Khi thần tượng không cần tài năng, được dựng lên nhờ thuật toán

5.00 star(s) 2 Votes
Thành viên
Tham gia
17/12/24
Bài viết
93

Trong một chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, Biên tập viên nêu thực trạng đáng suy ngẫm, đại ý là "Người ta thần tượng những idol không phải vì tài năng, vì sự nỗ lực cống hiến tài năng mà là vì thuật toán." Thuật toán thứ công cụ vô hình nhưng đã khiến hình ảnh của các idol liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, khiến chúng ta dần tin, dần mê, rồi thần tượng và ủng hộ vô điều kiện những gương mặt ấy.​


phailamgi_than tuong.jpg

Ảnh: Minh họa (MXH)

mua niềm tin​

Chúng ta mua hàng, chúng ta gửi tiền ủng hộ thiện nguyện, đôi khi không phải vì câu chuyện đằng sau hay nhu cầu sản phẩm, mà bởi vì chúng ta tin. Chúng ta tin vào câu chuyện mà thần tượng ấy kể, chúng ta muốn được gần gũi họ, muốn là một phần trong thế giới mà họ tạo ra. Và chúng ta mua – không phải sản phẩm – mà là niềm tin được dệt nên từ những hình ảnh xuất hiện liên tục trên màn hình điện thoại.

Idol: từ dị hợm tới lộng lẫy​

Thật nghịch lý khi có những người chẳng cần tài năng vẫn dễ dàng bước lên đỉnh cao. Streamer PT – chuyên giả gái, chửi bới, thét gào và làm những trò dị hợm trên mạng – thu hút được hàng triệu người theo dõi. Từ đó, PT livestream bán hàng, xuất hiện trên các chương trình truyền hình với tư cách giám khảo, thậm chí thành khách mời trên báo chí. Hay streamer HDM – người chẳng có tài năng gì ngoài các video kể chuyện làm mẹ nuôi con ở nước ngoài, những chuyến du lịch vô thưởng vô phạt – cũng được thuật toán đưa lên thành hiện tượng mạng với hàng triệu người theo dõi, rồi cũng bán hàng, kiếm tiền từ sự nổi tiếng nhất thời ấy.

Tất cả đều theo một công thức quen thuộc: nổi lên nhờ thuật toán, tập trung xây dựng tên tuổi, kiếm tiền, rồi thỉnh thoảng "thả" vài tỷ đồng nghe thì rất to để làm từ thiện, xây nhà cho người nghèo, giúp chính họ đánh bóng hình ảnh.

Thế nhưng, khi những hành vi thiếu minh bạch, quảng cáo lố, phóng đại hoặc các bê bối về tài chính bị phanh phui, Thì công chúng vỡ mộng. Người hâm mộ, từng hết lòng yêu thương, quay lại chỉ trích, mạt sát idol một cách không thương tiếc. Và rồi một thần tượng khác lại được thuật toán dựng lên, và có lẽ rồi sau đó tương lai của họ lại giống những idol tiền nhiệm

phailamgi_than tuong 2.jpg
Ảnh: Minh họa (MXH)

Lỗi có phải chỉ do thuật toán?​

Sẽ là rất OAN nếu đổ hết do thuật toán của các Mạng xã hội, thực tế, chính công chúng chính là người góp phần tạo nên những "thần tượng ảo" này. Sự dễ dãi trong việc nhấn like, thả tim, chia sẻ mà không kiểm chứng thông tin đã tiếp tay cho các hiện tượng mạng thiếu giá trị ấy lan rộng.

Thuật toán chỉ là công cụ. Việc nó tôn vinh điều hay, điều đẹp hay làm trỗi dậy những giá trị lệch lạc, nhảm nhí phụ thuộc vào chính sự chọn lọc của chúng ta. Đã đến lúc công chúng cần rèn luyện tư duy phản biện, học cách chọn lựa và nâng niu những giá trị đích thực. Những người xứng đáng được tôn vinh là những người mang lại giá trị thực sự cho đời sống xã hội. Đó mới là những "thần tượng" thực sự mà chúng ta cần tôn vinh.​
 

Học DOCAT qua những câu chuyện: Ngày chủ nhật đặc biệt. Phailamgi.com | Một ngày Chủ Nhật, Nam thấy bố chuẩn bị đi làm sớm. Cậu thắc mắc hỏi: "Bố ơi, hôm nay là Chủ Nhật mà, sao bố lại đi làm? Chủ Nhật không phải là ngày nghỉ sao?" Bố nhìn Nam, rồi ngồi xuống bên cạnh và nói: "Đúng vậy, Chủ Nhật là ngày nghỉ, ngày của Chúa. Hôm nay bố chỉ vào công ty để lấy vài tài liệu cần thiết cho tuần tới thôi. Nhưng con biết không, ngày Chủ Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta." Nam tò mò: "Quan trọng như thế nào hả bố?"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên