Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,110
- Chủ đề Author
- #1
Một trong những lời phát biểu đầu tiên với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Lêô XIV kêu gọi “Đừng bao giờ có chiến tranh nữa.” Sau lời kêu gọi này, chỉ trong vài ngày, một chuỗi hiệu ứng ngoại giao hiếm thấy trên toàn cầu đã xảy ra.
Chỉ vài giờ sau thông điệp của Đức Giáo hoàng, Ấn Độ và Pakistan – hai quốc gia có lịch sử căng thẳng kéo dài, đặc biệt ở khu vực Kashmir – đã đồng thuận ngừng bắn. Động thái này được mô tả bởi truyền thông khu vực là “chưa từng có kể từ năm 2003”.
Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo từ Đức, Pháp và Ý đã có mặt tại Kyiv để hỗ trợ một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ukraine và Nga. Đáng chú ý, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ mong muốn gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc đàm phán song phương tại Thổ Nhĩ Kỳ – dấu hiệu cho thấy một bước chuyển lớn sau hai năm xung đột.
Tại Thụy Sĩ, Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – đã tổ chức cuộc gặp kín kéo dài nhiều giờ. Kết quả: hai bên đồng thuận giảm một phần thuế áp lên hàng hóa song phương, chính thức hóa việc đình chỉ nguy cơ chiến tranh thương mại, một vấn đề từng đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - gần như đã rơi vào cuộc chiến thương mại căng thẳng - Ảnh minh họa: REUTERS
Gần như song song, một phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Washington đã đến Vienna để tái khởi động đối thoại hạt nhân với Iran. Các nhà quan sát nhận định đây là bước đi đầu tiên hướng tới việc tái lập thỏa thuận JCPOA, vốn bị đình trệ từ năm 2018.
Tổ chức vũ trang PKK, sau hơn 40 năm xung đột với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 40.000 người thiệt mạng, đã tuyên bố giải thể, và rút toàn bộ lực lượng khỏi các vùng núi phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo, hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh, mà là “thành quả của công lý và là hoa trái của tình bác ái” (Compendium #494). Những gì thế giới chứng kiến trong vài ngày qua dường như phản ánh chính điều đó.
Phải làm gì?
Docat 278: Giáo Hội làm gì cho hoà bình?
Trước bất kỳ hoạt động bên ngoài nào, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình; Kitô hữu tin rằng lời cầu nguyện có sức mạnh thay đổi thế giới. Hơn nữa, cầu nguyện là một nguồn sức mạnh quan trọng trong những nỗ lực xây dựng hoà bình của Kitô hữu. Trong khi công bố Tin Mừng, Giáo Hội không ngừng kêu gọi hoà bình và đòi buộc các tín hữu hoạt động vì hoà bình. Ngày 1 tháng Giêng hằng năm, lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội cử hành Ngày Thế giới Hoà bình và Giáo Hội nỗ lực tạo ra bầu khí hoà bình và yêu thương tại các sự kiện do Giáo Hội tổ chức (như Ngày Giới trẻ Thế giới). Giáo Hội muốn qua đó biểu lộ rằng Giáo Hội tin vào một nền văn minh tình yêu và hoà bình, nền văn minh này không chỉ chính đáng về mặt lý thuyết nhưng còn có thể thực hiện được trong thực tế. Khi các Kitô hữu sống theo Tin Mừng, họ là phong trào hoà bình lớn nhất trên thế giới.