Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668
Trọng tâm giáo huấn của Đức Giê-su là mệnh lệnh có hai mặt, “mến Chúa” và “yêu người”, tạo thành nét độc đáo nhất của Ki-tô giáo. Hai mệnh lệnh này hợp thành một toàn thể bất khả phân ly và trở thành nền tảng của tất cả kiến thức luân lý. “Mến Chúa” là việc phải yêu mến Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực, dễ hiểu. Nhưng còn thế nào mới là “yêu người”?

Người samari nhân hậu.jpg

Ảnh: pemptousia.gr

Người lân cận

Một trong những dụ ngôn có thể phổ quát hóa tình yêu đối với người lân cận chính là dụ ngôn người Samari nhân hậu (Luca 10,29-37). Hiểu theo nghĩa đen, người Samari đã xóa bỏ mọi giới hạn về quốc gia, địa lý, sắc tộc, tôn giáo để giúp đỡ và yêu thương một người lạ ven đường, hay còn gọi là người lân cận.

Tình yêu người lân cận hướng đến mọi người và mọi tầng lớp trong xã hội. Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo đặc biệt nhấn mạnh thêm, tình yêu ấy “phải truyền cảm hứng, thanh lọc và nâng cao tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội và trong chính trị.” (TLHT 33).

Xác định “người lân cận của mình”

Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, không khó để mỗi người có thể xác định được “người lân cận của mình”. Chúng ta hoàn toàn có thể ngay lập tức biết về những nhu cầu của người khác, cho dù người đó có đang ở những vùng xa xôi nhất. Với mệnh lệnh “yêu người”, đòi buộc chúng ta phải luôn sẵn sàng giúp đỡ, vì hoạt động bác ái đã có thể mở rộng đến toàn bộ người trên toàn thế giới, vì đó là những “người lân cận của mình”.

Ý niệm “người lân cận” dù đã trở nên phổ quát nhưng vẫn rất cụ thể. Bất cứ ai cần đến bạn và bạn có thể giúp họ, thì đó chính là người lân cận của bạn. Dù ý niệm này có mở rộng đến đâu đi chăng nữa, thì nó vẫn không phải là một tình yêu chung chung xa vời, mà là một sự đòi buộc sự dấn thân cụ thể của mỗi người ở đây và ngay bây giờ.

Yêu “người lân cận rồi”, còn bản thân thì sao?

“Người phải yêu người lân cận như chính mình” (Mác-cô 12, 31)

Mệnh lệnh là “yêu Chúa” và “yêu người” không phải là để hạ thấp giá trị của bản thân. Trước tiên, mỗi người cần đáp ứng những nhu cầu của chính mình về vật chất, xã hội cũng như tinh thần. Khi đó, chúng ta tránh được sự bất lực cũng như sự choáng ngợp trước những nỗi đau khổ lớn lao của người khác, khiến chúng ta phải chịu bó tay, không làm được gì cả.

Bên cạnh đó, chỉ có những người được tình yêu biến đổi mới có thể cải biến xã hội. Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cũng khẳng định rằng, “sự hoán đổi nội tâm” chính là con đường mang lại sự thay đổi xã hội, họ dần trở nên giống Đức Ki-tô, và đó cũng chính là điều kiện tiên quyết cần thiết để biến đổi thật sự các mối quan hệ của chúng ta với những người khác.

Tóm lại

Để có thể “yêu người”, trước mắt chúng ta cần phải yêu thương chính bản thân chúng ta, đây là cấp độ đầu tiên, cơ bản nhất và dễ thực hiện nhất. Kế đến chính là yêu người lân cận như chính bản thân và cuối cùng chính là đỉnh cao của tình yêu, đó là yêu người như Chúa yêu.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên