Thành viên
- Tham gia
- 21/4/25
- Bài viết
- 5
- Chủ đề Author
- #1
Trong khi Giáo Hội và thế giới đang khóc thương vì sự ra đi của Đức Giáo hoàng Phanxicô, lễ nghi phụng vụ được quy định sau biến cố này đã lập tức được khởi động. Đó là các quy định được thiết lập trong ấn bản đặc trưng thứ hai của Ordo Exsequiarum Romani Pontificis (Nghi thức tang lễ dành cho Giáo hoàng Rôma).
Chính Đức Giáo hoàng Phanxicô đã yêu cầu duyệt lại văn bản này vào ngày 29 tháng 4 năm 2024, với mục tiêu làm đơn giản hóa một số thủ tục và đưa nghi thức tiễn biệt Đức Thánh Cha quá cố trở về với một phong cách đơn sơ hơn.
Vậy, hiện giờ điều gì đang xảy ra?
Vậy, hiện giờ điều gì đang xảy ra?
Ảnh: Vatican Media
Thông báo về sự qua đời của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Hồng y Nhiếp chính Kevin Farrell công bố, trong khi tại phòng nơi Đức Thánh Cha qua đời – sau lời tiễn biệt riêng tư của gia đình giáo hoàng – thi hài của ngài được chuẩn bị, sau khi được mặc phẩm phục phụng vụ, sẽ được chuyển đến nhà nguyện riêng trong căn hộ giáo hoàng, nơi sẽ diễn ra việc xác nhận chính thức cái chết vào lúc 20g tối nay (21.4.2025). Trước đây, nghi thức này thường được thực hiện ngay tại phòng ngủ của Đức Giáo hoàng quá cố.
Thi hài của Đức Thánh Cha sẽ không còn được đặt nằm trên bục cao như đã từng làm trong những tang lễ gần đây của một vị Giáo hoàng – dù là vị giáo hoàng danh dự như Biển Đức XVI vào ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong phiên bản mới của Ordo Exsequiarum (Nghi thức an táng), Đức Phanxicô quy định rằng thi hài sẽ được đặt trực tiếp vào quan tài nơi ngài sẽ an nghỉ vĩnh viễn. Giai đoạn này được gọi là “chặng thứ nhất” của nghi thức tang lễ.
Cũng có một điểm mới: quan tài chỉ bằng gỗ với lớp kẽm ở bên trong. Như vậy, bỏ đi truyền thống sử dụng ba lớp quan tài (quan tài bằng gỗ bách xếp vào trong lớp quan tài bằng chì, rồi cả hai được đặt trong quan tài bằng gỗ sồi) vốn đã được sử dụng cho các Giáo hoàng cho đến nay.
Một đổi mới khác nằm ở “chặng thứ hai”: không còn việc di chuyển thi hài từ căn hộ giáo hoàng đến Dinh Tông Tòa, nơi trước đây là điểm để các vị giáo chức và giáo dân trong nội thành Vatican đến kính viếng. Sẽ chỉ còn một lần di chuyển: từ nhà nguyện riêng đến Đền thờ Thánh Phê-rô, nơi quan tài sẽ được đặt trước bàn thờ chính – được xây trên mộ của thánh Phê-rô – và dự kiến diễn ra vào sáng thứ Tư, ngày 23.4 (chi tiết cụ thể sẽ được công bố vào ngày mai, (22.4).
Như chúng ta còn nhớ, trong những tang lễ giáo hoàng trước đây, việc di chuyển vào Đền thờ thường diễn ra với thi hài của Đức Giáo hoàng được đặt trên một cái cáng. Lần này, theo quy định mới, thi hài Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ được di chuyển trong quan tài mà ngài đã được đặt vào ngay sau khi qua đời. Và ngài sẽ tiếp tục được đặt trong quan tài này suốt thời gian tín hữu đến kính viếng và cầu nguyện tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Không có bục tang lễ, nhưng quan tài sẽ được mở và đặt sao cho người ta có thể nhìn thấy Đức Giáo hoàng quá cố. Quan tài sẽ được đóng lại vào tối trước ngày cử hành tang lễ.
Trong những ngày sắp tới, Thánh lễ an táng sẽ được ấn định – và như những lần trước – sẽ được cử hành tại quảng trường Thánh Phê-rô. Nghi thức an táng sẽ theo phụng vụ dành cho một giám mục giáo phận, nhằm nhấn mạnh rằng tang lễ của Đức Giáo hoàng là của một mục tử và môn đệ của Đức Kitô, chứ không phải của một vị quyền lực trần thế.
“Cấu trúc của Ordo mới” – Đức Tổng Giám mục Diego Ravelli, Chưởng nghi Phụng vụ Giáo hoàng, đã giải thích khi giới thiệu văn bản vào tháng 4 năm 2024 – “được đơn giản hóa bằng cách duyệt lại hoặc loại bỏ một số yếu tố nghi lễ khó phối hợp hoặc không còn phù hợp. Mỗi trình tự nghi thức được làm rõ ràng hơn, cũng như xác định rõ trách nhiệm và vai trò của những người tham gia chuẩn bị và cử hành các nghi lễ.”
“Chặng thứ ba” là nghi thức an táng. Đây cũng sẽ là một nghi thức đơn giản hơn vì không còn ba lớp quan tài, nhưng còn một khía cạnh có thể thay đổi kể từ năm 1914. Thật vậy, Đức Giáo hoàng Phanxicô lúc sinh thời đã công khai bày tỏ mong muốn được an táng tại Đền thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore). Dĩ nhiên, chúng ta còn phải chờ xem trong di chúc, Đức Thánh Cha có đưa ra chỉ dẫn cụ thể nào hay không. Nếu có, ngài sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên được chôn cất ngoài nội thành Vatican kể từ năm 1903, khi Đức Lêô XIII được an táng tại Đền thờ Thánh Gioan Lateranô (nơi an nghỉ của 21 vị tiền nhiệm khác). Nếu việc an táng diễn ra tại Đền thờ Đức Bà Cả, Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng thứ tám được an táng ở đây, sau các vị: Hônôriô III (1216–1227), Nicôla IV (1288–1292), Piô V (1566–1572), Sixtô V (1585–1590), Clêmentê VIII (1592–1605), Phaolô V (1605–1621), và Clêmentê IX (1667–1669).
Việc xác định hình thức và cách thức di chuyển thi hài ra ngoài tường thành Vatican sẽ được Chưởng nghi Phụng vụ Giáo hoàng quyết định.
Sau khi hoàn tất nghi thức tang lễ và an táng, toàn thể Giáo hội hoàn vũ sẽ bước vào thời kỳ gọi là “Novendiali”, tức là chín ngày dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng quá cố. Trong nghi thức phụng vụ được dự liệu, số mẫu lời nguyện chọn đọc tăng từ ba lên bốn, do bao gồm cả những mẫu từ Missale Romanum (Sách lễ Rôma) dành cho Giáo hoàng quá cố và mẫu dành cho giám mục giáo phận quá cố. Khác với ấn bản trước, các bài đọc không còn được in sẵn mà chỉ đưa ra các chỉ dẫn Kinh Thánh.
Thánh lễ an táng là Thánh lễ đầu tiên trong chín ngày Novendiali. Trong tám ngày còn lại, mỗi ngày sẽ có một nhóm đại diện dâng Thánh lễ cầu hồn. Ngày thứ hai là các nhân viên và tín hữu của Quốc gia Thành Vatican, ngày thứ ba là Giáo hội Roma mà Đức Giáo hoàng là giám mục, ngày thứ tư là các kinh sĩ đoàn của những Đền thờ giáo hoàng, ngày thứ năm là Phủ Giáo hoàng; ngày thứ sáu là Giáo triều Roma, ngày thứ bảy là các Giáo hội Đông phương, ngày thứ tám là các thành viên của các dòng tu, và ngày thứ chín lại do Phủ Giáo hoàng đảm nhận.
