[Video] Từ bỏ kiểu nghĩ mình luôn đúng: Một bước tiến để cha mẹ hiểu con

5.00 star(s) 2 Votes
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
755

Một trong những rào cản trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng không nhỏ tới bổn phận giáo dục con cái của các bậc làm cha mẹ là lối suy nghĩ "cha mẹ thì luôn luôn đúng". Lối nghĩ này khá phổ biến tại các nước Á Đông, cách riêng tại Việt Nam.​



phailamgi_cha mẹ bỏ suy nghĩ mình luôn đúng_cv.jpg

Ảnh: humanrights.ge


Cha mẹ lúc nào cũng đúng?

Trong thực tế, không ít phụ huynh cho rằng mình có kinh nghiệm hơn nên những gì mình nói đều là chân lý, là đúng. Họ quên mất rằng xã hội luôn thay đổi và nhiều kinh nghiệm quá khứ nay đã trở nên lỗi thời. Tự nó, kinh nghiệm sống là một điều quý báu. Nhưng, không phải kinh nghiệm và kiến thức nào cũng sẽ áp dụng được trong mọi hoàn cảnh.

Vì cho rằng mình luôn đúng, nên nhiều bậc cha mẹ cũng có xu hướng áp đặt tư duy của mình lên con cái mà không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của con. Họ không cần biết điều đó có phù hợp với con không. Sự áp đặt quan điểm rất dễ gây ra những đổ vỡ trong gia đình. Con cái không dám nói lên suy nghĩ của mình với cha mẹ. Từ đó dẫn đến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn.

Cần sự lắng nghe và thấu hiểu

Vì thế, để có thể chu toàn được trách nhiệm giáo dục con cái, các bậc phụ huynh cần phải lập tức bỏ quan điểm cho rằng: cha mẹ luôn đúng, để bắt đầu học cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của con cái. Điều này sẽ giúp con cái phát triển một cách tự tin và mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nơi mà sự thấu hiểu giữa các thế hệ ngày càng trở nên quan trọng, việc mở rộng tâm trí và sẵn sàng lắng nghe là một phẩm chất đáng quý. Khi cha mẹ sẵn sàng học hỏi từ con cái, không chỉ là họ đang mở ra những cơ hội mới cho chính mình, mà còn xây dựng một môi trường gia đình thân thiện và tôn trọng.
Các bức tường ngăn cách sẽ bị phá vỡ nếu chúng ta biết lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần hoá giải những khác biệt bằng các hình thức đối thoại thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng nhau. Một nền văn hoá gặp gỡ đòi buộc chúng ta không chỉ biết sẵn sàng cho đi, mà còn biết sẵn lòng đón nhận. Giáo hoàng Phanxicô

phailamgi_cha mẹ bỏ suy nghĩ mình luôn đúng_cv1.jpg
Ảnh: theparentshandbook.com

Khi phụ huynh biết lắng nghe, họ sẽ thấy được thế giới từ góc nhìn của con cái, hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng và khó khăn mà con mình đang trải qua. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ gia đình bền chặt, nơi mà mọi người có thể cùng nhau chia sẻ, học hỏi và trưởng thành.

Tóm lại

Từ bỏ suy nghĩ "mình luôn đúng" là một hành động can đảm và cần thiết để mở ra những cơ hội mới và thoát khỏi vòng lẩn quẩn của thất bại. Nó mang lại ánh sáng của tri thức và sự thấu hiểu, tạo nên một cuộc sống tươi sáng và tràn đầy hi vọng cho bản thân và những người xung quanh.​

Phải Làm Gì?

Docat 116: Liệu “gia đình” có còn phù hợp với xã hội hiện đại không?
Vẫn còn. Thông thường, trong những xã hội hiện đại, không còn có những niềm xác tín về tôn giáo và luân lý được mọi thành viên cùng chia sẻ. Hơn nữa, thế giới ngày càng trở nên hết sức phức tạp. Mỗi lĩnh vực của thực tại hoạt động theo quy luật riêng của nó. Điều này cũng tác động lên gia đình. Giáo Hội quan tâm đến lợi ích và phẩm giá của mỗi cá nhân. Chính lợi ích và phẩm giá của mỗi người kết nối tất cả các lĩnh vực lại với nhau. Không đâu trẻ em được nuôi dạy tốt hơn trong cái nôi văn hoá của đời sống gia đình dựa trên lý tưởng cao quý và những mối liên hệ tốt đẹp. Ở đây, các cá nhân có thể bày tỏ và học biết rằng thái độ tôn trọng nhau, sự công bằng, việc đối thoại, và tình yêu là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác để có thể chung sống hạnh phúc với nhau. Do đó, gia đình không chỉ là một thể chế sáp nhập vào xã hội hiện đại, mà thật sự là trung tâm giúp cho con người được hội nhập vào xã hội mình sống. Gia đình là nguồn cung cấp những điều kiện tiên quyết cần thiết về xã hội và nhân bản cho nhà nước và cho những lĩnh vực khác nhau trong xã hội (ví dụ: kinh tế, chính trị, văn hoá).​
 

Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh: đau đáu nỗi đau của người dân thuộc địa | Phải làm gì? | Nói về cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh – Tổng Đại diện Địa phận Hà Nội từ năm 1954-1958, xưa nay, người ta nói nhiều về tài năng âm nhạc, về các nhân đức, đặc biệt là cái chết anh hùng của ngài tại trại giam Cổng trời, Quản Bạ, Hà Giang năm 1971. Ít ai biết ngài là một linh mục luôn ôm ấp một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, cố gắng học thành tài để về phục vụ đất nước trong thời ly loạn.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên