Giới thiệu vắn tắt về Thiền Định với Kinh Thánh - Biblical Meditation

  • Chủ đề Author

Phương pháp này phù hợp với bất kỳ văn bản Kinh thánh nào, đặc biệt là những lời dạy trong các Thư tín (Epistles) và các văn bản thần học khác.​


phailamgi_Giới thiệu vắn tắt về Thiền Kinh Thánh - Biblical Meditation_cv1.jpg

Ảnh: Bạn đường linh thao
  1. Bắt đầu: hãy suy nghĩ về cách Chúa nhìn bạn và yêu thương bạn; nhận thức rằng bạn đang ở trong sự hiện diện của Chúa;
    đứng dậy một lúc, cúi đầu nếu bạn muốn, sau đó ngồi xuống thoải mái để cầu nguyện.

  2. Lời cầu nguyện chuẩn bị: dâng lên Chúa toàn bộ ý chí và hành động của bạn, đặc biệt là trong thời gian cầu nguyện này;
    cầu xin Chúa ban cho bạn một ân sủng cụ thể mà bạn cần và mong muốn ngay lúc này (sự bình an, niềm an ủi, hy vọng, v.v.).

  3. Suy ngẫm về bản văn Kinh thánhmà bạn đã chọn:
    • Đọc chậm rãi đoạn Kinh thánh, nhớ lại nội dung của nó; sau đó để nó trở nên sống động đối với bạn!
    • Hãy suy ngẫm về những lẽ thật mà Chúa muốn dạy bạn trong đoạn văn này.
    • Suy ngẫm về ý nghĩa của từng từ, cụm từ và câu trong văn bản.
    • Tập trung vào hai hoặc ba điểm (từ, cụm từ, hình ảnh, ý tưởng) nổi bật với bạn.
    • Hãy đón nhận những gì Chúa đang nói với bạn; hãy để trái tim bạn được thúc đẩy bởi tình yêu và khát khao.
    • Hãy chú ý đến những gì đang diễn ra bên trong bạn khi bạn cầu nguyện: niềm vui, nỗi buồn, sự bình an, bối rối, tình yêu, sự tức giận, v.v.
    • Nếu bạn bị mất tập trung hoặc tâm trí bạn lang thang, hãy nhẹ nhàng quay lại với bản văn Kinh thánh và những điểm chính bạn cần chú ý.
  4. Đối thoại: bắt đầu một cuộc trò chuyện cá nhân ngắn với Chúa Giêsu (hoặc Chúa Cha, hoặc Chúa Thánh Thần); nói chuyện từ trái tim, như thể đang trò chuyện với một người bạn thân.

  5. Lời cầu nguyện kết thúc: kết thúc bằng cách cầu nguyện Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng hoặc một lời cầu nguyện quen thuộc/yêu thích khác;
    bạn có thể đứng, quỳ, cúi đầu, giơ tay hoặc thay đổi tư thế khác để đánh dấu kết thúc lời cầu nguyện của mình.
Sau đó, hãy tóm tắt lại những gì bạn đã trải qua trong thời gian cầu nguyện này (có thể viết nhật ký về những gì đã xảy ra) và mong chờ cuộc gặp gỡ cầu nguyện tiếp theo với Chúa (khi nào? ở đâu? bạn sẽ sử dụng đoạn Kinh thánh nào?).

bởi Felix Just, SJ, Ph.D

Tài nguyên cho Thiền phản chiếu:
Và mời các bạn tham khảo thêm về thiền định Kito giáo tại đây:

 
Chỉnh sửa lần cuối:
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
339
Méditation (tiếng Pháp) hay Meditation (tiếng anh) là suy gẫm. Ở đây là suy gẫm Lời Chúa. Dịch là thiền Kinh thánh hoàn toàn lạ lẫm với ngôn ngữ nhà đạo. Mình chưa từng nghe có ai dịch như vậy.
 
Thành viên
Tham gia
15/11/24
Bài viết
25
Méditation (tiếng Pháp) hay Meditation (tiếng anh) là suy gẫm. Ở đây là suy gẫm Lời Chúa. Dịch là thiền Kinh thánh hoàn toàn lạ lẫm với ngôn ngữ nhà đạo. Mình chưa từng nghe có ai dịch như vậy.
Cám ơn bạn đã theo dõi và cho ý kiến. Mình ngay từ lúc đầu cũng phân vân y như bạn vậy!
Cho mình 1 phút để trình bày nhé:
- Quilbot dịch meditation là “thiền”
-ChatGPT dịch meditation là “thiền”
Google translate cũng dịch meditation là “thiền”
Lạ thiệt!

Nên mình tìm vào Từ điển Anh-Việt 1993 của Viện Ngôn Ngữ Học, thì thấy “…sự thiền định…”
Rồi mình vào Từ điển Công Giáo của Nguyễn Đình Diễn thì thấy nói đến “sự trầm tư mặc tưởng “
Theo cách hiểu của riêng mình, trầm tư mặc tưởng thì cơ bản là thiền.

Tiếc là Từ điển CG của HĐGM VN lại không có chữ thiền!
Thành thử mình đi theo lối phỏng dịch meditation là thiền .
Hy vọng sẽ có các đấng thẩm quyền phân định!
Cám ơn bạn đã quan tâm.
 

Bấm vào để xem ảnh kích thước lớn!

  • IMG_7820.jpeg
    IMG_7820.jpeg
    1.7 MB · Xem: 7
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
339
Cám ơn bạn đã theo dõi và cho ý kiến. Mình ngay từ lúc đầu cũng phân vân y như bạn vậy!
Cho mình 1 phút để trình bày nhé:
- Quilbot dịch meditation là “thiền”
-ChatGPT dịch meditation là “thiền”
Google translate cũng dịch meditation là “thiền”
Lạ thiệt!

Nên mình tìm vào Từ điển Anh-Việt 1993 của Viện Ngôn Ngữ Học, thì thấy “…sự thiền định…”
Rồi mình vào Từ điển Công Giáo của Nguyễn Đình Diễn thì thấy nói đến “sự trầm tư mặc tưởng “
Theo cách hiểu của riêng mình, trầm tư mặc tưởng thì cơ bản là thiền.

Tiếc là Từ điển CG của HĐGM VN lại không có chữ thiền!
Thành thử mình đi theo lối phỏng dịch meditation là thiền .
Hy vọng sẽ có các đấng thẩm quyền phân định!
Cám ơn bạn đã quan tâm.
Thiền là ngôn ngữ của Phật giáo. Công giáo dịch là suy niệm hay suy gẫm. Các từ điển bạn tra cứu toàn các từ điển ngoại đạo. Ngôn ngữ nhà đạo có nhiều từ không phổ thông, chẳng hạn từ hiệp hành thì khg có từ điển nào có...
 
Thành viên
Tham gia
15/11/24
Bài viết
25
Thiền là ngôn ngữ của Phật giáo. Công giáo dịch là suy niệm hay suy gẫm. Các từ điển bạn tra cứu toàn các từ điển ngoại đạo. Ngôn ngữ nhà đạo có nhiều từ không phổ thông, chẳng hạn từ hiệp hành thì khg có từ điển nào có...
Cám ơn bạn về các trao đổi thú vị để mở rộng và tìm hiểu sâu xa hơn về ngữ nghĩa của từ “thiền”. Mời bạn tham khảo bài luận sau đây của Tỉnh Dòng Đa Minh về Thìên Ki Tô Giáo:


Và một trích đoạn trong bài luận trên:
“Gần đây Kitô hữu Việt hải ngoại cũng biết tới thiền qua sự giới thiệu của cha Chu Công (1918-2004), Tu Viện Trưởng dòng Tra-pít. Cha Chu Công thụ huấn thiền với thiền sư Nhật Bản Joshu Sasaki Roshi. Ngoài ra những đoản văn ghi những vấn đáp thiền được phiên dịch và phổ biết rộng rãi trong giới Công Giáo. Có lẽ để tránh sự nhạy cảm lạc hướng, danh xưng “thiền sư” hay “guru” được dịch là “minh sư” cho có tính trung hòa. Sự đón nhận thiền của các linh mục đã đánh tan mối dè dặt của Kitô hữu về một kỹ thuật tĩnh tâm rất sống động.”

Để tránh dài dòng, mình sẽ viết thêm trong đoạn kế tiếp.
Cám ơn bạn đã quan tâm.
 
Thành viên
Tham gia
15/11/24
Bài viết
25
Cám ơn bạn về các trao đổi thú vị để mở rộng và tìm hiểu sâu xa hơn về ngữ nghĩa của từ “thiền”. Mời bạn tham khảo bài luận sau đây của Tỉnh Dòng Đa Minh về Thìên Ki Tô Giáo:


Và một trích đoạn trong bài luận trên:
“Gần đây Kitô hữu Việt hải ngoại cũng biết tới thiền qua sự giới thiệu của cha Chu Công (1918-2004), Tu Viện Trưởng dòng Tra-pít. Cha Chu Công thụ huấn thiền với thiền sư Nhật Bản Joshu Sasaki Roshi. Ngoài ra những đoản văn ghi những vấn đáp thiền được phiên dịch và phổ biết rộng rãi trong giới Công Giáo. Có lẽ để tránh sự nhạy cảm lạc hướng, danh xưng “thiền sư” hay “guru” được dịch là “minh sư” cho có tính trung hòa. Sự đón nhận thiền của các linh mục đã đánh tan mối dè dặt của Kitô hữu về một kỹ thuật tĩnh tâm rất sống động.”

Để tránh dài dòng, mình sẽ viết thêm trong đoạn kế tiếp.
Cám ơn bạn đã quan tâm.
Và thêm đoạn này cũng từ luận văn đã thượng dẫn:

“Một số nhà tư tưởng Công Giáo giải thích thiền là dạng cầu nguyện tập trung (centering prayer). Cầu nguyện tập trung là đặt tất cả ý thức sự hiện hữu của mình an trú trong thời điểm hiện tại với Chúa. Cha Chu Công nói: “Ta không tìm bình an, không tìm giác ngộ, không tìm gì cho mình… Chúa là tất cả của giờ cầu nguyện.” Cha Merton cho rằng: cầu nguyện không phải chỉ là đứng trước Thiên Chúa để nói một điều gì, nhưng còn là để “kinh nghiệm niềm vui cuộc sống trong sự hiện diện của Ngài”.”
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
339
Và thêm đoạn này cũng từ luận văn đã thượng dẫn:

“Một số nhà tư tưởng Công Giáo giải thích thiền là dạng cầu nguyện tập trung (centering prayer). Cầu nguyện tập trung là đặt tất cả ý thức sự hiện hữu của mình an trú trong thời điểm hiện tại với Chúa. Cha Chu Công nói: “Ta không tìm bình an, không tìm giác ngộ, không tìm gì cho mình… Chúa là tất cả của giờ cầu nguyện.” Cha Merton cho rằng: cầu nguyện không phải chỉ là đứng trước Thiên Chúa để nói một điều gì, nhưng còn là để “kinh nghiệm niềm vui cuộc sống trong sự hiện diện của Ngài”.”
Kito giáo có một truyền thống tu đức tư cổ thời với các phương pháp suy gẫm, chiêm niệm đạm chất Kito giáo. Một vài vị áp dụng thiền vào trong Kito giáo, thì không có nghĩa những người đó là đúng, là chuẩn mực và cần phải cổ võ. Từ xưa tới nay, ở Việt nam dịch các sách của Thomas Merton luôn dịch là "chiêm niệm" không ai dịch là "thiền", chẳng hạn cuốn "Hạt giống chiêm niệm" của ông. Chả ai gọi là thiền Kitô giáo, vì như thế là lai căng.
 
Thành viên
Tham gia
15/11/24
Bài viết
25
Kito giáo có một truyền thống tu đức tư cổ thời với các phương pháp suy gẫm, chiêm niệm đạm chất Kito giáo. Một vài vị áp dụng thiền vào trong Kito giáo, thì không có nghĩa những người đó là đúng, là chuẩn mực và cần phải cổ võ. Từ xưa tới nay, ở Việt nam dịch các sách của Thomas Merton luôn dịch là "chiêm niệm" không ai dịch là "thiền", chẳng hạn cuốn "Hạt giống chiêm niệm" của ông. Chả ai gọi là thiền Kitô giáo, vì như thế là lai căng.
Trước khi mời bạn giolanh đọc thêm các phân đoạn trong luận văn thượng dẫn trước của Dòng Đa Minh, mình muốn chia sẻ một vài suy nghĩ rất riêng tư về ý tưởng “chuyển tải” (conveying) trong các tác phẩm nghệ thuật (như các tượng thánh) hay các luận văn.
Sở dĩ mình trình bày bài luận của Cha Felix Just SJ, PhD là do theo dõi trên trang nhà thấy có bàn về thiền nên mình muốn giới thiệu cách “thiền” qua Kinh Thánh của người Thiên Chúa Giáo, để biết đâu có những người trẻ trong lòng cuộc đời đang say mê thiền “nhà đời” lại tìm hiểu về thiền “nhà đạo” của chúng ta!
Như là cách đưa “nhà đạo” đi… lạc vào “nhà đời” hay vào lòng đời vậy. Mình chỉ muốn chuyển tải (conveying) cái ý hướng đàng sau bài dịch đó! Biết đâu lại có ngày “hiệp hành”??

Trước khi tiếp tục, mình vẫn rất hoan nghênh các trao đổi của bạn và muốn bạn hiểu cho mình một điều: chúng ta có thể “agree to disagree” về một số khía cạnh nào đó của vấn đề ngữ nghĩa.

Về lập luận của bạn qua cách dùng từ, xin đọc lại phân đoạn sau:

“Zen được người Tây phương giữ nguyên chữ zen hoặc dịch là meditation. Chữ meditation (chiêm niệm) đã có từ rất lâu trong ngôn ngữ Thiên Chúa giáo phương Tây. Vì vậy để mặc cho nó một nghĩa mới, nhiều nơi người ta dùng chữ Christian meditation (thiền Kitô). Tóm lại từ “dhyana” trở thành “thiền” là một phiên âm sai lạc qua nhiều chặng đường. Thiền tự chính nó không có bóng dáng một tôn giáo nào.”

Mình chỉ muốn nói, ở phương Tây, Zen là Meditation. Ở miền viễn đông, Zen là Thìên. Như thế Meditation được dịch là thiền thì thiển nghĩ chưa hẳn là cách “lai căng”

Thêm một phân đoạn nữa:
“Chiêm niệm bắt đầu từ thời sơ khai của giáo hội và chỉ dành riêng cho các tu sĩ. Sử có ghi vào thế kỷ III nhiều tu sĩ vào sa mạc để sống đời chiêm niệm. Theo khái niệm chiêm niệm thời cổ, chúng ta hiểu là có gắn bó với thiền. Ngay danh xưng monk (tu sĩ) và monastery (tu viện) đã nói lên thâm ý của các tổ phụ chiêm niệm. Monk và monastery cùng có gốc Hy Lạp “monos” nghĩa là đơn độc. Theo truyền thuyết, đã có nhiều tổ thiền nổi danh như Moses, Poemen, Joseph… Câu nói đầy thiền tính của tổ phụ Moses là: “Hãy về tĩnh tọa trong phòng. Căn phòng sẽ dạy ta mọi sự.””

Như thế thì chiêm niệm của tổ phụ Moses cũng đã mang tính thiền cơ bản rồi.

Cám ơn bạn về các trao đổi khá thú vị về ngữ nghĩa!
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
5
Lòng vòng 1 hồi thì gốc từ vẫn là chiêm niệm, nguyện gẫm ... dùng từ thiền là có ý muốn "hiệp hành" hay hội nhập gì đó à. Mắc gì phải vậy nhỉ? Haha.... mình nghĩ đổi tên hay dùng từ khác thay cho từ mới theo các bạn phân tích thì mình cũng hiểu, dù mình không rành mấy vụ này, nhưng làm cho truyền thống và thói quen người dùng nó dễ hiểu lệch đi thì cũng nên cẩn trọng. Cá nhân mình, nghe chữ "thiền" là nội hàm của nó không hề có ở Kito giáo! Các nhà trí thức lôi sách vở giải thích thì mình nghe vậy, nhưng mình nghĩ nhiều người giống mình. Đừng nghĩ 2 cái chữ khác nhau ấy chỉ là cái vỏ, còn ruột 1, đó là 1 cách ép nghĩa
 

Giải đáp những câu hỏi thách thức mà người vô thần đặt ra cho người Công giáo

40:31180 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên