- Chủ đề Author
- #1
Các nhà thờ, nhà chung, nhà xứ, nhà dòng được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 là những di sản vật thể tiêu biểu và đầu tiên liên quan đến đức tin và văn hoá, ghi dấu sự hiện diện của Công giáo tại Việt Nam còn tồn tại cho đến nay.
Nhà thờ Chính toà Bùi Chu cũ. Nhà thờ này đã bị xóa bỏ trong đại dịch cúm Tầu năm 2020 bất chấp dư luận can ngăn của những người thiện chí trong ngoài Giáo Hội.
Những công trình ấy cùng những sự vật bên trong bên ngoài thuộc về chúng, nhìn từ "bên trong", là kết quả của những hy sinh và đóng góp trí tuệ, công sức và tiền bạc của các tín hữu Việt-Pháp thời bấy giờ.
Chúng là sự kết tinh của đức tin và là biểu hiện của tình yêu Chúa được trau dồi và hun đúc từ mấy thế kỷ trước đó và lúc này đã được thể hiện ra một cách hữu hình.
Chúng là nơi thờ phượng và ăn ở và rao giảng của nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Mỗi công trình cũng như mỗi sự vật thuộc về chúng đều có một lịch sử riêng và gắn liền với những nhân vật và sự kiện lịch sử cụ thể.
Vì thế chúng đã trở thành di sản đức tin và cách nào đó trở thành “thánh tích” góp phần nuôi dưỡng đức tin và văn hoá của các cá nhân và các cộng đồng Công giáo.
Nhìn từ "bên ngoài", các công trình kia là ký ức sống động và cụ thể của Công giáo, đánh dấu thời kỳ Công giáo từ bóng tối ra sánh sáng, từ chỗ bị bách hại đến chỗ được tự do.
Chúng là bằng chứng hữu hình cho biết vào thời bấy giờ khi được bình đẳng với các cộng đồng tôn giáo khác, người Công giáo đã sống và thờ phượng Thiên Chúa thế nào và tại sao.
Chúng diễn tả những nỗ lực tiếp biến và hội nhập giữa đức tin và văn hoá mà cụ thể là sự tương tác giữa kiến trúc và trang trí của Tây Phương với kiến trúc và trang trí Việt Nam.
Chúng cho biết vai trò của Công giáo trong việc tạo nên cảnh quan kiến trúc đô thị và nông thôn Việt Nam cũng như trong tiến trình phát triển và hiện đại hoá đất nước nói chung.
BẢO TỒN các di sản đức tin và văn hoá kia là tôn vinh tổ tiên và trân trọng những đóng góp của tổ tiên.
Bảo tồn chúng giúp các thế hệ sống trong hiện tại và tương lai được thừa hưởng một bức tranh đầy đủ và nguyên vẹn về đức tin và văn hóa của thời kỳ đó và suốt chiều dài lịch sử.
Bảo tồn chúng giúp các tín hữu cảm thấy mình thuộc về một nơi chốn, một bối cảnh văn hoá và một truyền thống đức tin cụ thể, sống động và liên tục, nhờ thế họ nối kết và hiệp nhất với nhau.
Bảo tồn chúng giúp các Kitô hữu học hỏi trí tuệ, kinh nghiệm và đức tin của thế hệ trước, từ đó ý thức về căn tính và trách nhiệm, cũng như nuôi dưỡng lòng tự hào của cả cộng đồng.
Bảo tồn chúng, các thế hệ hậu sinh biết được thành tựu, giá trị và ý nghĩa của chúng về phương vực kiến trúc và tôn giáo và rộng hơn về trong văn hoá ăn ở của người Việt.
Bảo tồn chúng sẽ giúp họ cảm nhận mình là thành phần của cộng đồng Công giáo, độc đáo khác biệt mà vẫn gắn bó với toàn thể dân tộc và đất nước Việt Nam.
Bảo tồn chúng, giúp các thế hệ sau hiểu biết các giá trị, các quan điểm khác nhau trong quá khứ, từ đó nuôi dưỡng sự đồng cảm và khoan dung với các thế hệ đi trước.
Bảo tồn chúng, theo Đức Giáo hoàng Phanxicô là bảo tồn một chứng tích đức tin và một phương thế rao giảng Tin Mừng vốn tồn tại song hành với các phương thế rao giảng khác .
Bảo tồn chúng góp phần lưu giữ ký ức, duy trì bản sắc, tạo nên di sản văn hóa của Công giáo và dân tộc, làm phong phú cho xã hội, thúc đẩy sự đổi mới và truyền tải các giá trị cho hậu thế.
PHÁ BỎ các di sản văn hoá đức tin kia, vì bất cứ lý do gì, đều thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử, thiếu tôn trọng các thế hệ đi trước, thiếu tôn trọng các thành tựu và thiếu khoan dung với những hạn chế nếu có của tiền nhân.
Phá bỏ chúng có nghĩa là phá bỏ những chứng tích đức tin và văn hoá của Giáo Hội và dân tộc trong một thời kỳ cụ thể và điều này có nghĩa là xoá bỏ lịch sử của chính mình.
Phá bỏ chúng có nghĩa là ta đang xỏa bỏ ký ức về quá khứ và hậu quả là ta không thể hiểu rõ được quá khứ, không giải thích được hiện tại và không định hướng được cho tương lai cách đúng đắn.
Phá bỏ chúng sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm, đức tin và văn hoá của cá nhân và cộng đồng. Trong tư cách là người có lương tri và có ý thức về cội nguồn của mình, người ta cảm thấy một nỗi đau đớn khôn tả khi các di tích bị phá bỏ.
Phá bỏ chúng thế hệ sau mất đi nguồn cảm hứng thúc đẩy họ tìm hiểu, so sánh, sáng tạo và hoàn thiện trong lãnh vực liên quan.
Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thì các di sản kia “có ý nghĩa quan trọng trong việc diễn tả và hội nhập văn hóa của đức tin và trong cuộc đối thoại của Giáo Hội với nhân loại” .
Phá bỏ chúng các thế hệ sau chúng ta sẽ không còn biết tiến trình hội nhập đức tin vào văn hoá kia diễn ra thế nào và được thể hiện cụ thể ra sao trên từng vùng đất và thời điểm.
Phá bỏ chúng, theo Đức Thánh Cha Phanxicô là huỷ hoại chứng tích đức tin của cộng đồng đã tạo ra chúng và xoá bỏ một phương thế rao giảng Tin Mừng .
Theo UNESCO thì hành vi phá bỏ dù chỉ là di sản của một cộng đồng thì cũng gây thiệt hại cho di sản văn hóa của toàn thể nhân loại .
Theo ông Francois Holland, Cựu Tổng thống Pháp, thì “Chúng ta không thể sáng tạo ra tương lai nếu không nhận thức được quá khứ. Những kẻ cuồng tín phá bỏ các di sản văn hoá nhằm duy trì sự bách hại đồng thời huỷ hoại sự đa dạng chủng tộc và văn hoá"
Chúng là sự kết tinh của đức tin và là biểu hiện của tình yêu Chúa được trau dồi và hun đúc từ mấy thế kỷ trước đó và lúc này đã được thể hiện ra một cách hữu hình.
Chúng là nơi thờ phượng và ăn ở và rao giảng của nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Mỗi công trình cũng như mỗi sự vật thuộc về chúng đều có một lịch sử riêng và gắn liền với những nhân vật và sự kiện lịch sử cụ thể.
Vì thế chúng đã trở thành di sản đức tin và cách nào đó trở thành “thánh tích” góp phần nuôi dưỡng đức tin và văn hoá của các cá nhân và các cộng đồng Công giáo.
Nhìn từ "bên ngoài", các công trình kia là ký ức sống động và cụ thể của Công giáo, đánh dấu thời kỳ Công giáo từ bóng tối ra sánh sáng, từ chỗ bị bách hại đến chỗ được tự do.
Chúng là bằng chứng hữu hình cho biết vào thời bấy giờ khi được bình đẳng với các cộng đồng tôn giáo khác, người Công giáo đã sống và thờ phượng Thiên Chúa thế nào và tại sao.
Chúng diễn tả những nỗ lực tiếp biến và hội nhập giữa đức tin và văn hoá mà cụ thể là sự tương tác giữa kiến trúc và trang trí của Tây Phương với kiến trúc và trang trí Việt Nam.
Chúng cho biết vai trò của Công giáo trong việc tạo nên cảnh quan kiến trúc đô thị và nông thôn Việt Nam cũng như trong tiến trình phát triển và hiện đại hoá đất nước nói chung.
BẢO TỒN các di sản đức tin và văn hoá kia là tôn vinh tổ tiên và trân trọng những đóng góp của tổ tiên.