“Ordo Exsequiarum Romani Pontificis” – Đức Tổng Giám mục Ravelli bổ sung khi giới thiệu văn bản và các điểm mới – “không được soạn như một 'Sách lễ trọn bộ', mà đúng nghĩa là một Ordo, tức là sách quy định các nghi thức, diễn tiến và văn bản riêng, còn mọi phần khác thì quy chiếu về các sách phụng vụ đang sử dụng như sách lễ, sách bài đọc và sách hát. Vì thế, đây là một quyển sách gọn nhẹ, dễ tra cứu, rõ ràng trong các chỉ dẫn phụng vụ, là công cụ thiết yếu cho việc chuẩn bị và cử hành nghi thức an táng của người môn đệ Đức Kitô được chọn làm người kế vị thánh Phê-rô.”
Từ thời điểm Đức Giáo hoàng qua đời, Hồng y Đoàn đảm nhận vai trò quyết định về thời gian và hình thức cử hành các nghi thức. Trong các “Cuộc họp Khoáng đại”, các Hồng y – kể cả những vị trên 80 tuổi (dù không được tham dự Mật nghị) – sẽ không chỉ thảo luận về người kế nhiệm Đức Phanxicô, mà còn cả về định hướng tương lai của Giáo hội, cũng như điều hành thường nhật của Giáo hội và Tòa Thánh. Hồng y Đoàn sẽ xác định ngày khai mạc Mật nghị Hồng y, bắt đầu vào buổi sáng với Thánh lễ Khai mạc Mật nghị Hồng y (Pro eligendo Pontifice), do Niên trưởng Hồng y Đoàn chủ tế. Vào buổi chiều, các Hồng y cử tri sẽ tiến vào Nhà nguyện Sistina – nơi diễn ra việc bầu Tân Giáo hoàng. Các ngài sẽ tuyên thệ trên Kinh Thánh, và sau đó Chưởng nghi phụng vụ sẽ tuyên bố câu Latin “Extra omnes”, nghĩa là “Tất cả ra ngoài”, dành cho những người không phải là Hồng y cử tri và nhân viên phục vụ.
Cuộc chờ đợi bắt đầu để biết ai là vị Tân Giáo hoàng.
Nếu chưa có kết quả bầu cử, từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistina sẽ bốc ra khói đen. Nếu đã có Tân Giáo hoàng, sẽ có khói trắng. Và sau đó là khoảnh khắc được mong đợi: Hồng y trưởng Đẳng phó tế sẽ xuất hiện tại Ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican để công bố tin vui: Habemus Papam – Chúng ta đã có Giáo hoàng.
Thi hài của Đức Thánh Cha sẽ không còn được đặt nằm trên bục cao như đã từng làm trong những tang lễ gần đây của một vị Giáo hoàng – dù là vị giáo hoàng danh dự như Biển Đức XVI vào ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong phiên bản mới của Ordo Exsequiarum (Nghi thức an táng), Đức Phanxicô quy định rằng thi hài sẽ được đặt trực tiếp vào quan tài nơi ngài sẽ an nghỉ vĩnh viễn. Giai đoạn này được gọi là “chặng thứ nhất” của nghi thức tang lễ.
Cũng có một điểm mới: quan tài chỉ bằng gỗ với lớp kẽm ở bên trong. Như vậy, bỏ đi truyền thống sử dụng ba lớp quan tài (quan tài bằng gỗ bách xếp vào trong lớp quan tài bằng chì, rồi cả hai được đặt trong quan tài bằng gỗ sồi) vốn đã được sử dụng cho các Giáo hoàng cho đến nay.
