Thành viên
Tham gia
29/12/23
Bài viết
181

Trong một bài giảng gần đây, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để nhận biết khi nào tiếng nói của Chúa đang dẫn dắt con người và khi nào cám dỗ của Satan đang cố lôi kéo, nhằm hướng mỗi người trưởng thành về mặt đức tin và có thể tiến gần hơn đến cuộc sống ý nghĩa và bình an.​


phailamgi_Phân biệt tiếng nói của Chúa và cám dỗ từ Satan_cv1.jpg
Ảnh: Pinterest
Theo Đức Giáo hoàng, tiếng nói của Chúa luôn đề cao tự do. Chúa đề nghị con người chọn lựa mà không ép buộc, trong khi tiếng nói của ma quỷ thường đến với sự lôi cuốn mạnh mẽ, khơi dậy những ảo ảnh và cảm xúc ngắn ngủi. Những cảm xúc này ban đầu quyến rũ nhưng nhanh chóng rơi vào sự trống rỗng và thất vọng.

Đức Giáo hoàng cũng lưu ý rằng giọng nói của ma quỷ thường tâng bốc, tạo cảm giác quyền lực và năng lực hơn người, nhưng sau đó khiến con người cảm thấy không có giá trị. Ngược lại, tiếng của Chúa là tiếng nói kiên nhẫn và nâng đỡ, luôn khuyến khích và truyền cảm hứng để tiến bước.

Một điểm khác biệt nữa được Đức Giáo hoàng chỉ ra là định hướng của mỗi tiếng nói. Trong khi tiếng nói của Chúa luôn dẫn con người về phía trước, mở ra một chân trời hy vọng, tiếng nói của ma quỷ đưa con người đến góc bế tắc, giam hãm trong nỗi sợ và ký ức đau buồn. Đức Giáo hoàng nhấn mạnh rằng tiếng Chúa thúc đẩy con người sống trong hiện tại, hành động để mang lại điều tốt đẹp ngay lúc này, thay vì bị trói buộc bởi nỗi buồn quá khứ hay lo âu về tương lai.

phailamgi_Phân biệt tiếng nói của Chúa và cám dỗ từ Satan_cv2.jpg
Ảnh: wallpapercave.com
Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng cảnh báo về các câu hỏi xuất hiện trong tâm trí. Tiếng của ma quỷ xoáy vào cái tôi, hỏi "Tôi cảm thấy thế nào?", trong khi tiếng của Chúa lại hướng đến sự hy sinh và công ích, đặt câu hỏi "Điều này có tốt cho tôi và cho người khác không?".

Cuối cùng, Ngài nhấn mạnh rằng dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết tiếng nói nào là kết quả của chúng. Tiếng Chúa luôn để lại dư vị bình an và nhẹ nhõm, còn tiếng của cái ác để lại sự cay đắng và âu lo. Đức Giáo hoàng khuyến khích người nghe hướng đến sự thật, ánh sáng và lòng tin, vì đó là môi trường của Chúa, trái ngược với bóng tối và sự nghi ngờ - những nơi ma quỷ luôn thích ẩn mình.

Theo Đức Giáo hoàng, khi nghe tiếng nói của ai đó, con người cần đặt câu hỏi liệu tiếng nói ấy có đưa đến niềm tin vào Chúa và người khác, hay chỉ là lời xúi giục khép mình lại, mất đi niềm tin vào những điều tốt đẹp.​


Phải làm gì?​

Docat 56: Con người cần tự do đến đâu?

Tự do là giá trị căn bản. Được tự do và hành động tự do là quyền cơ bản của con người. Một khi tôi được tự do quyết định, tôi cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình. Chỉ một người tự do mới có thể hướng đến Thiên Chúa trong yêu thương và đáp lại lời Ngài. Chỉ với tự do con người mới có thể tạo lập đời sống cá nhân và xã hội của mình. Tự do của con người không ngớt bị giới hạn bởi những điều kiện xã hội, chính trị, pháp lý, tài chính hoặc văn hoá. Tước đoạt quyền tự do của một con người, hay giới hạn quyền tự do đó một cách phi lý, là điều vô cùng bất công, vì gây thương tổn cho phẩm giá của người này, và cản trở người ấy phát triển nhân cách của mình.​
 

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Khảm: "Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên