Tham nhũng - hối lộ dưới cái nhìn của đức tin Công giáo

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
343

Việt Nam, tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Theo thống kê, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 475 vụ án/1.094 bị can về các tội tham nhũng.


phailamgi_Một Kitô hữu chấp nhận tham nhũng là một kẻ thối nát!_cv1.jpg

Một vụ xử các quan chức tham nhũng. Ảnh: Người Đưa Tin

Các hình thức tham nhũng

Tham nhũng có nhiều hình thức, chẳng hạn: hối lộ trực tiếp cho các nhân viên pháp luật, lại quả từ nhà thầu cho các quan chức đã ưu đãi họ, đánh cắp tiền công, tham nhũng chính sách nhằm đưa ra những chính sách hay quyết định có chọn lọc, tham nhũng chính trị hay sử dụng sai các nguồn lực được tin tưởng giao cho để tìm lợi lộc cá nhân, phe nhóm…

Tại Việt Nam, các hình thức tham nhũng ngày càng tinh vi, nấp dưới nhiều hình thức như: rửa tiền, quà cáp, biếu xén, phong bì mừng trong các dịp lễ tết, sinh nhật hay "xin ổ bánh mì" mãi lộ… và được ví như "bầy sâu", như "ghẻ ngứa"… năm sau tăng hơn năm trước, mức độ ngày càng trầm trọng.

Tham nhũng không trừ một ai, ngay cả "các cơ quan của Giáo hội cũng không tránh được thứ độc dược ngọt ngào của tham nhũng." (Bài nói chuyện trước 70 ngàn bạn trẻ Kenya tại sân vận động Karasami ở Nairobi, ngày 27/11/2015)

phailamgi_Một Kitô hữu chấp nhận tham nhũng là một kẻ thối nát!_cv2.jpg
Phiên xử đầu tiên của Tòa an Vatican về tham nhũng trong việc mua bán tòa nhà ở Luôn Đôn. Ảnh: Vatican News

Giáo huấn xã hội về tham nhũng

Theo Giáo huấn Xã hội Công giáo, tham nhũng dưới bất kỳ hình thức nào đều là "tội ác nghiêm trọng kêu vang thấu trời", là "căn bệnh ung thư tàn phá xã hội từ bên trong. Đó là hành vi trộm cắp, một hình thức bất công, vi phạm nghĩa vụ đối với công ích và liên đới. (x. Docat, # 194)

“Tham nhũng cướp đi mất niềm hy vọng vào tương lai của con người, vì trong sự tàn nhẫn và trong sự thèm muốn của mình, nó hủy hoại những kế hoạch tương lai của những người yếu đuối, và nghiền nát những người nghèo. Đó là một tội ác, mà nó bắt đầu với việc xâm nhập vào trong những điều nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, rồi sau đó phát tán một cách rộng rãi, và đôi khi trở nên rõ ràng như trong những vụ việc lớn. Sự tham nhũng chính là một sự ở lỳ trong tội lỗi, mà tội lỗi ấy nhắm tới việc thay thế Thiên Chúa với ảo tưởng về quyền năng của tiền bạc. Nó là một công việc của bóng tối, được hỗ trợ bởi sự nghi kỵ và quỷ kế” (Đức Thánh cha Phanxicô, Tông chiếu Công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, # 19).

Nói cách khác, "Tham nhũng tước đoạt của những ai không có quyền lợi cơ hội tiếp cận những lợi ích, mà họ đương nhiên được hưởng, ví dụ, sự an toàn, giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe, sự thăng tiến…" (Docat, # 194)

phailamgi_Một Kitô hữu chấp nhận tham nhũng là một kẻ thối nát!_1.jpg
Người dân Albania xuống đường biểu tình chống tham nhũng, nghèo đói. Ảnh: Báo Thanh Tra

Thái độ của các Kitô hữu về tham nhũng

Vì thế, mọi người không trừ một ai đều "có trách nhiệm quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt những ai làm việc trong lãnh vực chính trị. Cách bảo vệ đầu tiên trước nạn tham nhũng là đòi hỏi "sự minh bạch tối đa trong việc phân phối các nguồn lực và các cơ hội". (Docat, # 194)

Riêng đối với các Kitô hữu, họ không chỉ "chiến đấu cách công khai với nạn tham nhũng" (Đức Thánh cha Phanxicô, Tông chiếu Công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, # 19) mà còn nói không với tệ nạn tham nhũng, bởi vì, bất cứ khi nào họ "đút lót hay nhận của đút lót", họ đang "hủy hoại tâm hồn, nhân cách và đất nước họ." (Bài nói chuyện trước 70 ngàn bạn trẻ Kenya tại sân vận động Karasami ở Nairobi, ngày 27/11/2015)

Tóm lại

Tham nhũng là quốc nạn, là tội ác, là căn bệnh ung thư tàn phá xã hội. Tham nhũng giống như một xác chết bốc mùi hôi thối. Vì thế, "một Kitô hữu chấp nhận tham nhũng thì không còn là một Kitô hữu nữa mà là kẻ thối nát!" (Giáo hoàng Phanxicô, yết kiến chung ngày 21/3/2015).​

Phải làm gì?​

Docat 194: Tham nhũng là gì, và người ta có thể làm gì về tệ nạn này?

Tham nhũng – lạm dụng quyền hành và sử dụng sai các nguồn lực được tin tưởng giao cho để tìm lợi lộc cá nhân – là căn bệnh ung thư tàn phá xã hội từ bên trong. Tham nhũng tước đoạt của những ai không có quyền lực cơ hội tiếp cận những lợi ích, mà họ đương nhiên được hưởng, ví dụ, sự an toàn, giáo dục, việc chăm sóc sức khoẻ, việc làm, sự thăng tiến. Thường thường, chính nạn nhân lại trở thành thủ phạm, một khi họ thành công trong việc giành được một mức độ quyền hành nào đó. Các dạng tham nhũng bao gồm: hối lộ, biển thủ, bè phái, sử dụng sai các nguồn lực và nhiều thứ khác nữa,... Tham nhũng lan tràn và gây hậu quả tàn phá. Ngay cả các cơ quan thuộc Giáo Hội cũng không tránh được thứ “độc dược ngọt ngào của tham nhũng” (lời của Giáo hoàng Phanxicô). Tham nhũng đi ngược lại các nguyên tắc căn bản của công bằng xã hội; nó lừa dối con người không cho hưởng các quyền tự nhiên của họ; nó phá hoại công ích và chà đạp nhân phẩm. Mọi người có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt những ai làm việc trong lĩnh vực chính trị. Cách bảo vệ đầu tiên trước nạn tham nhũng là sự minh bạch tối đa trong việc phân phối các nguồn lực và các cơ hội. Kitô hữu và cộng đồng Kitô giáo nào sống không tham nhũng giữa lòng xã hội thối nát, có thể trở thành men đổi mới toàn xã hội.​
 

Đối thoại liên tôn trong gia đình, ba đạo Cao Đài, mẹ đạo Phật, con là một linh mục

5:9481 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên