Nói cách khác, Giáo huấn xã hội “không đưa ra những giải pháp mang tính chuyên môn, cũng như thiết lập các chính sách, đối với những vấn đề xã hội đặc thù, nhưng đúng hơn truyền cảm hứng cho những chính sách đúng tinh thần Phúc Âm.” (Docat, # 31)
Vì thế, theo Đức thánh cha, trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra, mỗi người, cách riêng người công giáo, cần “tái khám phá lại” các nguyên tắc của Học thuyết xã hội, “đóng góp vào sự phát triển học thuyết xã hội của Giáo hội trong thời đại có những thay đổi xã hội quan trọng này”.
Một kho tàng bị “cố tình” lãng quên tại Việt Nam
Thực ra, đây không phải lần đầu, một vị Giáo hoàng khẳng định tầm quan trọng của Học thuyết xã hội Công giáo và kêu gọi mọi người áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
Tại Việt Nam, các Đức giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các thời kỳ cũng đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của Học thuyết xã hội và mời gọi các giáo hữu học hỏi giáo huấn xã hội để tham gia vào các cuộc đối thoại xã hội, nhờ đó, góp phần vào việc canh tân xã hội theo các tiêu chuẩn của Tin mừng.
Tuy nhiên, vì chỉ đưa ra lời kêu gọi mà không có một kế hoạch thực hành, nên tại Việt Nam, cho đến nay, việc học hỏi và phổ biến Giáo huấn xã hội vẫn là “thứ xa xỉ”. Hầu hết các giáo dân tại Việt Nam chưa được tiếp cận với Giáo huấn xã hội của giáo hội. Việc tiếp cận và học hỏi các văn kiện xã hội còn rất hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng này khá phức tạp. Trước hết, môi trường chính trị xã hội tại Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, khiến giáo huấn xã hội dễ bị coi là nhạy cảm hoặc “liên quan đến chính trị”.
Nhiều giáo dân và thậm chí một số mục tử tại Việt Nam vẫn xem giáo huấn xã hội như một phần phụ của đức tin, không quan trọng bằng các thực hành đạo đức cá nhân. Điều này dẫn đến việc giáo huấn xã hội không được giảng dạy rộng rãi trong các lớp giáo lý hay chương trình đào tạo.
Thêm vào đó, các văn kiện thường được trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn, khó hiểu. Nhiều linh mục, tu sĩ cảm thấy khó tiếp cận với các nguyên tắc và các giá trị của Học thuyết xã hội. Vì thế, họ cũng không có động lực và khả năng để truyền tải những nội dung của Giáo huấn cho giáo dân.
Ngoài ra, mặc dù, Ủy ban Phát triển Con người toàn diện trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, từ 15 năm nay đã đảm nhận nhiệm vụ phổ biến việc học hỏi Giáo huấn, nhưng dường như Ủy ban vẫn chưa có nhiều chương trình đào tạo bài bản cho linh mục và giáo dân về học thuyết xã hội, khiến họ khó chuyển tải thông điệp một cách sống động, gần gũi với thực tế của đời sống người dân.
Để kết, Giáo huấn xã hội Công giáo chính là kho tàng quý giá, chứa đựng các giá trị nhân văn sâu sắc. Việc khơi dậy và phát huy kho tàng này tại Việt Nam không chỉ giúp Giáo hội sống đúng sứ mạng của mình mà còn đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.
Tại Việt Nam, các Đức giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các thời kỳ cũng đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của Học thuyết xã hội và mời gọi các giáo hữu học hỏi giáo huấn xã hội để tham gia vào các cuộc đối thoại xã hội, nhờ đó, góp phần vào việc canh tân xã hội theo các tiêu chuẩn của Tin mừng.
Tuy nhiên, vì chỉ đưa ra lời kêu gọi mà không có một kế hoạch thực hành, nên tại Việt Nam, cho đến nay, việc học hỏi và phổ biến Giáo huấn xã hội vẫn là “thứ xa xỉ”. Hầu hết các giáo dân tại Việt Nam chưa được tiếp cận với Giáo huấn xã hội của giáo hội. Việc tiếp cận và học hỏi các văn kiện xã hội còn rất hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng này khá phức tạp. Trước hết, môi trường chính trị xã hội tại Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, khiến giáo huấn xã hội dễ bị coi là nhạy cảm hoặc “liên quan đến chính trị”.
Nhiều giáo dân và thậm chí một số mục tử tại Việt Nam vẫn xem giáo huấn xã hội như một phần phụ của đức tin, không quan trọng bằng các thực hành đạo đức cá nhân. Điều này dẫn đến việc giáo huấn xã hội không được giảng dạy rộng rãi trong các lớp giáo lý hay chương trình đào tạo.
Thêm vào đó, các văn kiện thường được trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn, khó hiểu. Nhiều linh mục, tu sĩ cảm thấy khó tiếp cận với các nguyên tắc và các giá trị của Học thuyết xã hội. Vì thế, họ cũng không có động lực và khả năng để truyền tải những nội dung của Giáo huấn cho giáo dân.
Ngoài ra, mặc dù, Ủy ban Phát triển Con người toàn diện trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, từ 15 năm nay đã đảm nhận nhiệm vụ phổ biến việc học hỏi Giáo huấn, nhưng dường như Ủy ban vẫn chưa có nhiều chương trình đào tạo bài bản cho linh mục và giáo dân về học thuyết xã hội, khiến họ khó chuyển tải thông điệp một cách sống động, gần gũi với thực tế của đời sống người dân.
Để kết, Giáo huấn xã hội Công giáo chính là kho tàng quý giá, chứa đựng các giá trị nhân văn sâu sắc. Việc khơi dậy và phát huy kho tàng này tại Việt Nam không chỉ giúp Giáo hội sống đúng sứ mạng của mình mà còn đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.