Một đổi mới khác nằm ở “chặng thứ hai”: không còn việc di chuyển thi hài từ căn hộ giáo hoàng đến Dinh Tông Tòa, nơi trước đây là điểm để các vị giáo chức và giáo dân trong nội thành Vatican đến kính viếng. Sẽ chỉ còn một lần di chuyển: từ nhà nguyện riêng đến Đền thờ Thánh Phê-rô, nơi quan tài sẽ được đặt trước bàn thờ chính – được xây trên mộ của thánh Phê-rô – và dự kiến diễn ra vào sáng thứ Tư, ngày 23.4 (chi tiết cụ thể sẽ được công bố vào ngày mai, (22.4).
Như chúng ta còn nhớ, trong những tang lễ giáo hoàng trước đây, việc di chuyển vào Đền thờ thường diễn ra với thi hài của Đức Giáo hoàng được đặt trên một cái cáng. Lần này, theo quy định mới, thi hài Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ được di chuyển trong quan tài mà ngài đã được đặt vào ngay sau khi qua đời. Và ngài sẽ tiếp tục được đặt trong quan tài này suốt thời gian tín hữu đến kính viếng và cầu nguyện tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Không có bục tang lễ, nhưng quan tài sẽ được mở và đặt sao cho người ta có thể nhìn thấy Đức Giáo hoàng quá cố. Quan tài sẽ được đóng lại vào tối trước ngày cử hành tang lễ.
Trong những ngày sắp tới, Thánh lễ an táng sẽ được ấn định – và như những lần trước – sẽ được cử hành tại quảng trường Thánh Phê-rô. Nghi thức an táng sẽ theo phụng vụ dành cho một giám mục giáo phận, nhằm nhấn mạnh rằng tang lễ của Đức Giáo hoàng là của một mục tử và môn đệ của Đức Kitô, chứ không phải của một vị quyền lực trần thế.
“Cấu trúc của Ordo mới” – Đức Tổng Giám mục Diego Ravelli, Chưởng nghi Phụng vụ Giáo hoàng, đã giải thích khi giới thiệu văn bản vào tháng 4 năm 2024 – “được đơn giản hóa bằng cách duyệt lại hoặc loại bỏ một số yếu tố nghi lễ khó phối hợp hoặc không còn phù hợp. Mỗi trình tự nghi thức được làm rõ ràng hơn, cũng như xác định rõ trách nhiệm và vai trò của những người tham gia chuẩn bị và cử hành các nghi lễ.”
“Chặng thứ ba” là nghi thức an táng. Đây cũng sẽ là một nghi thức đơn giản hơn vì không còn ba lớp quan tài, nhưng còn một khía cạnh có thể thay đổi kể từ năm 1914. Thật vậy, Đức Giáo hoàng Phanxicô lúc sinh thời đã công khai bày tỏ mong muốn được an táng tại Đền thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore). Dĩ nhiên, chúng ta còn phải chờ xem trong di chúc, Đức Thánh Cha có đưa ra chỉ dẫn cụ thể nào hay không. Nếu có, ngài sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên được chôn cất ngoài nội thành Vatican kể từ năm 1903, khi Đức Lêô XIII được an táng tại Đền thờ Thánh Gioan Lateranô (nơi an nghỉ của 21 vị tiền nhiệm khác). Nếu việc an táng diễn ra tại Đền thờ Đức Bà Cả, Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng thứ tám được an táng ở đây, sau các vị: Hônôriô III (1216–1227), Nicôla IV (1288–1292), Piô V (1566–1572), Sixtô V (1585–1590), Clêmentê VIII (1592–1605), Phaolô V (1605–1621), và Clêmentê IX (1667–1669).
Việc xác định hình thức và cách thức di chuyển thi hài ra ngoài tường thành Vatican sẽ được Chưởng nghi Phụng vụ Giáo hoàng quyết định.
Sau khi hoàn tất nghi thức tang lễ và an táng, toàn thể Giáo hội hoàn vũ sẽ bước vào thời kỳ gọi là “Novendiali”, tức là chín ngày dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng quá cố. Trong nghi thức phụng vụ được dự liệu, số mẫu lời nguyện chọn đọc tăng từ ba lên bốn, do bao gồm cả những mẫu từ Missale Romanum (Sách lễ Rôma) dành cho Giáo hoàng quá cố và mẫu dành cho giám mục giáo phận quá cố. Khác với ấn bản trước, các bài đọc không còn được in sẵn mà chỉ đưa ra các chỉ dẫn Kinh Thánh.
Thánh lễ an táng là Thánh lễ đầu tiên trong chín ngày Novendiali. Trong tám ngày còn lại, mỗi ngày sẽ có một nhóm đại diện dâng Thánh lễ cầu hồn. Ngày thứ hai là các nhân viên và tín hữu của Quốc gia Thành Vatican, ngày thứ ba là Giáo hội Roma mà Đức Giáo hoàng là giám mục, ngày thứ tư là các kinh sĩ đoàn của những Đền thờ giáo hoàng, ngày thứ năm là Phủ Giáo hoàng; ngày thứ sáu là Giáo triều Roma, ngày thứ bảy là các Giáo hội Đông phương, ngày thứ tám là các thành viên của các dòng tu, và ngày thứ chín lại do Phủ Giáo hoàng đảm nhận.
“Ordo Exsequiarum Romani Pontificis” – Đức Tổng Giám mục Ravelli bổ sung khi giới thiệu văn bản và các điểm mới – “không được soạn như một 'Sách lễ trọn bộ', mà đúng nghĩa là một Ordo, tức là sách quy định các nghi thức, diễn tiến và văn bản riêng, còn mọi phần khác thì quy chiếu về các sách phụng vụ đang sử dụng như sách lễ, sách bài đọc và sách hát. Vì thế, đây là một quyển sách gọn nhẹ, dễ tra cứu, rõ ràng trong các chỉ dẫn phụng vụ, là công cụ thiết yếu cho việc chuẩn bị và cử hành nghi thức an táng của người môn đệ Đức Kitô được chọn làm người kế vị thánh Phê-rô.”
Từ thời điểm Đức Giáo hoàng qua đời, Hồng y Đoàn đảm nhận vai trò quyết định về thời gian và hình thức cử hành các nghi thức. Trong các “Cuộc họp Khoáng đại”, các Hồng y – kể cả những vị trên 80 tuổi (dù không được tham dự Mật nghị) – sẽ không chỉ thảo luận về người kế nhiệm Đức Phanxicô, mà còn cả về định hướng tương lai của Giáo hội, cũng như điều hành thường nhật của Giáo hội và Tòa Thánh. Hồng y Đoàn sẽ xác định ngày khai mạc Mật nghị Hồng y, bắt đầu vào buổi sáng với Thánh lễ Khai mạc Mật nghị Hồng y (Pro eligendo Pontifice), do Niên trưởng Hồng y Đoàn chủ tế. Vào buổi chiều, các Hồng y cử tri sẽ tiến vào Nhà nguyện Sistina – nơi diễn ra việc bầu Tân Giáo hoàng. Các ngài sẽ tuyên thệ trên Kinh Thánh, và sau đó Chưởng nghi phụng vụ sẽ tuyên bố câu Latin “Extra omnes”, nghĩa là “Tất cả ra ngoài”, dành cho những người không phải là Hồng y cử tri và nhân viên phục vụ.
Cuộc chờ đợi bắt đầu để biết ai là vị Tân Giáo hoàng.
Nếu chưa có kết quả bầu cử, từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistina sẽ bốc ra khói đen. Nếu đã có Tân Giáo hoàng, sẽ có khói trắng. Và sau đó là khoảnh khắc được mong đợi: Hồng y trưởng Đẳng phó tế sẽ xuất hiện tại Ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican để công bố tin vui: Habemus Papam – Chúng ta đã có Giáo hoàng.
- Theo: https://www.avvenire.it/
- Ảnh trong bài: Vatican Media