- Chủ đề Author
- #1
Cách đây 134 năm, trong Thông điệp Tân sự, Đức Lê ô XIII, khi lên lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng đã bàn sâu về quyền tư hữu.
Pope Leo XIII, circa 1880. (London Stereoscopic Company / Getty)
Một quyền tự nhiên
Theo ngài, quyền tư hữu không phải là sản phẩm của xã hội hay nhà nước, mà là quyền tự nhiên bắt nguồn từ phẩm giá con người, được Thiên Chúa “ghi khắc trong bản tính từng người ngay từ bẩm sinh.” (RN., #9)
Dù là quyền tự nhiên, nhưng Thiên Chúa không định phần riêng cho từng người mà để “mỗi người và từng quốc gia “tổ chức mọi sự và hoạch định lấy sản nghiệp cần thiết theo lẽ khôn ngoan của họ.” (RN., # 7)
Nói cách khác, Thiên Chúa làm chủ trái đất, nhưng ngài trao nó cho con người hưởng dùng. Nhờ lao động, một người cải tạo đất đai, hay nhờ lao công trong công xưởng… họ thiết lập khối tài sản hợp pháp cho riêng mình.
Khối tài sản này, theo Đức Lêô XIII, là một “mảnh hình hài” mà người đó “in vào thiên nhiên”, cũng “thuộc quyền sở hữu của người ấy” – một quyền “bất khả xâm phạm,” (RN., # 7) đến nỗi, ai nào đó, “dẫu chỉ có ý muốn lấy của kẻ khác, thì người ấy cũng mắc tội rồi.” (Ibid., # 8)
Nhưng “không tuyệt đối”
Tuy nhiên, theo Đức Thánh cha, dù là một quyền bất khả xâm phạm, nhưng quyền tư hữu không bao giờ được xem như tuyệt đối.
Trái lại, khởi đi từ nguyên tắc “trên đời mọi sự của chung” – của cải thuộc về quyền định đoạt của tất cả mọi người, ngài khẳng định, bất kỳ ai sở hữu tài sản cũng phải dùng nó theo cách thức phù hợp với công ích.
Nói cách khác, của cải vật chất, dù thuộc quyền sở hữu cá nhân, vẫn có một sứ mạng cao hơn – đó là phục vụ con người, nhất là những người yếu thế, tùy “theo sự túng thiếu của họ”. Đây là một “bổn phận theo lẽ công bằng đòi buộc”. (RN., # 19)
Theo ngài, quyền tư hữu không phải là sản phẩm của xã hội hay nhà nước, mà là quyền tự nhiên bắt nguồn từ phẩm giá con người, được Thiên Chúa “ghi khắc trong bản tính từng người ngay từ bẩm sinh.” (RN., #9)
Dù là quyền tự nhiên, nhưng Thiên Chúa không định phần riêng cho từng người mà để “mỗi người và từng quốc gia “tổ chức mọi sự và hoạch định lấy sản nghiệp cần thiết theo lẽ khôn ngoan của họ.” (RN., # 7)
Nói cách khác, Thiên Chúa làm chủ trái đất, nhưng ngài trao nó cho con người hưởng dùng. Nhờ lao động, một người cải tạo đất đai, hay nhờ lao công trong công xưởng… họ thiết lập khối tài sản hợp pháp cho riêng mình.
Khối tài sản này, theo Đức Lêô XIII, là một “mảnh hình hài” mà người đó “in vào thiên nhiên”, cũng “thuộc quyền sở hữu của người ấy” – một quyền “bất khả xâm phạm,” (RN., # 7) đến nỗi, ai nào đó, “dẫu chỉ có ý muốn lấy của kẻ khác, thì người ấy cũng mắc tội rồi.” (Ibid., # 8)
Nhưng “không tuyệt đối”
Tuy nhiên, theo Đức Thánh cha, dù là một quyền bất khả xâm phạm, nhưng quyền tư hữu không bao giờ được xem như tuyệt đối.
Trái lại, khởi đi từ nguyên tắc “trên đời mọi sự của chung” – của cải thuộc về quyền định đoạt của tất cả mọi người, ngài khẳng định, bất kỳ ai sở hữu tài sản cũng phải dùng nó theo cách thức phù hợp với công ích.
Nói cách khác, của cải vật chất, dù thuộc quyền sở hữu cá nhân, vẫn có một sứ mạng cao hơn – đó là phục vụ con người, nhất là những người yếu thế, tùy “theo sự túng thiếu của họ”. Đây là một “bổn phận theo lẽ công bằng đòi buộc”. (RN., # 19)
Một nhóm dân oan tại Hà Nội. Ảnh: Dân Oan Việt Nam
Kết án chủ nghĩa xã hội
Từ những luận điểm trên, Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã mạnh mẽ lên án chủ nghĩa xã hội, vì chủ nghĩa xã hội chủ trương “đấu tranh giai cấp” “xóa bỏ quyền tư hữu”, đề cao “quyền làm chủ tập thể.” (RN., # 3)
Theo Đức thánh cha, xóa bỏ quyền tư hữu, biến sở hữu tư nhân thành sở hữu tập thể, không chỉ “là liều thuôc độc trái với công lý” (RN., # 5) mà còn gây hỗn loạn trật tự xã hội.
Trước tiên, nó gây “hỗn loạn giữa các tầng lớp xã hội”, mở cửa cho công dân tha hồ giận ghét nhau, sinh lòng bất mãn và căm hờn.” (RN., # 12)
Nó còn “biến người lao động thành nô lệ”, “hủy diệt lòng nhiệt thành” của những công dân lỗi lạc (x. Ibid.)
Từ đó, ngài cho rằng cần phải bảo vệ quyền tư hữu như một yếu tố nền tảng cho tự do, nhân phẩm và đời sống đạo đức của con người.
Công an Việt Nam tham gia thu hồi đất tại khu vực Cồn Xanh, Nam Định ngày 24/3/2025. Ảnh CA Nam Định
Quyền tư hữu tại Việt Nam
Có thể thấy rằng, những quan điểm trên đây của Đức thánh cha Lê ô XIII trong Thông điệp Tân sự về quyền tư hữu vẫn luôn có tính thời sự, cách riêng tại Việt Nam.
Ngày 18/1/2024, tại kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ 5, các đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật Đất Đai sửa đổi, nhưng có một điều chưa bao giờ được sửa đổi, đó là quyền sở hữu tập thể.
Tại điều 12, Luật đất đai sửa đổi, qui định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này."
Như vậy, với điều 12 này, người dân tiếp tục bị tước mất quyền tư hữu mà chỉ được quyền "sử dụng". Trong khí đó, "quyền tư hữu là yếu tố quan trọng trong quyền tự do của công dân, là nền tảng của một trật tự kinh tế thực sự mang tính dân chủ…" (Docat # 90)
Trong thực tế, chính điều luật “bất công một cách hiển nhiên này” (RN., 3 12) đã gây ra biết bao đau khổ cho người dân, hình thành “những nhóm dân oan” lang thang ở Hà Nội suốt mấy chục năm qua.
Cùng chủ đề