Bàn về hiện tượng tâm lý coi rằng mình hiểu người khác hơn chính họ hiểu về bản thân

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
44

Đây là một hiện tượng tâm lý thường gặp. Được gọi là “ảo giác về sự hiểu biết bất cân xứng”. Cùng tìm hiểu trong bài viết này và đề xuất những giải pháp nhé!​

1befb633f466b0c65d591db680c6b007.jpg

Khái niệm​

Hiện tượng ảo giác về hiểu biết bất cân xứng xảy ra khi một người tin rằng họ hiểu người khác rõ hơn so với việc người khác hiểu họ. Nó cũng có thể xuất hiện trong nhóm xã hội, khi một nhóm cho rằng họ hiểu nhóm khác nhiều hơn mức mà nhóm kia hiểu họ.

Chúng ta có xu hướng đánh giá thấp mức độ người khác hiểu về mình nhưng lại đánh giá cao khả năng của mình trong việc hiểu người khác.

Đối chiếu​

Tôi thấy có hiện tượng, người Công giáo coi rằng mình hiểu hết về văn hóa truyền thống của người lương dân, cho rằng đạo của mình văn minh, trí tuệ hơn những người lương dân, do họ thực hành nhiều nghi thức như bói toán, dâng sao giải hạn, cầu siêu, đốt vàng mã, thờ Phật,...

Mặt khác, người lương dân cho rằng Công giáo chỉ có thờ Chúa, không thờ ông bà tổ tiên, chỉ đi lễ để nghe giảng đạo mất thời gian, tốn công vô ích, coi Công giáo tiếp tay cho thế lực phương Tây, là thành phần không trung thành với đất nước… từ đó kết luận theo Công giáo là theo phương Tây, bỏ văn hóa truyền thống, khước từ lịch sử

Đó là 2 quan điểm sai lầm, khi suy nghĩ như vậy, đã vô tình mắc phải lỗi định kiến, cho rằng tôi hiểu bạn hơn chính bạn, bạn chỉ hiểu một phần của tôi thôi, và tôi chắc chắn hiểu về bạn nhiều hơn bạn, mà không suy xét kỹ lưỡng đến lịch sử. Tâm lý này khiến cho cả hai bên đều không hiểu nhau và gây ra những chia rẽ.

phailamgi_Bàn về hiện tượng tâm lý coi rằng mình hiểu người khác hơn chính họ hiểu về bản thân_1.jpg
Ảnh: Unsplash

Giải pháp​

Để không mắc phải định kiến hiểu biết bất cân xứng, thiết nghĩ rằng mỗi người hãy tìm hiểu thật nhiều về nền văn hóa của người kia và trò chuyện một cách thật lòng, cởi mở, trên tinh thần học hỏi và khám phá.

Lịch sử, văn hóa phức tạp và sống động, không thể quy kết và đánh giá vội vàng theo một góc nhìn từ lịch sử. Hãy tìm đến nguồn kiến thức đa dạng, để mở rộng tri thức và có lòng bao dung với người khác.

Chỉ dẫn của Docat​

Tình Yêu Kitô hữu được thúc bách bởi lòng bác ái của Chúa Kitô, [người Kitô hữu] không thể nào không yêu thương anh em đồng loại. Người ấy xem những nhu cầu, đau khổ và niềm vui của họ như của chính mình. Làm bất cứ việc gì, họ luôn vui vẻ, quảng đại và ân cần. Vì “đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”. (1Cr 13, 4-7) (ĐGH Gioan XXIII, Thông Điệp Mater et Magistra – Hiền Mẫu và Tôn Sư (1963), 257)​

Phải làm gì?​

Docat 19. Tại sao ích kỷ là mấu chốt của mọi tội lỗi loài người?
Bao lâu con người ích kỷ chỉ nghĩ đến mình thôi, thì người ấy trở nên hao mòn, không còn sinh được lợi ích nữa. Chúng ta được dựng nên ở tầm mức mà tự bản thân mình chưa đủ hoàn bị. Chúng ta cần có cộng đồng con người và cần được tự do hướng đến ý nghĩa và nguồn gốc sự hiện hữu của chúng ta, và cuối cùng là hướng gần đến với Thiên Chúa. Chúng ta phải ra khỏi chính mình, vì chúng ta được tạo nên để yêu thương. Bằng việc yêu thương, chúng ta vượt ra khỏi bản thân, hướng đến người khác và cuối cùng là Thiên Chúa. Chỉ biết khư khư thu giữ cho riêng mình để mặc người khác đồng nghĩa với mắc tội. Người không (hay không thể) yêu thương là sống trong tình trạng tự gây ra sự xa lánh, cô lập do chính mình áp đặt cho bản thân. Điều này cũng đúng đối với các đoàn thể, tổ chức xã hội, công ty. Nơi chỉ xem sản xuất, tiêu thụ và sự tồn tại lâu dài là tiêu chí trên hết, thì sẽ thiếu đi tình liên đới và lòng nhân ái thực sự.​
 

Bấm vào để xem ảnh kích thước lớn!

  • phailamgi_Bàn về hiện tượng tâm lý coi rằng mình hiểu người khác hơn chính họ hiểu về bản thân...jpg
    phailamgi_Bàn về hiện tượng tâm lý coi rằng mình hiểu người khác hơn chính họ hiểu về bản thân...jpg
    293.3 KB · Xem: 197
Chỉnh sửa lần cuối:

Ai điều hành Vatican khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô vắng mặt?

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên