- Chủ đề Author
- #1
Trí tuệ nhân tạo tạo sình là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tự tạo ra các các nội dung: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… như con người, thậm chí còn nhanh hơn con người.
Trong thực tế, kể từ khi công ty OpenAI, đưa ứng dụng ChatPGT vào sử dụng, ứng dụng này đã có thể giúp người sử dụng viết được những bài diễn văn, bài giảng rất sâu sắc… thậm chí còn giúp người sử dụng làm ra những bài thơ đúng niêm luật hay những bản dịch chính xác, nhanh chóng.
Trong thực tế, kể từ khi công ty OpenAI, đưa ứng dụng ChatPGT vào sử dụng, ứng dụng này đã có thể giúp người sử dụng viết được những bài diễn văn, bài giảng rất sâu sắc… thậm chí còn giúp người sử dụng làm ra những bài thơ đúng niêm luật hay những bản dịch chính xác, nhanh chóng.
Nguồn ảnh: coe.int
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo tạo sinh, cụ thể là ChatPGT, được coi là một tiến bộ khoa học vô cùng to lớn, hỗ trợ cho con người rất nhiều. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo tạo sinh cũng gây lo ngại vì những rủi ro gây nguy cơ to lớn đối với nhân loại.
Những rủi ro
Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong Sứ điệp Hòa bình năm 2024, với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo và Hòa bình", tại số 3, đã khẳng định "khả năng của một số thiết bị có thể tạo ra các văn bản mạch lạc về mặt cú pháp và ngữ nghĩa nhưng không đảm bảo cho độ đáng tin. Chúng bị cho là “ảo giác”, tức là tạo ra những tuyên bố thoạt nhìn có vẻ hợp lý nhưng trên thực tế lại vô căn cứ hoặc bộc lộ những thành kiến. Điều này đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong các chiến dịch tung thông tin sai lệch, lan truyền tin giả dẫn đến sự mất lòng tin ngày càng tăng đối với giới truyền thông. Quyền bảo mật, sở hữu dữ liệu, và sở hữu trí tuệ là những lãnh vực khác mà các công nghệ này gây ra những rủi ro nghiêm trọng." Ngoài ra việc lạm dụng các công nghệ này cũng gây ra những hậu quả tiêu cực: "chẳng hạn như nạn phân biệt đối xử, can thiệp vào tiến trình bầu cử, nắm giữ một xã hội giám sát và kiểm soát con người, loại trừ kỹ thuật số, và tăng cường chủ nghĩa cá nhân ngày càng mất kết nối với xã hội."
Những giải pháp trước mắt
Trước những rủi ro và những hiểm họa rõ ràng này, các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế đang cấp tốc tìm mọi biện pháp đối phó, bằng cách sớm nhất có thể đưa ra một bộ khung pháp lý để hạn chế những tác hại của trí tuệ nhân tạo.
Về phía Giáo hội Công giáo, trong nỗ lực chung nhằm ngăn chặn các tác hại của trí tuệ nhân tạo, Đức Giáo hoàng Phanxicô, ngoài việc kêu gọi các công ty đang phát triển trí tuệ nhân tạo tích cực suy tư và tiếp cận đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thông qua một hiệp ước toàn cầu về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đảm bảo công nghệ này được sử dụng một cách có đạo đức.
Đối với Giáo hội Công giáo, mọi phát minh khoa học đều là quà tặng của ông Trời hay của Thượng đế, nhằm phục vụ cho công ích và nhằm nâng cao phẩm giá con người. Vì thế, mọi người phải vui mừng và biết ơn trước những thành tựu của khoa học kỹ thuật, cụ thể trước sự phát triển của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, họ phải cánh giác trước những nguy cơ và rủi ro, nhất là phải biết "nhân bản hóa trí tuệ nhân tạo" nhằm phục vụ cho công ích.
Chỉnh sửa lần cuối: