Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
861

Tết đến xuân về, không khí hối hả và căng thẳng dường như trở thành “món ăn kèm” không thể thiếu đối với nhiều người. Nào là phải chạy đua hoàn thành công việc cuối năm, tất bật mua sắm quà tết, đến lên lịch trình về quê, tất cả tạo nên một guồng quay không ngừng nghỉ. Cảm giác như một ngày 24 giờ là không đủ để xử lý mọi thứ. Điều gì khiến thời gian trong ngày Tết trở nên áp lực đến vậy?​


phailamgi_Tết hối hả Phải làm gì_cv1.jpg

Vì đâu mà áp lực?​

Có nhiều lý do dẫn đến cảm giác căng thẳng khi Tết đến. Một trong số đó là thiếu kỹ năng quản lý thời gian. Nhiều người thường trì hoãn công việc hoặc không lập kế hoạch cụ thể, dẫn đến việc “nước đến chân mới nhảy.” Cả công việc ở cơ quan lẫn các công việc chuẩn bị Tết đều dồn đọng vào những ngày cuối cùng, khiến họ rơi vào trạng thái quá tải.

Bên cạnh đó, phong tục Tết truyền thống của người Việt đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu. Từ việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa đến mua sắm thực phẩm, quà tặng, hay thậm chí là chuẩn bị những mâm cỗ Tết thịnh soạn, tất cả đều yêu cầu thời gian và công sức. Áp lực càng lớn khi những phong tục này đi kèm với sự kỳ vọng từ gia đình. Nhiều người thường cảm thấy phải “đáp ứng đủ” mọi yêu cầu để không làm mất lòng người thân, dẫn đến việc tự đặt thêm gánh nặng lên vai mình.

Ngoài ra, sự phát triển của mạng xã hội cũng là một yếu tố không nhỏ. Những hình ảnh khoe thành quả mua sắm, trang trí nhà cửa, hay chuyến du lịch dịp Tết dễ khiến người khác so sánh và cảm thấy áp lực phải theo kịp.

phailamgi_Tết hối hả Phải làm gì_1.jpg

Trước những áp lực đó, làm thế nào để chúng ta vượt qua và tận hưởng trọn vẹn ý nghĩa của ngày Tết?​

Giáo huấn Xã hội Công giáo đề cao nguyên tắc tiết độ và sự ưu tiên. Tiết độ ở đây không chỉ là hạn chế những thứ không cần thiết, mà còn là biết tập trung vào những điều quan trọng nhất. Mỗi người cần học cách phân chia công việc thành các mức độ ưu tiên, chẳng hạn: công việc nào cần hoàn thành sớm, công việc nào có thể linh hoạt. Đặt gia đình và sức khỏe lên hàng đầu là cách để Tết trở thành thời gian của sự sum họp, thay vì căng thẳng.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ trách nhiệm với người thân cũng rất quan trọng. Đừng ngại nhờ cha mẹ, anh chị em hoặc bạn bè hỗ trợ. Hãy xem việc cùng nhau dọn dẹp nhà cửa hay nấu nướng không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là cơ hội gắn kết tình cảm.

Tết không nhất thiết phải hoàn hảo về mặt vật chất, mà cốt lõi là cảm giác ấm áp, an vui bên gia đình và bạn bè. Việc buông bỏ những áp lực tự áp đặt sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.​

phailamgi_Tết hối hả Phải làm gì_cv2.jpg

Kế hoạch nhỏ, hiệu quả lớn​

Để giảm bớt áp lực thời gian trong dịp Tết, hãy bắt đầu từ việc lập kế hoạch cụ thể. Lập danh sách công việc theo thứ tự ưu tiên, phân bổ thời gian hợp lý và đặt ra giới hạn cho bản thân về những gì thực sự cần làm. Hãy học cách “chọn việc mà làm” và tập trung vào giá trị cốt lõi của Tết: sum vầy, đoàn tụ và sẻ chia.

Tết không phải là cuộc chạy đua thời gian, mà là dịp để bạn dừng lại, lắng nghe và yêu thương. Hãy tận hưởng Tết một cách ý nghĩa và nhẹ nhàng nhất!​

  • Ảnh trong bài: Báo Thanh Niên​

Phải làm gì?​

Docat 117: Gia đình làm gì cho cá nhân?


Trải nghiệm gia đình là hết sức quan trọng đối với cá nhân con người. Lý tưởng nhất là gia đình, nơi con người được sinh ra và lớn lên. Trong gia đình đứa trẻ trải nghiệm sự hiệp thông lần đầu tiên với những người khác, bởi chính bản chất của những người trong gia đình mong muốn em được điều tốt lành, được yêu thương không hạn chế và tôn trọng em. Trong bầu khí tích cực như vậy, mỗi thành viên gia đình đều có thể phát triển năng lực của mình và có được sức mạnh để đối mặt với bất cứ điều gì cuộc sống có thể đưa đến. Đó chính là mục đích của một nền giáo dục dựa trên quan điểm Kitô giáo về con người. Đồng thời, những cá nhân trong gia đình trải nghiệm ý nghĩa thế nào là nhận lãnh trách nhiệm, vì một thành viên gia đình không thể chỉ sống cho riêng mình. Vậy nên, mỗi vai trò, - dù là các bậc cha mẹ, ông bà, hoặc con cái - bao giờ cũng có các bổn phận đối với các thành viên khác trong gia đình.​
 
Cùng chủ đề

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

49:21252,775 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên