Giáo hội vì cả người "giàu" nữa!

Thành viên
Tham gia
5/5/25
Bài viết
13

Đức cố Giáo hoàng Phanxico từng nói “Giáo hội phải là một Giáo hội nghèo vì người nghèo.”, quả vậy trong suốt dòng chảy lịch sử, Giáo hội luôn được biết đến như một người mẹ ân cần của những người nghèo: bảo vệ kẻ yếu, lên tiếng cho người bị lãng quên, và ưu tư cho những mảnh đời bé mọn nhất. Điều này không chỉ là một chọn lựa mục vụ, mà là mệnh lệnh của Tin Mừng nơi Đức Giêsu đã sống như người nghèo, chết như kẻ bị bỏ rơi. Thế nhưng, Giáo hội không chỉ vì người nghèo. Giáo hội còn vì cả người giàu, và có lẽ, vì họ mà phải thao thức nhiều hơn.


phailamgi_Giao hoi vi nguoi giau_CV1.jpg
Ảnh: Canva

Người giàu: nhiều tài sản, nhưng cũng đầy giằng co​

Người giàu, trong ánh nhìn của Tin Mừng, không chỉ là người có nhiều tiền bạc. Họ là những người đang đứng trên bậc cao của xã hội, giữa ánh đèn danh vọng và những chọn lựa đầy cám dỗ. Họ dễ bị vây bủa bởi quyền lực, tự mãn trong sự thành công, và đánh mất cảm thức về sự lệ thuộc vào Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã không kết án người giàu. Nhưng Người không lảng tránh sự thật: sự giàu sang dễ khiến tâm hồn nặng nề, khó bước qua cánh cửa hẹp của Nước Trời. Người giàu cần được cảnh tỉnh, không phải vì của cải của họ, mà vì nguy cơ quên mất ý nghĩa đích thật của đời mình.

Chính Chúa Giêsu từng nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Trời.” Không phải vì Chúa ghét người giàu, mà vì Ngài thấy rõ: ai có quá nhiều, lại thường không còn chỗ cho Thiên Chúa trong tim.​

Giáo hội phải làm gì?​

Không chỉ rao giảng cho người nghèo, Giáo hội cũng nên nói với người giàu về tội và cả về hy vọng. Giáo hội nên phải giúp người giàu hiểu rằng: họ không sở hữu những gì mình có, mà chỉ là người quản lý. Của cải không phải để tích trữ, mà để chia sẻ. Quyền lực không phải để kiểm soát, mà để phục vụ. Sự thành đạt không phải là vương miện, mà là thập giá nếu không được kết hợp với tình yêu thương.

Giáo hội cũng phải mở lòng, đón lấy người giàu bằng ánh mắt của Chúa Kitô ánh mắt không loại trừ, mà mời gọi. Không xét đoán, mà đồng hành. Bởi có những vết thương người giàu không bao giờ dám thổ lộ; có những cô đơn giữa giàu sang không ai chạm tới; có những tiếng kêu cầu âm thầm, chỉ có tình yêu thật sự mới nghe được.

Chúng ta không chỉ xây dựng Giáo hội bằng nỗi khổ của người nghèo. Chúng ta cũng cần những tấm lòng quảng đại của người giàu được hoán cải để họ trở thành những người bảo trợ cho sự công chính, người gìn giữ sự công bằng xã hội, người nối kết giữa vật chất và linh thiêng.

Nhưng Giáo hội không chỉ cần người giàu cho tiền, mà còn cần họ biến chính mình thành những chứng nhân: của công lý, bác ái và dấn thân. Người giàu cũng được mời gọi trở nên thánh không phải bằng cách bỏ tất cả đi tu, nhưng bằng cách sống Tin Mừng giữa thương trường, biết dùng quyền lực để phục vụ thay vì thống trị.

Thế giới không thiếu người giàu. Nhưng thế giới rất cần những người giàu có một trái tim nghèo khó trong Chúa. Chính vì thế, Giáo hội vì cả người giàu nữa không phải để tán tụng, không để lấy lòng, mà để mời gọi họ được cứu độ như bất kỳ ai khác. Bởi trước mặt Thiên Chúa, ai cũng trần trụi, nghèo nàn, mong manh và đều cần được yêu thương.​

Phải làm gì?

Docat 161: "Gia tăng của cải có thể là một mục tiêu đạo đức cao quý... chỉ khi người ta theo đuổi nó bằng phương cách phù hợp với sự phát triển chung của tất cả mọi người trong tình liên đới với nhau."
 

Hội thảo loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên AI tại Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội | PhaiLamGi | “Trí tuệ nhân tạo – Cánh cửa mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng”. Với thao thức cho công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, Học viện Thần học Thánh Phê-rô Lê Tuỳ kết hợp với Công ty Tập đoàn Hyperlution tổ chức chương trình hội thảo Loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên