Anh em Trung Quốc của chúng ta: Một tình huống tế nhị và phức tạp đối với Đức Giáo hoàng Lêô XIV

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
5/5/25
Bài viết
11

Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, từ các quốc gia Công giáo đến không Công giáo, đã gửi lời chúc mừng tới Đức Giáo hoàng Lêô XIV khi ngài được nâng lên Ngai Tòa Thánh Phêrô. Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng gửi lời “chúc mừng nồng nhiệt,” bày tỏ sự tin tưởng rằng “đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác giữa Nga và Vatican sẽ tiếp tục phát triển, dựa trên các giá trị Kitô giáo chung kết nối chúng ta.”


phailamgi_trung quoc vatican _CV (1).jpg
Ảnh: Crisismagazine
Tuy nhiên, một người đã không gửi lời chúc nào là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trên thực tế, chỉ có một sự thừa nhận gián tiếp thông qua một cuộc họp báo vào thứ Sáu, khi một nhà báo hỏi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiến về tân giáo hoàng. Ông Lâm trả lời: “Chúng tôi hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của giáo hoàng mới, Vatican sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc trong tinh thần xây dựng, tăng cường giao tiếp sâu sắc về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, cùng nhau thúc đẩy việc cải thiện liên tục mối quan hệ Trung Quốc – Vatican, và đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của thế giới.”

Phát biểu này đề cập đến thỏa thuận tạm thời kéo dài hai năm được ký kết giữa Bắc Kinh và Vatican vào năm 2018 và được gia hạn gần đây. Mặc dù chi tiết của thỏa thuận này chưa bao giờ được công khai, chúng ta biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có quyền đề cử các giám mục, còn Đức Giáo hoàng chỉ đóng vai trò phê chuẩn.

Thỏa thuận do Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, thiết kế với hy vọng “hòa giải... để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn của tất cả các tín hữu Công giáo Trung Quốc” đặc biệt là các thành viên của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA), tức là giáo sĩ và giáo dân thuộc Giáo hội do nhà nước kiểm soát, nhưng thỏa thuận này vẫn được giữ bí mật.

phailamgi_trung quoc vatican _CV (2).jpg
Ảnh: Vatican News

CCPA được ĐCSTQ thành lập năm 1957, và thực chất đã thiết lập một “Giáo hội quốc doanh” tách biệt khỏi Rôma. Đầu năm 1958, các giám mục đầu tiên của tổ chức này được Bắc Kinh chỉ định một cách bất hợp pháp mà không thông qua Tòa Thánh. Tháng 6 cùng năm đó, Đức Piô XII đã ban hành thông điệp Ad Apostolorum Principis, trong đó ngài lên án giáo hội “song song” của Trung Quốc và từ chối công nhận bất kỳ việc truyền chức giám mục nào không được Vatican phê chuẩn trước.

Kể từ đó, những người Công giáo trung thành với Rôma buộc phải sinh hoạt trong "lòng đất". Cho đến ngày nay, Giáo hội “hầm trú” này vẫn tiếp tục tồn tại, dù không còn nhận được sự hậu thuẫn từ Vatican do thỏa thuận bí mật nói trên. Nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân vẫn bị cầm tù, tra tấn, thậm chí có người bị giết vì từ chối quy phục hệ thống giáo hội do ĐCSTQ kiểm soát.

Dưới triều Giáo hoàng Phanxicô, Vatican từng bị chỉ trích vì phản ứng yếu ớt trước các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và nhà hoạt động Công giáo ủng hộ dân chủ Jimmy Lai ở Hồng Kông. Thật bất ngờ, một trong những người lên tiếng bảo vệ Lai lại là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tuyên bố sẽ đưa trường hợp của Lai vào bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Năm 2022, tổ chức phi chính phủ ChinaAid đã công bố báo cáo dài 63 trang, trong đó cho biết chính phủ Trung Quốc tiếp tục gia tăng áp lực lên các cộng đồng Kitô hữu nhằm buộc họ khuất phục trước hệ tư tưởng chính trị. Nói cách khác, chính sách “Trung Quốc hóa” tôn giáo tức là biến đổi đức tin Kitô giáo sao cho phù hợp hơn với văn hóa Trung Hoađang ngày càng gia tăng, kéo theo các cuộc bức hại nặng nề hơn với những người phản đối.

Nhiều tín hữu Trung Quốc vẫn đang bị bắt giam vì từ chối gia nhập CCPA. Thậm chí, Bắc Kinh đã cho in các bản Kinh Thánh bị xuyên tạc để sử dụng trong các trường học do nhà nước quản lý. Chẳng hạn, trong phiên bản bị “Trung Quốc hóa” của câu chuyện Chúa Giêsu tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình (Ga 8), thay vì tha thứ, Chúa lại ném đá người phụ nữ và nói: “Ta cũng là kẻ có tội. Nhưng nếu luật chỉ được thi hành bởi những người vô tội, thì luật pháp sẽ chết.”

Khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, CCPA theo chỉ thị của ĐCSTQ không cử bất kỳ phái đoàn nào dự tang lễ. Ngoài ra, một bản tin chia buồn ngắn ngủi được đăng trên website của CCPA cũng đã bị gỡ bỏ và thay bằng nội dung ca ngợi sự hợp tác với Đảng Cộng sản. Chính quyền Trung Quốc còn tuyên bố sự “tự chủ” của Giáo hội Trung Quốc bằng việc đơn phương bổ nhiệm hai giám mục trong đó có một vị tại giáo phận đã có giám mục do Vatican chỉ định.

Tháng 5 năm ngoái, Hồng y Parolin thậm chí còn phát biểu rằng các nhà truyền giáo phương Tây trong quá khứ “đã mắc sai lầm” khi quá nhiệt thành muốn cải hóa người Trung Quốc theo đạo Công giáo. Ông nói điều này ngay trước mặt Đức Giám mục Thẩm Tân (Joseph Shen Bin) của Thượng Hải, người được ĐCSTQ đơn phương bổ nhiệm và sau đó buộc Đức Giáo hoàng Phanxicô phải công nhận vào tháng Bảy.

Đức Giáo hoàng Lêô XIV, người nổi tiếng với việc thúc đẩy Học thuyết Xã hội Công giáo và bảo vệ quyền lợi người lao động, chắc chắn sẽ đối diện với không ít thách thức trong vấn đề Trung Quốc.

Năm 2000, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các tín hữu “hầm trú” tại Trung Quốc những người trung thành với Rôma chứ không phải CCPA rằng họ không bị lãng quên: ngài đã phong thánh cho 87 tín hữu Trung Quốc và 33 nhà truyền giáo châu Âu đã tử vì đạo vì đức tin Công giáo từ năm 1648 đến 1930.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng Lêô XIV, xin Thiên Chúa ban cho ngài sức mạnh không chỉ để đối diện với tình thế cực kỳ tế nhị và phức tạp của anh chị em chúng ta tại Trung Quốc, mà còn của toàn thể Giáo hội hoàn vũ.

Tác giả:
Linh mục Mario Alexis Portella

Cha Portella hiện là Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Santa Maria del Fiore và là Chưởng ấn của Tổng Giáo phận Florence, Ý. Ngài sinh tại New York và có bằng tiến sĩ giáo luật và luật dân sự tại Đại học Giáo hoàng Lateranô ở Rôma. Tác giả của cuốn “Islam: Religion of Peace?—The Violation of Natural Rights and Western Cover-Up” (Westbow Press, 2018).​

Quá trình dịch, tôi đã lược bỏ một số đoạn có thể gây tranh cãi, độc giả có thể đọc chi tiết toàn bộ các đoạn dịch đó ở bài gốc tại đây:
 
Tham gia
21/1/24
Bài viết
80
Be very careful when translating ‘crisis’ website.

it is a(n) (ultra) conservative and right wing that attacks Pope Francis and my guess a tsunami of attacks from that website will tidally gushing into our new pope in the near future

misinformation.
it is ‘NOT’ the Chinese distorted Bible, but in a textbook. according to Google AI Search

Chinese distortion
In September 2020, the Chinese textbook《职业道德与法律》(Professional Ethics and Law) was alleged to inaccurately recount the story with a changed narrative in which Jesus stones the woman, while stating "I too am a sinner. But if the law could only be executed by men without blemish, the law would be dead."[58][59] The publisher claims that this was an inauthentic, unauthorized publication of its textbook.[60]
link here: https://en.wikipedia.org/wiki/Jesus...tion,unauthorized publication of its textbook.
more maybe follow
 
Tham gia
21/1/24
Bài viết
80
2. Half Truth Part Uno. (Or like a Vietnamese saying 'a half loaf of bread of truth isn't truth')
By telling the truth but in half, the crisis did a dirty trick not worth being read.

According to ‘the crisis’
“In May of last year, Cardinal Parolin went so far as to say that Western Catholic missionaries had made “errors” in past centuries in their zeal to convert the Chinese faithful to Catholicism”

This statement is simply wrong when bad mouth at the Cardinal ‘went so far as’ because The Cardinal was right “Western Catholic missionaries had made “errors” in past centuries in their zeal to convert the Chinese faithful to Catholicism”

So what is the error that the crisis failed to mention?

If you click on the link provided by the word ‘say’ this is it:
“It was a reference to the French, Italian and other Western missionary religious orders that evangelized China over the centuries but refused to cede leadership authority to local Chinese clergy. Their attitudes helped fuel the anti-Western and anti-Christian sentiment behind the Boxer Rebellion, which aimed to rid China of foreign influences.”

If you want my opinion to be chipped in all I can say is the cardinal was so right; not to mention to another thorn; it is Chinese Rites controversy of ancestor veneration and the consequences have been lingering up to this day in China as well as in Vietnam.

I hate those so called neo-con (Neoconservatism) trashing Pope Francis using some under the bell fallacy! PhaiLamgi should be really careful to vet when posting these kinds of articles that badmouthing any Pope.

More will be followed “Half Truth Part Deux”
And more about the ‘neo-con’ if I have time,
Ref links
https://crisismagazine.com/opinion/...licate-and-complex-situation-for-pope-leo-xiv
https://apnews.com/article/vatican-china-pope-beijing-e322c14ea9ceae11fd72e90b7bc73076

https://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Rites_controversy
 
Tham gia
21/1/24
Bài viết
80
“Anh em Trung Quốc của chúng ta …” Một Bài Viết Tiêu Cực và Gian Trá

Bài này đã được dịch từ trang web Crisis Magazine, một trang web Công Giáo bảo thủ cực hữu chống đối Đức Phanxicô gần như trong mọi đường hướng.

Cũng như George Weigel đã được một số trang Web Công Giáo dịch bài, Mario Alexis Portella, dù mang thiên chức linh mục, cũng chỉ là một người theo chủ thuyết neo-con (Neo-Conservatism Tân Bảo Thủ) đám này thường hay tài lanh đòi dạy khôn Đức Thánh Cha và Hội Thánh, ép buộc các Ngài phải đi theo ý hướng của chúng. Đúng hay sai cứ nhìn vào cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Iraq thì đã quá rõ khi chính những gã này đã cổ xúy một vụ Thánh Chiến giữa Kitô Giáo Tây Phương và Hồi Giáo - và tôi có thể bảo đảm xin xem nhiều hồi sau sẽ rõ sự chống đối của đám này với Tân Giáo Hoàng khi tuần trăng mật kết thúc.

Bài viết về Trung Hoa kiểu này giống như một miếng giẻ rách chúng đã nhai đi nhai lại nhiều lần. Có thể mở ra một số trang báo mạng để đọc một vài bài cũng na ná giống vậy. Chỉ có điều tệ, mỗi lần đám neo-con này viết lại đã cho thêm ít mắm muối, bẻ bớt sự thật không còn được một nửa ổ bánh mì.

Dối trá:
Bài báo này tố cáo Bắc Kinh đã bóp méo câu chuyện người đàn bà ngoại tình rồi in quyển Kinh Thánh này phát trong các trường học công lập. Nhưng sự thật là vào tháng 9 năm 2020, một quyển sách giáo khoa Chinese textbook - chớ không phải Kinh Thánh - đã thực hiện vụ này, và như thường thấy sau khi ‘lỡ’ xảy ra chuyện, nhà xuất bản đã đổ lỗi đó là việc in quyển sách giáo khoa đó khi chưa được cơ quan thẩm quyền chuẩn thuận.

Bài báo này cũng chỉ trích Hồng Y Parolin đã đi quá xa ‘went so far as’ khi nói các nhà truyền đạo Công Giáo Tây Phương thời xưa đã mắc lỗi “made ‘errors’” khi nhiệt thành cải đạo Người Trung Hoa sang Công Giáo. Nhưng kỳ thực là Hồng Y Parolin đã nói không sai, vì ngay ở đường dẫn đã trả lại công đạo cho Ngài và đập tan những lời chỉ trích thóa mạ về Ngài. Lỗi lầm đó chính là: Những dòng tu truyền giáo Pháp, Ý và Phương Tây khi rao giảng tin mừng trên Hoa Lục hằng mấy trăm năm đã không nhường quyền lãnh đạo cho các tu sĩ Trung Hoa địa phương. Chính thái độ này đã làm nổi lửa phòng trào chống Tây Phương và chống Kitô giáo qua cuộc Phản Loạn Nghĩa Hòa Đoàn ‘Boxer Rebellion’ vào cuối Thế Kỷ XIX đầu Thế Kỷ XX.

Quan điểm cá nhân: Chúng ta cũng đừng quên một di chứng khốc liệt hậu quả vẫn còn dai dẳng cho đến ngày nay người Công Giáo Việt Nam hay bị hiểu lầm đó chính là vụ tai tiếng ‘kính nhớ tổ tiên’ vào thế kỷ XVII và XVIII

Nửa Ổ Bánh Mì Sự Thật:
Đám neo-con này đã nêu ra trường hợp của Giám Mục Giuse Thẩm Tân (Joseph Shen Bin) đã được chính quyền Hoa Lục đơn phương bổ nhiệm và sau đó ‘buộc’ Đức Giáo hoàng Phanxicô phải công nhận vào tháng Bảy.
Sự thực là Vị Giám mục này khi vừa được nhà nước thuyên chuyển về Thượng Hải, ông đã tuyên hứa hoàn toàn vâng phục Đức Thánh Cha. Hơn thế nữa, Vị Giám mục này trước đó ở những giáo phận nhỏ hơn cũng đã được sự đồng thuận của Vatican và chính phủ Hoa Lục. Theo Wiki Vào ngày 17 tháng Tư năm 2010 ông đã được cả hai bên đồng thuận chỉ định cai quản giáo phận Haimen Hạ Môn?
Sự việc Giám Mục Giuse ở trên, nếu chúng ta theo dõi từ đầu đến cuối chúng ta có thể thấy được việc ‘chuyển bại thành thắng của Đức Phanxicô” còn đối với đám neo-con đã cắt xén quá nhiều sự thật thì ‘no table’ miễn bàn!

Cách sử dụng từ sẽ cho tôi biết bạn là ai.
Cũng cùng một câu chuyện nhưng có ít nhất hai cách viết khác nhau
Crisis Magazine - Một tờ báo neo-con: “…chúng ta biết rằng Đảng Cộng Sản Hoa Lục có quyền chỉ định giám mục; (và) giáo hoàng chuẩn thuận.”
UCANews - Cơ Quan Báo Chí của Hội Thánh: “Vào năm 2018, năm năm sau khi lên Giáo Hoàng, Vatican ký một thỏa ước bí mật tạm thời hai năm để chỉ định giám mục ở Hoa Lục qua việc đồng thuận hỗ tương ‘mutual agreement’ giữa Bắc Kinh và Tông Tòa”

Câu trên cho chúng ta cảm giác Giáo Hoàng chỉ là người bị động, còn câu dưới là một quan hệ hai bên bằng nhau. Bài viết của Mario Alexis Portella quả thực không đáng xách dép cho bài viết của UCANews, nhưng chắc có lẽ chuyện tai tiếng giật gân dễ câu view và câu like hơn chuyện đứng đắn? Khi chúng ta đọc câu văn của UCANews, chúng ta chợt nhớ lại tình cảnh tương tự của nước Đông Lào ngày xưa và cho đến hôm nay, sau Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục

Lawrence Ngô Duy Nhân,


Nguồn:
Bản gốc:
https://crisismagazine.com/opinion/...licate-and-complex-situation-for-pope-leo-xiv

Bản dịch:
https://phailamgi.com/threads/nhung...he-khong-phai-la-phanxico-2-0.4446/#post-6705

Phong Trào Nghĩa Hòa Đoàn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_trào_Nghĩa_Hòa_Đoàn

Lỗi lầm trong quá khứ
https://apnews.com/article/vatican-china-pope-beijing-e322c14ea9ceae11fd72e90b7bc73076

Bài viết chính thức của Hội Thánh
https://www.ucanews.com/news/a-pope-who-worked-to-regularize-the-church-in-china/107984

Tranh cãi kính nhớ tổ tiên
https://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Rites_controversy

Giám Mục Giuse
https://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Shen_Bin
 

[Trực tiếp] Thánh lễ khai mạc Sứ vụ Phêrô của đức tân giáo hoàng Lêô XIV | Chúa Nhật ngày 18/05/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô tại quảng trường Thánh Phêrô, chính thức khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài. Thánh lễ trọng thể này quy tụ đông đảo hồng y, giám mục, linh mục và các đoàn đại biểu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp thánh lễ vào lúc 10:00 (giờ Roma) – 15:00 (giờ Việt Nam). Link xem trực tiếp sẽ được cập nhật bên dưới.

4:47225,635 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên