Niềm hy vọng là sự mong chờ, tin tưởng một điều tốt đẹp sẽ xảy ra trong tương lai. Hy vọng có thể xảy ra, hoặc có thể không xảy ra. Là động cơ thúc đẩy chúng ta sống có mục đích. Niềm hy vọng khiến cuộc sống chúng ta có ý nghĩa và chúng ta biết phấn đấu đạt tới đích điểm.
Niềm hy vọng Kitô giáo có gì?
Niềm hy vọng Kitô giáo là niềm tin vào sự sống vĩnh cửu, không phải ở đời này, mà là đời sau. Niềm hy vọng ấy nơi Chúa Giêsu đã sống, đã chết và đã phục sinh. Chúng ta đã thấy Chúa sống niềm hy vọng trong cuộc sống trần thế và trở thành ơn cứu độ muôn đời. Mẫu gương hiền lành, khiêm nhường và yêu thương đến tận cùng là đặc trưng của niềm hy vọng Kitô giáo. Chúng ta sống và hướng tới đích điểm ấy, khiến con người mình trở nên là “người” hơn, sống xứng đáng với phẩm giá trọn vẹn mà chúng ta đã lãnh nhận từ khi sinh ra.
Niềm hy vọng Kitô giáo không phải là niềm tin hão huyền. Thánh Phaolô đã viết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy thì niềm tin của anh em thật hão huyền. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,12-20)
Do đó, niềm hy vọng của chúng ta thật chan chứa, ai cũng phải chết ở đời này, chỉ khác nhau ở cái chung cuộc, đời sau. Nếu không có đời sau, cuộc sống thật vô nghĩa, rơi vào hư vô, ta chẳng biết lối mà đi, và làm gì cũng chẳng cần biết hậu quả. Nếu đời sống con người vốn dĩ đã hư vô, vô nghĩa như thế, chẳng phải ta làm điều gì cũng được sao? Làm gì có giới hạn hành vi? Kẻ ác cũng như người tốt, đều quy về một chung cuộc là cái chết vĩnh cửu. Nếu thế, cái tốt cũng như cái xấu, chẳng cần phân biệt, làm điều ác cũng chẳng có hậu quả gì, làm điều tốt cũng vô nghĩa. Sự hư vô bao trùm và chẳng còn ai muốn làm điều thiện nữa. Sự hư vô khiến con người chán nản, cái chung cuộc là diệt vong.
Tuy nhiên, Đức Kitô đã đến, phá tan bóng tối vô nghĩa, đẩy lùi sự chết. Ngài cho ta thấy rằng cuộc sống không chỉ có đời này, mà đời sau là một niềm hy vọng chan chứa và đáng sống. Ngài trao lại cho chúng ta đời sống vốn có và xứng hợp với phẩm giá con người.
Đời sống trần gian giỏi lắm là trăm năm, những giá trị trần thế rồi cũng sẽ phải trôi đi, thăng trầm trong lịch sử, nhường cho cái mới mẻ. Nước Thiên Đàng là đích điểm, nơi đó chúng ta sống đúng với phẩm giá vốn có từ thuở tạo dựng.
Sự chết đời này không còn là thách thức với ta, nếu ta có niềm hy vọng nơi Đức Kitô, cái chết như cuộc vượt qua, trở về quê hương đích thực.
Đối với người không tin, sự chết là điều khủng khiếp nhất, họ bám víu vào đời này, cố tranh giành quyền lực, khoái lạc, tiền bạc cho nhiều nhất có thể, đối với họ, ý nghĩa cuộc sống là sở hữu thật nhiều, khoái lạc bất tận, quyền lực vô biên, bất chấp mọi phương tiện có thể dùng, không quan tâm đến xấu tốt. Cũng chẳng quan tâm đến giá trị bản thân… để rồi một ngày phải ra đi, luyến tiếc những ngày tháng đã ăn chơi hưởng lạc phung phí, nhìn lại chẳng thấy mình làm điều gì có ích cho đời. Cuối cùng, họ không thoát được cái vô nghĩa. Không trở thành một con người đích thực, vì đã lệ thuộc vào những thú vui chóng qua ở đời này. Đánh mất tự do vốn đã được Thiên Chúa trao cho từ thuở ban đầu, để bị nô lệ vào những cái xa hoa lấp lánh. Thật đáng buồn thay!
ĐTC Phanxicô viết trong tông huấn “Chúa Kitô đang sống” rằng: Chúng ta đừng bao giờ hối tiếc về việc đã dành tuổi trẻ của mình làm người tốt, khi mở lòng ra cho Chúa và sống một cách khác. Tất cả những điều ấy không hề lấy mất tuổi trẻ của chúng ta, nhưng lại làm cho tuổi trẻ mạnh mẽ và được đổi mới: “Tuổi trẻ của ngươi được đổi mới tựa chim bằng” (Tv 103,5). (Tông huấn Chúa Kitô đang sống - Chương 1, câu 17)
Hãy mạnh dạn từ bỏ con đường cũ, những đam mê khoái lạc, mặc lấy con người mới, để có lại được tự do đích thực.
Niềm hy vọng Kitô giáo không phải là niềm tin hão huyền. Thánh Phaolô đã viết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy thì niềm tin của anh em thật hão huyền. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,12-20)
Do đó, niềm hy vọng của chúng ta thật chan chứa, ai cũng phải chết ở đời này, chỉ khác nhau ở cái chung cuộc, đời sau. Nếu không có đời sau, cuộc sống thật vô nghĩa, rơi vào hư vô, ta chẳng biết lối mà đi, và làm gì cũng chẳng cần biết hậu quả. Nếu đời sống con người vốn dĩ đã hư vô, vô nghĩa như thế, chẳng phải ta làm điều gì cũng được sao? Làm gì có giới hạn hành vi? Kẻ ác cũng như người tốt, đều quy về một chung cuộc là cái chết vĩnh cửu. Nếu thế, cái tốt cũng như cái xấu, chẳng cần phân biệt, làm điều ác cũng chẳng có hậu quả gì, làm điều tốt cũng vô nghĩa. Sự hư vô bao trùm và chẳng còn ai muốn làm điều thiện nữa. Sự hư vô khiến con người chán nản, cái chung cuộc là diệt vong.
Tuy nhiên, Đức Kitô đã đến, phá tan bóng tối vô nghĩa, đẩy lùi sự chết. Ngài cho ta thấy rằng cuộc sống không chỉ có đời này, mà đời sau là một niềm hy vọng chan chứa và đáng sống. Ngài trao lại cho chúng ta đời sống vốn có và xứng hợp với phẩm giá con người.
Đời sống trần gian giỏi lắm là trăm năm, những giá trị trần thế rồi cũng sẽ phải trôi đi, thăng trầm trong lịch sử, nhường cho cái mới mẻ. Nước Thiên Đàng là đích điểm, nơi đó chúng ta sống đúng với phẩm giá vốn có từ thuở tạo dựng.
Sự chết đời này không còn là thách thức với ta, nếu ta có niềm hy vọng nơi Đức Kitô, cái chết như cuộc vượt qua, trở về quê hương đích thực.
Đối với người không tin, sự chết là điều khủng khiếp nhất, họ bám víu vào đời này, cố tranh giành quyền lực, khoái lạc, tiền bạc cho nhiều nhất có thể, đối với họ, ý nghĩa cuộc sống là sở hữu thật nhiều, khoái lạc bất tận, quyền lực vô biên, bất chấp mọi phương tiện có thể dùng, không quan tâm đến xấu tốt. Cũng chẳng quan tâm đến giá trị bản thân… để rồi một ngày phải ra đi, luyến tiếc những ngày tháng đã ăn chơi hưởng lạc phung phí, nhìn lại chẳng thấy mình làm điều gì có ích cho đời. Cuối cùng, họ không thoát được cái vô nghĩa. Không trở thành một con người đích thực, vì đã lệ thuộc vào những thú vui chóng qua ở đời này. Đánh mất tự do vốn đã được Thiên Chúa trao cho từ thuở ban đầu, để bị nô lệ vào những cái xa hoa lấp lánh. Thật đáng buồn thay!
ĐTC Phanxicô viết trong tông huấn “Chúa Kitô đang sống” rằng: Chúng ta đừng bao giờ hối tiếc về việc đã dành tuổi trẻ của mình làm người tốt, khi mở lòng ra cho Chúa và sống một cách khác. Tất cả những điều ấy không hề lấy mất tuổi trẻ của chúng ta, nhưng lại làm cho tuổi trẻ mạnh mẽ và được đổi mới: “Tuổi trẻ của ngươi được đổi mới tựa chim bằng” (Tv 103,5). (Tông huấn Chúa Kitô đang sống - Chương 1, câu 17)
Hãy mạnh dạn từ bỏ con đường cũ, những đam mê khoái lạc, mặc lấy con người mới, để có lại được tự do đích thực.