Bảo tồn chúng giúp các thế hệ sống trong hiện tại và tương lai được thừa hưởng một bức tranh đầy đủ và nguyên vẹn về đức tin và văn hóa của thời kỳ đó và suốt chiều dài lịch sử.
Bảo tồn chúng giúp các tín hữu cảm thấy mình thuộc về một nơi chốn, một bối cảnh văn hoá và một truyền thống đức tin cụ thể, sống động và liên tục, nhờ thế họ nối kết và hiệp nhất với nhau.
Bảo tồn chúng giúp các Kitô hữu học hỏi trí tuệ, kinh nghiệm và đức tin của thế hệ trước, từ đó ý thức về căn tính và trách nhiệm, cũng như nuôi dưỡng lòng tự hào của cả cộng đồng.
Bảo tồn chúng, các thế hệ hậu sinh biết được thành tựu, giá trị và ý nghĩa của chúng về phương vực kiến trúc và tôn giáo và rộng hơn về trong văn hoá ăn ở của người Việt.
Bảo tồn chúng sẽ giúp họ cảm nhận mình là thành phần của cộng đồng Công giáo, độc đáo khác biệt mà vẫn gắn bó với toàn thể dân tộc và đất nước Việt Nam.
Bảo tồn chúng, giúp các thế hệ sau hiểu biết các giá trị, các quan điểm khác nhau trong quá khứ, từ đó nuôi dưỡng sự đồng cảm và khoan dung với các thế hệ đi trước.
Bảo tồn chúng, theo Đức Giáo hoàng Phanxicô là bảo tồn một chứng tích đức tin và một phương thế rao giảng Tin Mừng vốn tồn tại song hành với các phương thế rao giảng khác .
Bảo tồn chúng góp phần lưu giữ ký ức, duy trì bản sắc, tạo nên di sản văn hóa của Công giáo và dân tộc, làm phong phú cho xã hội, thúc đẩy sự đổi mới và truyền tải các giá trị cho hậu thế.
PHÁ BỎ các di sản văn hoá đức tin kia, vì bất cứ lý do gì, đều thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử, thiếu tôn trọng các thế hệ đi trước, thiếu tôn trọng các thành tựu và thiếu khoan dung với những hạn chế nếu có của tiền nhân.
Phá bỏ chúng có nghĩa là phá bỏ những chứng tích đức tin và văn hoá của Giáo Hội và dân tộc trong một thời kỳ cụ thể và điều này có nghĩa là xoá bỏ lịch sử của chính mình.
Phá bỏ chúng có nghĩa là ta đang xỏa bỏ ký ức về quá khứ và hậu quả là ta không thể hiểu rõ được quá khứ, không giải thích được hiện tại và không định hướng được cho tương lai cách đúng đắn.
Phá bỏ chúng sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm, đức tin và văn hoá của cá nhân và cộng đồng. Trong tư cách là người có lương tri và có ý thức về cội nguồn của mình, người ta cảm thấy một nỗi đau đớn khôn tả khi các di tích bị phá bỏ.
Phá bỏ chúng thế hệ sau mất đi nguồn cảm hứng thúc đẩy họ tìm hiểu, so sánh, sáng tạo và hoàn thiện trong lãnh vực liên quan.
Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thì các di sản kia “có ý nghĩa quan trọng trong việc diễn tả và hội nhập văn hóa của đức tin và trong cuộc đối thoại của Giáo Hội với nhân loại” .
Phá bỏ chúng các thế hệ sau chúng ta sẽ không còn biết tiến trình hội nhập đức tin vào văn hoá kia diễn ra thế nào và được thể hiện cụ thể ra sao trên từng vùng đất và thời điểm.
Phá bỏ chúng, theo Đức Thánh Cha Phanxicô là huỷ hoại chứng tích đức tin của cộng đồng đã tạo ra chúng và xoá bỏ một phương thế rao giảng Tin Mừng .
Theo UNESCO thì hành vi phá bỏ dù chỉ là di sản của một cộng đồng thì cũng gây thiệt hại cho di sản văn hóa của toàn thể nhân loại .
Theo ông Francois Holland, Cựu Tổng thống Pháp, thì “Chúng ta không thể sáng tạo ra tương lai nếu không nhận thức được quá khứ. Những kẻ cuồng tín phá bỏ các di sản văn hoá nhằm duy trì sự bách hại đồng thời huỷ hoại sự đa dạng chủng tộc và văn hoá"
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
- Ảnh trong bài: Kỷ niệm với ảnh chụp Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Bùi Chu của tác giả nguyenlong17
Cùng chủ đề