- Chủ đề Author
- #1
Trong thế giới còn đầy rẫy chia rẽ, xung đột và bóng tối của hận thù, Đức Giáo Hoàng Phanxicô – vị Giáo hoàng đến từ tận cùng địa cầu đã sống và hành động như một người hành hương không mỏi, đi xuyên qua khổ đau của nhân loại để tìm kiếm và gieo vãi hạt giống hòa bình.
Ảnh: Vatican News
Suốt 12 năm đứng đầu Giáo hội Công giáo, ngài không ngồi yên trong vương cung thánh đường lộng lẫy, mà không ngần ngại bước ra những vùng ngoại vi, nơi người ta đau khổ nhiều nhất nhưng cũng dễ bị lãng quên nhất. Dù sức khỏe hao mòn theo năm tháng, trái tim ngài vẫn luôn bừng cháy với khát vọng hòa giải và nhân bản.
Một trong những dấu ấn sâu đậm nhất trong triều đại của ngài là khoảnh khắc vào tháng 4 năm 2019 tại Vatican: trước hai nhà lãnh đạo đối nghịch của Nam Sudan, đất nước đang chìm trong nội chiến, Đức Phanxicô đã quỳ xuống hôn chân họ. Một hành động không thuộc nghi lễ ngoại giao, không thuộc phạm trù chính trị, mà thuộc về con tim, con tim của một mục tử sẵn sàng hạ mình để xin hòa bình cho đoàn chiên.
Ngài đã nói: “Xin đừng quên những người dân của các vị, những người đã quá mỏi mệt vì chiến tranh. Xin hãy bước đi như những người anh em.”
Và rồi, năm 2023, dù tuổi cao sức yếu, ngài vẫn đặt chân đến Nam Sudan vùng đất còn nồng mùi thuốc súng như một lời khẳng định rằng: “Tôi không bỏ cuộc.” Trước các nhà chức trách ở Juba, Đức Thánh Cha nói rõ ràng: "Các thế hệ tương lai sẽ tôn kính tên tuổi của các vị hoặc xóa bỏ khỏi ký ức của họ, dựa trên những gì các vị đang làm bây giờ." Đó không chỉ là lời cảnh báo, mà là một lời đánh thức lương tri, một tiếng chuông vang vọng giữa sa mạc quyền lực.
Với Đức Phanxicô, hòa bình không chỉ là chấm dứt chiến tranh bằng súng đạn, mà là xóa bỏ tận gốc sự dửng dưng, lòng tham và sự vô cảm. Năm 2019, tại Công viên Hòa bình Nagasaki, ngài gọi việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân là "vô đạo đức". Trước Quốc hội Mỹ năm 2015, ngài đặt câu hỏi đắng cay:
“Tại sao vũ khí chết người lại được bán cho những kẻ có kế hoạch gây ra đau khổ không kể xiết cho con người và xã hội? Thật đáng buồn, câu trả lời, như chúng ta đều biết, chỉ đơn giản là vì tiền: tiền thấm đẫm máu, thường là máu của người vô tội.”
Một trong những dấu ấn sâu đậm nhất trong triều đại của ngài là khoảnh khắc vào tháng 4 năm 2019 tại Vatican: trước hai nhà lãnh đạo đối nghịch của Nam Sudan, đất nước đang chìm trong nội chiến, Đức Phanxicô đã quỳ xuống hôn chân họ. Một hành động không thuộc nghi lễ ngoại giao, không thuộc phạm trù chính trị, mà thuộc về con tim, con tim của một mục tử sẵn sàng hạ mình để xin hòa bình cho đoàn chiên.
Ngài đã nói: “Xin đừng quên những người dân của các vị, những người đã quá mỏi mệt vì chiến tranh. Xin hãy bước đi như những người anh em.”
Và rồi, năm 2023, dù tuổi cao sức yếu, ngài vẫn đặt chân đến Nam Sudan vùng đất còn nồng mùi thuốc súng như một lời khẳng định rằng: “Tôi không bỏ cuộc.” Trước các nhà chức trách ở Juba, Đức Thánh Cha nói rõ ràng: "Các thế hệ tương lai sẽ tôn kính tên tuổi của các vị hoặc xóa bỏ khỏi ký ức của họ, dựa trên những gì các vị đang làm bây giờ." Đó không chỉ là lời cảnh báo, mà là một lời đánh thức lương tri, một tiếng chuông vang vọng giữa sa mạc quyền lực.
Với Đức Phanxicô, hòa bình không chỉ là chấm dứt chiến tranh bằng súng đạn, mà là xóa bỏ tận gốc sự dửng dưng, lòng tham và sự vô cảm. Năm 2019, tại Công viên Hòa bình Nagasaki, ngài gọi việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân là "vô đạo đức". Trước Quốc hội Mỹ năm 2015, ngài đặt câu hỏi đắng cay:
“Tại sao vũ khí chết người lại được bán cho những kẻ có kế hoạch gây ra đau khổ không kể xiết cho con người và xã hội? Thật đáng buồn, câu trả lời, như chúng ta đều biết, chỉ đơn giản là vì tiền: tiền thấm đẫm máu, thường là máu của người vô tội.”
Ảnh: AFP
Không dừng ở đó, Đức Giáo hoàng còn không ngừng kêu gọi đối thoại liên tôn giáo. Năm 2021, ngài đến Iraq vùng đất từng bị tàn phá bởi chiến tranh và hận thù và tự xưng mình là “người hành hương vì hòa bình”. Cuộc gặp lịch sử với Đại giáo chủ Ali al-Sistani đã trở thành biểu tượng của lòng khoan dung và sự lắng nghe: “Hòa bình không đòi hỏi người thắng hay kẻ thua, mà là anh chị em những người, bất chấp những hiểu lầm và vết thương trong quá khứ, chọn con đường đối thoại.”
Và rồi, trong Thánh Lễ Phục Sinh ngày 20 tháng 4 năm 2025 – cũng là những tháng cuối cùng của hành trình dương thế, ngài đã để lại thông điệp cuối cùng, như một di ngôn đầy đau đáu gửi đến toàn thế giới: "Không thể có hòa bình nếu không có tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận."
Một lần nữa, Đức Phanxicô khẳng định rằng hòa bình không phải là sự yên lặng giả tạo nơi người ta buộc phải im lặng để không bị đe dọa. Hòa bình, nếu thiếu vắng tự do đích thực tự do để tin, để nghĩ, để nói lên sự thật thì chỉ là lớp sơn mỏng phủ lên một xã hội mục ruỗng bên trong.
Và rồi, trong Thánh Lễ Phục Sinh ngày 20 tháng 4 năm 2025 – cũng là những tháng cuối cùng của hành trình dương thế, ngài đã để lại thông điệp cuối cùng, như một di ngôn đầy đau đáu gửi đến toàn thế giới: "Không thể có hòa bình nếu không có tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận."
Một lần nữa, Đức Phanxicô khẳng định rằng hòa bình không phải là sự yên lặng giả tạo nơi người ta buộc phải im lặng để không bị đe dọa. Hòa bình, nếu thiếu vắng tự do đích thực tự do để tin, để nghĩ, để nói lên sự thật thì chỉ là lớp sơn mỏng phủ lên một xã hội mục ruỗng bên trong.
Chỉnh sửa lần cuối: