- Chủ đề Author
- #1
Các gia đình Công giáo hôm nay đang bị đe dọa dưới nhiều xu thế tác động và lôi kéo của xã hội, khiến những giá trị nền tảng Kitô giáo, mà tình yêu và trách nhiệm là yếu tố hàng đầu phai nhạt dần. Sự cao cả và trách nhiệm của gia đình đã từng đươc gợi hứng bởi Gia đình Thánh gia, nay còn đâu?
Ảnh: phailamgi.com
Gia đình là một cộng đồng đầu tiên của sự sống và tình yêu, là môi trường lý tưởng, nơi người ta học và cảm nhận được về lòng yêu mến của cha mẹ và các người thân, và trên hết là cảm thức về Tình yêu của Chúa. Vì thế, bổn phận của các cha mẹ Công giáo là xây dựng và gìn giữ tổ ấm này, một tổ ấm đầy tràn ơn sủng Chúa, để mỗi thành viên lớn lên trong ý thức về phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Khi nào cha mẹ đưa gia đình mình sống trong sự thánh thiện, trong việc tận hiến hoàn toàn cho nhau, khi đó, cha mẹ mới dõng dạc nói về tình yêu Chúa cho con cái. Đó là cái phúc cho người biết kính sợ Chúa và ăn ở theo đường lối Chúa (Tv 127)
Gia đình Công giáo có nét đặc biệt là lòng trung thành trong tình yêu và quảng đại tận hiến cho nhau, đồng thời sẵn sàng đón nhận nhận ơn của sự sống là con cái. Các thành viên trong gia đình có thể mạnh dạn nói: “Tôi được yêu thương vô điều kiện”. Một tình yêu chân thật, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm, không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ công bằng. Mỗi thành viên được tôn trọng, chấp nhận, vì phẩm giá người ấy, không phải vì người ấy làm gì mới xứng đáng được tôn trọng. Mỗi người được yêu thương vì người ấy thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt được mục đích nào đó, mà là cùng đích nơi chính mình” (Docat, 115)
Không có gì cao đẹp bằng tình yêu, nhưng cũng không có gì mong manh như tình yêu. Tiến tới hôn nhân, có nghĩa là đặt cả cuộc đời của mình vào người mình yêu. Cả hai đều có mặt mạnh – mặt yếu và cùng đối diện trước những áp lực trong hôn nhân, trước những sóng gió trong đời sống gia đình. Những khó khăn đến từ những yếu tố chủ quan như sự khác biệt về cá tính, sở thích, về quan niệm và cả niềm tin tôn giáo nữa; những yếu tố khách quan thêm vào như thất nghiệp, bất ổn về kinh tế, đau bệnh, những hiểu lầm của người thân...
Hôn nhân gia đình không phải lúc nào cũng êm thắm, cũng nằm trong sự kiểm soát của mình. Sau thời gian chung sống nồng nàn và tận hưởng những điều mới mẻ của đời sống hôn nhân, vợ chồng phải đối đầu với thực tế đơn điệu, lập đi, lập lại mỗi ngày, cộng thêm những khó khăn mới nảy sinh trong đời sống chung: thấy rõ những khuyết điểm, tính cách, những bất đồng trong đời sống, điều đó gây ra sự cãi cọ, tức tối, dồn nén và tồn thương gây cho cả hai người. Gia đình có còn là tổ ấm, là nơi để về nữa không?
Gia đình Công giáo có nét đặc biệt là lòng trung thành trong tình yêu và quảng đại tận hiến cho nhau, đồng thời sẵn sàng đón nhận nhận ơn của sự sống là con cái. Các thành viên trong gia đình có thể mạnh dạn nói: “Tôi được yêu thương vô điều kiện”. Một tình yêu chân thật, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm, không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ công bằng. Mỗi thành viên được tôn trọng, chấp nhận, vì phẩm giá người ấy, không phải vì người ấy làm gì mới xứng đáng được tôn trọng. Mỗi người được yêu thương vì người ấy thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt được mục đích nào đó, mà là cùng đích nơi chính mình” (Docat, 115)
Không có gì cao đẹp bằng tình yêu, nhưng cũng không có gì mong manh như tình yêu. Tiến tới hôn nhân, có nghĩa là đặt cả cuộc đời của mình vào người mình yêu. Cả hai đều có mặt mạnh – mặt yếu và cùng đối diện trước những áp lực trong hôn nhân, trước những sóng gió trong đời sống gia đình. Những khó khăn đến từ những yếu tố chủ quan như sự khác biệt về cá tính, sở thích, về quan niệm và cả niềm tin tôn giáo nữa; những yếu tố khách quan thêm vào như thất nghiệp, bất ổn về kinh tế, đau bệnh, những hiểu lầm của người thân...
Hôn nhân gia đình không phải lúc nào cũng êm thắm, cũng nằm trong sự kiểm soát của mình. Sau thời gian chung sống nồng nàn và tận hưởng những điều mới mẻ của đời sống hôn nhân, vợ chồng phải đối đầu với thực tế đơn điệu, lập đi, lập lại mỗi ngày, cộng thêm những khó khăn mới nảy sinh trong đời sống chung: thấy rõ những khuyết điểm, tính cách, những bất đồng trong đời sống, điều đó gây ra sự cãi cọ, tức tối, dồn nén và tồn thương gây cho cả hai người. Gia đình có còn là tổ ấm, là nơi để về nữa không?
Ảnh: phailamgi.com
Thế nên, dưới góc nhìn Kitô giáo, vợ chồng cần ý thức và bình tĩnh thảo luận với nhau về những khó khăn, bất đồng phải vượt qua và chọn những giải pháp tốt nhất để giải quyết êm xuôi. Việc đó đòi họ phải bỏ bớt “cái tôi” để ưu tiên cho “cái chúng ta”; bỏ bớt tính hơn thua mà chọn sự quảng đại và khiêm nhường; bỏ đi sự căng thẳng đưa đến đổ vỡ để gìn giữ mái ấm – những đừng vội “bỏ đi”, vì ngoài gia đình, chẳng còn chỗ nào dịu ngọt hơn để về!
Hoa hồng nào cũng có gai – tình yêu đích thật sẽ lớn lên và khoe đủ mọi sắc màu sau khi vượt qua những khó khăn, giông tố cuộc đời, nếu họ can đảm đối diện và cùng nhau giải quyết những khó khăn, thử thách, dù có gây ra bao đau khổ và những tổn thương. Chúa quan phòng dường như muốn họ nhận chân giá trị đấy. “Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy.” (Mt 16,24)
Phải làm gì?
Docat 112: Vì sao Thiên Chúa muốn chúng ta cùng chung sống trong gia đình?
Thiên Chúa không muốn mỗi người sống cô độc; Ngài tạo dựng chúng ta là những hữu thể xã hội. Do đó, con người tự bản chất được tạo dựng để sống hiệp thông (trong gia đình). Chúng ta thấy rõ điều này trong chính những trang đầu tiên của Kinh Thánh về trình thuật tạo dựng: Thiên Chúa đặt Eva cạnh Ađam để làm bạn đồng hành. “Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dã thú, nhưng con người không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng… Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra… làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: ‘Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi’” (St 2,20-23).
Cùng chủ đề