Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668
“Phẩm giá của con người là cốt lõi và là nền tảng của Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công Giáo” – Martin Schlag

Con người vừa là nền tảng, vừa là mục tiêu của xã hội. Do đó, nhiệm vụ chính của mọi xã hội là cổ vũ và bảo vệ phẩm giá con người bằng thể chế và luật pháp của mình. Hơn hết, mỗi người đều được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, có đầy đủ phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm và các bổn phận bất khả chuyển nhượng.

Cover_nhanquyen_phailamgi.jpg


Nhân quyền là gì?

Theo Docat số 63, Nhân quyền là những lời tuyên bố điều gì thuộc về chúng ta, bởi lẽ bản chất của chúng ta là những con người.

Nhân quyền không phải là một sáng kiến của một hay nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, càng không phải là một thỏa ước tùy tiện của một nhóm chính trị gia có thiện ý, mà đúng ra, đó là những quyền căn bản, bất khả xâm phạm được khắc ghi trong bản tính con người. Chính vì thế, việc sinh ra là một con người đã khiến chúng ta được thừa hưởng trọn vẹn nhân quyền.

Nhân quyền có những đặc tính gì?

Có 4 đặc tính sau đây:​
  • Tính phổ quát: Nhân quyền không phụ thuộc vào thời gian hay nơi trốn. Điều này có nghĩa là, nhân quyền tồn tại từ khi con người đầu tiên xuất hiện, kéo dài tới ngày hôm nay và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai. Đồng thời, nhân quyền không bị hạn chế bởi vị trí địa lý, tồn tại ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Do đó, sẽ không có khái niệm nhân quyền kiểu Mỹ hay nhân quyền kiểu Trung Quốc,…​
  • Tính bất khả xâm phạm: Như đã nói ở trên, mỗi con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được trao ban phẩm giá bất khả xâm phạm. Nhân quyền vì đặt trên nền tảng là phẩm giá bất khả xâm phậm nên cũng thừa hưởng đặc tính bất khả xâm phạm này. Vì thế, Không một ai có quyền xâm phạm nhân quyền của người khác.​
  • Tính bất khả chuyển nhượng: Nhân quyền được khắc sâu vào trong bản tính con người, chính vì thế không ai có thể lấy đi những quyền này ở người khác, đồng thời không ai có thể trao ban cho người khác những quyền này. Thậm chí, một người cũng không thể tự mình từ chối các quyền này. Tóm lại là một người không thể lấy đi, không thể trao ban, và không thể từ chối nhân quyền.​
  • Tính toàn vẹn: Khi và chỉ khi thừa nhận tính toàn vẹn của nhân quyền, chúng ta mới có thể bảo vệ nhân quyền trước những ý đồ, xuyên tạc, bóp méo nhân quyền dựa trên các ý thức hệ.​
Một số nhân quyền quan trọng

Quyền căn bản nhất là quyền được sống, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo – tín ngưỡng, quyền được làm việc, kết hôn, có con và nuôi dưỡng con cái,…

Một trong những văn kiện phổ biến nhất khái quát về nhân quyền chính là Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (Liên hợp quốc, 1948), cái mà được Thánh Giáo hoàng Gioan Phalô II nhận định là một mốc quan trọng trên con đường thăng tiến luân lý của nhân loại.

Phải làm gì để nhân quyền có thể được chú trọng hơn?

Ngày nay, mỗi ngày trên thế giới xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bạo lực, chiến tranh, bóc lột con người, hay các vấn nạn liên quan tới trẻ em như ấu dâm, bạo hành trẻ em, lao động trẻ em, hay trẻ em bị bắt cầm súng giết người. Bên cạnh đó, mại dâm, ma túy hay nạn buôn người lại đang dần trở thành những ngành kinh doanh bất hợp pháp thu lợi nhuận hàng tỉ đô, nhưng lại được bảo kê bởi các những người có quyền lực, hay thể chế chính trị. Chính vì thế, để có thể để nhân quyền được chú trọng hơn, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo đặc biệt kêu gọi mỗi người, hơn hết là các Ki-tô hữu không chỉ khẳng định nhân quyền khi quyền lợi của mình bị đụng chạm, mà còn phải bảo vệ và tăng các các quyền cơ bản của tất cả mọi người xung quanh.

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
107
Cũng chưa đơn giản lắm, vẫn khó hỉu quá thớt ơi. :sneaky::sneaky:
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668
Cũng chưa đơn giản lắm, vẫn khó hỉu quá thớt ơi. :sneaky::sneaky:
Khum biết Stella khum hiểu chỗ nào, tui sẵn sàng dành 7.7 49 giờ giải thích đến khi nào bạn hiểu thì thui :">
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên