Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 698
- Chủ đề Author
- #1
Thông điệp “Dilexit Nos” đánh dấu một bước đi mới trong triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Thông điệp này không chỉ nhấn mạnh đức tin của dân Chúa mà còn đặt ra những thách thức đối với cách sống và ứng xử trong xã hội hiện đại. Dilexit nos tiếp tục mạch suy tư về xã hội của Đức Thánh Cha, gắn bó với các thông điệp Laudato si’ và Fratelli tutti. Dù tập trung vào Thánh Tâm Chúa Giêsu, thông điệp này đã khéo léo nối kết với những vấn đề xã hội lớn mà thế giới đang đối mặt.
Ảnh: la-croix.com
Từ lòng sùng kính đến hành động xã hội
Theo thông điệp, Đức Phanxicô khuyến khích các tín hữu không chỉ chiêm ngắm Thánh Tâm, mà còn phải hành động vì lợi ích chung. Đức Giáo hoàng cho rằng lòng sùng kính Thánh Tâm là sự mời gọi để cảm nhận tình yêu vô biên của Chúa Kitô và lắng nghe đức tin đơn sơ của “những người bé mọn”. Từ đó, ngài thúc giục các Kitô hữu chống lại tính cá nhân ích kỷ, thay vào đó là chung tay vì những mục tiêu cộng đồng và công bằng xã hội.
Thông điệp nhấn mạnh rằng, khi trái tim con người được liên kết với trái tim Chúa Kitô, nó sẽ mang đến một phép lạ cho xã hội. “Trái tim của chúng ta, khi kết hợp với trái tim của Chúa Kitô, có khả năng tạo ra một phép lạ về mặt xã hội,” Đức Phanxicô khẳng định, kêu gọi mọi người cùng cam kết dấn thân cho xã hội.
Thông điệp nhấn mạnh rằng, khi trái tim con người được liên kết với trái tim Chúa Kitô, nó sẽ mang đến một phép lạ cho xã hội. “Trái tim của chúng ta, khi kết hợp với trái tim của Chúa Kitô, có khả năng tạo ra một phép lạ về mặt xã hội,” Đức Phanxicô khẳng định, kêu gọi mọi người cùng cam kết dấn thân cho xã hội.
Ảnh: Vatican Media
Thay đổi từ cá nhân đến cấu trúc xã hội
Đức Thánh Cha không dừng lại ở lòng sùng kính cá nhân mà mở rộng tới tầm quan trọng của các cấu trúc xã hội. Trong thông điệp, ngài nhấn mạnh đến khái niệm “cấu trúc tội lỗi” – một thuật ngữ được phát triển từ thần học giải phóng. Theo ngài, nhiều vấn đề xã hội phát sinh từ chính những hành động cá nhân, tạo nên các cấu trúc bất công. Do đó, thay đổi trái tim cá nhân sẽ dẫn tới sự chuyển biến của xã hội. Như Đức Thánh Cha nhấn mạnh, cần phải có sự hoán cải của cá nhân, nhưng song song đó là việc thay đổi các cấu trúc nhằm tạo nên một môi trường sống công bằng và nhân ái hơn.
Ảnh: Vatican Media
Suy tư về vấn đề khủng hoảng sinh thái
Trong Dilexit nos, Đức Phanxicô cũng đề cập đến mối đe dọa từ cuộc khủng hoảng sinh thái, một chủ đề được nhấn mạnh trong Laudato si’. Thông điệp kêu gọi các tín hữu có những hành động bảo vệ thiên nhiên, không chỉ để bảo tồn môi trường mà còn để đáp lại tình yêu thương của Chúa Kitô. “Đây không chỉ là chuẩn mực đạo đức nhằm chống lại các cấu trúc xã hội suy đồi, mà còn là một phản hồi đối với Thánh Tâm yêu thương của Chúa Giêsu, Đấng dạy chúng ta yêu thương,” Đức Phanxicô viết.
Ngài cũng chỉ trích mạnh mẽ một nền đạo đức dựa trên lý trí lạnh lùng và tính toán, thay vào đó, ngài kêu gọi một nền đạo đức của sự sống động và lòng trắc ẩn. Bằng cách tìm lại đức tin gắn bó với thiên nhiên, Đức Phanxicô nhấn mạnh trách nhiệm của các Kitô hữu trong việc khôi phục và xây dựng lại những điều tốt đẹp trong một thế giới bị tàn phá bởi cái ác và những quyết định thiếu ý thức.
Ngài cũng chỉ trích mạnh mẽ một nền đạo đức dựa trên lý trí lạnh lùng và tính toán, thay vào đó, ngài kêu gọi một nền đạo đức của sự sống động và lòng trắc ẩn. Bằng cách tìm lại đức tin gắn bó với thiên nhiên, Đức Phanxicô nhấn mạnh trách nhiệm của các Kitô hữu trong việc khôi phục và xây dựng lại những điều tốt đẹp trong một thế giới bị tàn phá bởi cái ác và những quyết định thiếu ý thức.
Ảnh: pattayanewsflash.com
Lời kêu gọi cho một tầm nhìn mới
Thông điệp Dilexit nos của Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ đơn thuần là một văn kiện về Thánh Tâm Chúa Giêsu mà còn là một lời kêu gọi toàn diện hướng đến tái cấu trúc xã hội. Đối diện với một thế giới đầy rẫy sự tha hoá và bất công, Đức Phanxicô kêu gọi người Kitô hữu hành động vì một xã hội yêu thương và nhân ái hơn. Thông qua lòng sùng kính Thánh Tâm, Đức Thánh Cha mong muốn mở ra một không gian cho những điều thiện và cái đẹp – một phản hồi mạnh mẽ và đầy tình yêu thương để chống lại sự tàn phá của tội lỗi.
Với Dilexit nos, Đức Phanxicô đã góp phần làm phong phú thêm Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, nối dài mạch suy tư về trách nhiệm của con người trong xã hội, sinh thái, và lòng trắc ẩn – những giá trị cơ bản để xây dựng một thế giới công bằng, đoàn kết và yêu thương.
Với Dilexit nos, Đức Phanxicô đã góp phần làm phong phú thêm Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, nối dài mạch suy tư về trách nhiệm của con người trong xã hội, sinh thái, và lòng trắc ẩn – những giá trị cơ bản để xây dựng một thế giới công bằng, đoàn kết và yêu thương.
Phải làm gì?
Docat 25: Học thuyết Xã hội của Giáo Hội hình thành ra sao?
Ai đã nghe Tin Mừng, đều thấy hiện ra trước mắt bao nhiêu thách đố của xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ “học thuyết xã hội” nói đến những tuyên ngôn về các vấn nạn xã hội mà Huấn quyền của Hội Thánh đã đưa ra kể từ Thông điệp Rerum Novarum của Giáo hoàng Lêô XIII. Với tiến trình công nghiệp hoá vào thế kỷ 19, một “vấn nạn xã hội” hoàn toàn mới đã phát sinh. Phần lớn người dân không còn được thuê mướn làm việc trong ngành nông nghiệp, mà thay vào đó, phải làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Lúc ấy không có bảo đảm an toàn lao động, bảo hiểm y tế, bảo đảm ngày nghỉ, và còn phát sinh cả vấn đề lao động trẻ em. Các công đoàn được thành lập để đấu tranh cho quyền lợi của giới công nhân. Giáo hoàng Lêô XIII nhận thấy rõ ngài phải đáp lại với mức độ mạnh mẽ khác thường trước hiện trạng này. Trong Thông điệp Rerum Novarum, ngài phác thảo một trật tự xã hội đúng đắn. Từ đó, các giáo hoàng hết lần này tới lần khác đáp lại những “dấu chỉ của thời đại”, và đã đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách, theo truyền thống của Thông điệp Rerum Novarum. Những bản tuyên ngôn tích luỹ dần qua thời gian theo phương cách này đã hình thành nên học thuyết xã hội của Giáo Hội. Ngoài các văn kiện của Giáo hội Hoàn vũ (nghĩa là những bản trình bày ý kiến của giáo hoàng, hội đồng giáo hoàng, hay Giáo triều Rôma), những quan điểm được đưa lên từ các giáo hội địa phương, ví dụ, thư mục vụ của hội đồng giám mục về các vấn đề xã hội, cũng có thể là một phần của học thuyết xã hội của Giáo Hội.