- Chủ đề Author
- #1
Xuân Ất Tỵ vừa sang. Niềm mơ ước về một nền chính trị dân chủ, công bằng, thịnh vượng vẫn là niềm mơ ước của người dân mọi nơi trên thế giới, cách riêng tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, nền dân chủ hiện đại đã thoát thai từ Kitô giáo.
Đức Giáo hoàng tại diễn đàn Liên hiệp Quốc. Ảnh: Doi - Clifton Fenech
Nguồn gốc của nền dân chủ
Nguồn gốc của nền dân chủ bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Chính người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên tạo ra thuật ngữ "dân chủ", nghĩa là "cai trị bởi nhân dân" (demos – nhân dân, - kratos – quyền cai trị). (Docat # 204)
Tuy nhiên, vì "nền dân chủ cổ Hy lạp dựa vào sự bảo hộ linh thiêng của thần linh" (J. Ratzinger, Muối cho Đời – Kitô giáo và Giáo hội Công giáo trước Thềm ngàn năm mới, Bản dịch Việt Ngữ, tr. 95), loại trừ một phần lớn người dân đặc biệt là nô lệ và phụ nữ ra khỏi hệ thống chính trị, nên nó "đã nhanh chóng sụp đổ." (Ibid.)
Tuy nhiên, vì "nền dân chủ cổ Hy lạp dựa vào sự bảo hộ linh thiêng của thần linh" (J. Ratzinger, Muối cho Đời – Kitô giáo và Giáo hội Công giáo trước Thềm ngàn năm mới, Bản dịch Việt Ngữ, tr. 95), loại trừ một phần lớn người dân đặc biệt là nô lệ và phụ nữ ra khỏi hệ thống chính trị, nên nó "đã nhanh chóng sụp đổ." (Ibid.)
Những đóng góp của Kitô giáo
Trái lại, cho đến nay, không ai có thể phủ nhận, chính Kitô giáo đã góp phần chính yếu vào việc hình thành nền dân chủ hiện đại.
Trong thực tế, trước hết, "mẫu mực nền dân chủ đã nảy sinh từ nội qui của các dòng tu với những khoản luật dòng và việc bầu cử nội bộ của họ. Thể chế chính trị dân chủ đã rút ra từ đó ý niệm luật pháp áp dụng đồng đều cho mọi công dân." (Ibid., tr. 95)
Hơn nữa, nếu hệ thống dân chủ thời Hy Lạp cổ chỉ dành cho một số ít" (Docat # 204) những thành phần ưu tuyển, thì chính Kitô giáo với những khám phá về con người, đã đưa những giá trị linh thánh được bảo đảm từ đức tin Kitô giáo, như phẩm giá, nhân quyền, công ích, tự do… vào trong nền dân chủ hiện đại.
Nhờ đó, nền dân chủ hiện đại đã có được những nền tảng vững chắc là những giá trị đưa tới sự đồng thuận, dựa trên phẩm giá con người, giúp mọi người, không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo… được tham gia vào việc đưa ra các quyết sách chính trị, nhằm xây dựng công ích.
Có thể thấy rõ điều này nơi hai nền dân chủ tiên phong là Mỹ và Anh. Cả hai nền dân chủ tiên tiến này "đều dựa trên sự chấp nhận những giá trị Ki tô giáo và chúng chỉ có thể vận hành trên căn bản đồng thuận về những giá trị." (J. Ratzinger, Muối cho Đời – Kitô giáo và Giáo hội Công giáo trước Thềm ngàn năm mới, Bản dịch Việt Ngữ, tr. 95)
Trong thực tế, trước hết, "mẫu mực nền dân chủ đã nảy sinh từ nội qui của các dòng tu với những khoản luật dòng và việc bầu cử nội bộ của họ. Thể chế chính trị dân chủ đã rút ra từ đó ý niệm luật pháp áp dụng đồng đều cho mọi công dân." (Ibid., tr. 95)
Hơn nữa, nếu hệ thống dân chủ thời Hy Lạp cổ chỉ dành cho một số ít" (Docat # 204) những thành phần ưu tuyển, thì chính Kitô giáo với những khám phá về con người, đã đưa những giá trị linh thánh được bảo đảm từ đức tin Kitô giáo, như phẩm giá, nhân quyền, công ích, tự do… vào trong nền dân chủ hiện đại.
Nhờ đó, nền dân chủ hiện đại đã có được những nền tảng vững chắc là những giá trị đưa tới sự đồng thuận, dựa trên phẩm giá con người, giúp mọi người, không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo… được tham gia vào việc đưa ra các quyết sách chính trị, nhằm xây dựng công ích.
Có thể thấy rõ điều này nơi hai nền dân chủ tiên phong là Mỹ và Anh. Cả hai nền dân chủ tiên tiến này "đều dựa trên sự chấp nhận những giá trị Ki tô giáo và chúng chỉ có thể vận hành trên căn bản đồng thuận về những giá trị." (J. Ratzinger, Muối cho Đời – Kitô giáo và Giáo hội Công giáo trước Thềm ngàn năm mới, Bản dịch Việt Ngữ, tr. 95)
Đức tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc. Ảnh: holyseemission.org
Giáo hội và chế độ dân chủ
Mặc dù góp phần quan trọng làm nên hệ thống dân chủ, và ủng hộ chế độ dân chủ, nhưng không phải vì thế mà Giáo hội "đồng ý với mọi quyết định mà một xã hội dân chủ đưa ra." (Docat, # 220)
Trái lại, Giáo hội phải mạnh mẽ lên án những chính sách xã hội "không mang khuôn mặt người", vi phạm phẩm giá, như hợp pháp hóa việc phá thai, nghiên cứu phôi thai, buôn bán nội tạng… do các chính thể đưa ra.
Giáo hội "ưu ái và ủng hộ các hính thức lãnh đạo dân chủ, nhưng không lý tưởng hóa chúng. Vì Dân chủ cũng chỉ là một hệ thống, nên không thể miễn nhiễm trước những sai sót và lầm lẫn". (Docat, # 221)
Trái lại, Giáo hội phải mạnh mẽ lên án những chính sách xã hội "không mang khuôn mặt người", vi phạm phẩm giá, như hợp pháp hóa việc phá thai, nghiên cứu phôi thai, buôn bán nội tạng… do các chính thể đưa ra.
Giáo hội "ưu ái và ủng hộ các hính thức lãnh đạo dân chủ, nhưng không lý tưởng hóa chúng. Vì Dân chủ cũng chỉ là một hệ thống, nên không thể miễn nhiễm trước những sai sót và lầm lẫn". (Docat, # 221)
Tóm lại
Cho tới nay, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của Kito giáo cho nền dân chủ hiện đại. Xét trên bình diện lịch sử, có thể nói: "Nếu không có nền tảng tôn giáo (ở đây là Kitô giáo), nền tảng "linh thiêng“, thì không có dân-chủ. (J. Ratzinger, Muối cho Đời – Kitô giáo và Giáo hội Công giáo trước Thềm ngàn năm mới, Bản dịch Việt Ngữ, tr. 95)
Phải làm gì?
Docat 220: Phải chăng Giáo Hội đồng ý với tất cả các quyết định dân chủ?
Giáo Hội chọn ủng hộ dân chủ không có nghĩa là Giáo Hội phải đồng ý với tất cả các quyết định mà một xã hội dân chủ đưa ra. Theo sự phán đoán đạo đức của mình, Giáo Hội có lúc cần phải có lập trường đối lập với các quyết định của các quan chức dân cử. Ví dụ, Giáo Hội có thể chấp nhận việc hợp thức hóa phá thai hoặc nghiên cứu trên phôi người không? Giáo Hội có nhiệm vụ chỉ trích những chuyện phát triển như vậy. Vì các vấn đề này, nên các Kitô hữu cần phải trở nên tham gia tích cực vào đời sống chính trị, để tranh đấu cho những giá trị của các quyền con người và tính thiêng liêng của sự sống con người, và biến chúng thành các quyết định chính trị.
Cùng chủ đề