Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
201

Thiên Chúa có công bằng không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đối diện với những đoạn Kinh Thánh dạy về tình yêu thương và sự tha thứ. Chúa Giêsu không ngừng kêu gọi mọi người yêu thương nhau: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15, 9-12), hay "Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em" (Mt 5, 43-44).​

Đối với nhiều người, tình yêu và lòng nhân từ vô điều kiện mà Chúa Giêsu dạy dường như không trùng khớp với khái niệm công bằng theo cách nhìn của con người.​


phailamgi_Thiên Chúa có công bằng không_cv.jpg
Ảnh: canhdongtruyengiao.net

Tuy nhiên, dụ ngôn về người làm vườn nho (Mt 20, 1-16) cho ta thấy một khía cạnh sâu sắc về công bằng của Thiên Chúa. Trong câu chuyện này, chủ nhà thuê người vào làm vườn nho từ sáng sớm và đồng ý trả mỗi người một quan tiền. Sau đó, ông tiếp tục thuê thêm người vào giờ muộn hơn, thậm chí đến giờ cuối cùng của ngày. Khi đến giờ trả công, ông chủ trả cho tất cả người làm cùng một mức lương, dù họ làm trong các khung giờ khác nhau. Điều này khiến những người làm từ sớm cảm thấy bất công, vì họ nghĩ mình xứng đáng được nhận nhiều hơn. Nhưng ông chủ đã trả lời: “Các anh đã đồng ý giá mỗi ngày một quan tiền, tôi đã trả đủ cho các anh. Còn những người vào làm sau, tôi cũng cho bằng các anh là tùy lòng tốt của tôi.”

Công bằng của Thiên Chúa khác với công bằng theo lẽ đời. Con người thường dựa trên công bằng giao hoán: làm nhiều thì hưởng nhiều. Nhưng Thiên Chúa hành động theo sự công bằng dựa trên lòng nhân từ và tình yêu thương. Những người làm từ sáng sớm, dù làm nhiều hơn, có lẽ họ không hiểu rằng họ đã có sự an tâm ngay từ đầu ngày khi được nhận việc, không phải lo lắng về cuộc sống. Trong khi đó, những người vào làm muộn đã trải qua cả ngày dài lo lắng, không biết có việc để làm hay không, cảm giác bất an của họ mới chính là nỗi khổ lớn nhất. Chúa thấu hiểu sự bất an ấy và ban cho họ sự bình an.

Sự công bằng của Chúa không chỉ là sự công bằng về mặt vật chất, mà còn là sự hiểu biết sâu sắc về nỗi lòng, hoàn cảnh của từng người. Đó là sự công bằng trong tình yêu, lòng nhân ái, và sự bao dung. Hãy học sự công bằng của Chúa, không chỉ dựa trên tiêu chuẩn thế gian mà dựa trên lòng yêu thương vô hạn và sự hiểu biết mà Ngài dành cho mọi người.​

Phải Làm Gì?
Docat 111: Vì sao chỉ có công bằng thôi thì chưa đủ?
Tình yêu cao hơn công bằng, vì tình yêu thì “nhẫn nhục, hiền hậu” (1Cr 13,4). Lòng thương xót phải được thêm vào công bằng, thì xã hội mới thật sự nhân đạo. Công bằng xã hội còn chưa đủ để con người có thể cùng chung sống, nói chi đến công bằng pháp luật, vì không nền pháp chế nào có khả năng làm phát sinh nơi người ta thiện ý dành cho nhau. Công bằng pháp lý chỉ có thể trừng phạt những tội phạm đến phẩm giá con người, và giúp cải huấn hành vi, nhưng tình bác ái xã hội mới giải phóng những nguồn lực sáng tạo hướng đến công ích, và nhờ đó mà hướng đến thiện ích toàn diện cho tất cả mọi người. Điều này bao gồm những cấu trúc ngay chính cho phép lòng thương xót có mặt. Tuy nhiên, lòng thương xót không thể thay thế công bằng, vì đây là một đòi hỏi luân lý cơ bản. Người ta chỉ có thể kêu gọi lòng thương xót; nhưng bị buộc phải thực thi công bằng.​
 

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Khảm: "Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên