Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 901
- Chủ đề Author
- #1
Vào năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Nguyễn và lấy niên hiệu Gia Long. Dù từng được các giáo sĩ và giáo dân giúp đỡ trong thời gian chiến loạn, ông vẫn duy trì thái độ dè dặt với Công giáo, lo ngại ảnh hưởng của tôn giáo này đối với vương quyền. Dưới thời vua Gia Long, đạo được tự do nhưng không phát triển mạnh, phần vì sự nghi ngại của triều đình, phần vì bối cảnh xã hội khó khăn. Khi vua Minh Mạng kế vị, chính sách với Công giáo dần chuyển từ kiềm chế sang đàn áp, đặc biệt sau cuộc binh biến Lê Văn Khôi. Chính sách bách hại leo thang nhưng không thể dập tắt đức tin, khi số tín hữu tiếp tục gia tăng dù bị cấm đoán.
Giai đoạn thử thách (1802 - 1884) (P.2)
Ngay sau khi Thiệu Trị băng hà, Hoàng Nhậm, người con thứ của Minh Mạng lên ngôi, hiệu là Tự Đức. Ngay khi vừa lên ngôi, giống như vua cha, Tự Đức đã ban hành một chiếu chỉ đại xá cho các tù nhân, trừ các tử tù. Nhiều người công giáo bị kết án lưu đày trước đây được trả tự do. Việc vua Tự Đức đại xá cho các tù nhân, cùng những tin đồn rằng, trước khi băng hà, vua Thiệu Trị có khuyến dụ, sớm muộn gì cũng phải để cho công giáo được tự do và ngài sắp ban hành chiếu chỉ, làm cho các thừa sai tràn trề hy vọng vào sự cởi mở của vua Tự Đức (29), một vị vua có tiếng là học thức, thông minh, nhân hậu, hiếu thảo và luôn biết chăm lo việc nước.
Tuy nhiên, giữa lúc các thừa sai còn đặt nhiều tin tưởng vào nhà vua, thì vào trung tuần tháng 7 năm 1848, một chỉ dụ cấm đạo đã được ban hành. Theo các nhà viết sử, do nhà vua nghi ngờ người công giáo tiếp tay cho Hồng Bảo con đầu của vua Thiệu Trị âm mưu tiếm ngôi vua. Trong thực tế, Hồng Bảo đã nhiều lần liên hệ với các thừa sai và hứa sẽ cho cả nước theo đạo nếu được các thừa sai và người công giáo giúp chiếm lại ngai vàng. Nhưng, các thừa sai đã từ chối, vì còn tin tưởng vào vua Tự Đức sẽ cởi mở với công giáo, nhất là vì các ngài xác định rõ, các ngài đến Việt Nam với nhiệm vụ duy nhất là loan báo Tin Mừng.
Năm 1851, sau khi không tranh thủ được các thừa sai, Hồng Bảo đã tìm cách trốn ra nước ngoài cầu viện, nhưng đã bị bắt. Việc Hồng Bảo trốn ra nước ngoài làm cho triều đình, cách riêng Tự Đức nghĩ ngay tới những người công giáo, vì ông nghĩ rằng chỉ có các thừa sai mới có thể giúp Hồng Bảo xuất ngoại cầu viện. Chính vì thế, ngày 30/3/1851, vua Tự Đức ban hành một chỉ dụ cấm đạo hà khắc hơn chỉ dụ 1848, qui định: “Đạo trưởng Tây dương phải bị quăng xuống đáy biển hoặc đáy sông; đạo trưởng người Việt với đạo đồ, dẫm lên thập giá hay không dẫm lên thập giá, bị chặt làm đôi để khắp nơi sự nghiêm minh của luật pháp được mọi người biết đến…Những người che dấu đạo trưởng Tây dương, bất luận lớn hay nhỏ, che dấu lâu hay mau, đều bị chặt ngang lưng vứt xuống sông, trừ các em chưa có trí khôn thì bị đem đi đầy”.(30) Ba năm sau, sau khi Hồng Bảo một lần nữa bị bắt về tội cố ý làm phản và bị xử chung thân, do cấu kết với nước ngoài, những người công giáo một lần nữa bị đặt dưới tầm ngắm của vua Tự Đức. Ngày 18/9/1854, vua ban hành chỉ dụ cấm đạo thứ ba trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm trên ngai vàng. Mặc dù vậy, Tự Đức chỉ thật sự hà khắc và quyết liệt bách hại đạo(31) sau khi tàu Pháp nổ súng vào Đà Nẵng.
Ngày 16 tháng 9 năm 1856, vua Napoléon III, vì muốn lấy lòng người công giáo, cũng như để thực hiện giấc mơ chinh phục Á Đông, nên đã gửi một phái bộ chính thức tới Việt Nam trên chiến tầu Catinat, nhưng đã không được triều đình Huế tiếp đón. Bực tức vì bị từ chối, ngày 25 và 28/9/1856, thuyền trưởng tầu Catinat đã hạ lệnh bắn phá các pháo đài phòng thủ Đà Nẵng. Vụ bắn phá có tính cảnh cáo này đã không gây nên những thiệt hại về nhân mạng, nhưng cũng đủ làm cho triều đình Huế tức giận. Vua Tự Đức, một mặt khiển trách các quan, mặt khác đưa các đội quân tinh nhuệ tới Đà Nẵng gia tăng phòng thủ.
Tuy vậy, sau 80 ngày lênh đênh trên biển, ngày 23/01/1857, tầu Catinat cũng được chấp thuận cập cảng Đà Nẵng và phái đoàn được tiếp đón tử tế. Các cuộc thương thảo diễn ra căng thẳng, nhất là những điều khoản liên quan tới vấn đề tự do tôn giáo. Cuối cùng, triều đình Huế chỉ chấp thuận cho người Pháp tới buôn bán tại Đà Nẵng mà thôi. Trong bối cảnh đó, phái bộ của Pháp đã buộc lòng phải chấm dứt các thương thảo và trước khi rời khỏi Đà Nẵng, thuyền trưởng tầu Catinat đã gửi lại cho triều đình một bức thư, trong đó nói rõ, nước Pháp sẽ có biện pháp mạnh nếu triều đình Huế không chấm dứt bách hại đạo.(32)
Trước sự đe dọa của thuyền trưởng tầu Catinat, triều đình Huế, thay vì e sợ, thì lại đã hành động cách quyết liệt bằng việc bắt giam thái bộc Hồ Đình Hy và 29 người khác trong đội thị vệ của ông, vì bị “nghi kêu tầu nước ngoài đến”.(33) Vụ án diễn ra nhanh chóng trong một tuần lễ sau đó và với tội danh áp đặt “theo tà, mưu phản, quên cha mẹ”, thánh nhân bị đem đi ba ngày một lần diễu khắp phố chợ, cùng chịu đánh 60 trượng.
Theo các nhà viết sử, qua thư từ của các vị thừa sai đương thời, chỉ riêng trong năm 1857, có ít nhất bốn văn bản triều đình ban hành để chống công giáo mà ba trong số đó là những thông tư, chỉ thị cho các quan lại, tổng lý thực thi các mệnh lệnh truy nã những người công giáo đã được ban hành(34) trước đó.
Tuy nhiên, giữa lúc các thừa sai còn đặt nhiều tin tưởng vào nhà vua, thì vào trung tuần tháng 7 năm 1848, một chỉ dụ cấm đạo đã được ban hành. Theo các nhà viết sử, do nhà vua nghi ngờ người công giáo tiếp tay cho Hồng Bảo con đầu của vua Thiệu Trị âm mưu tiếm ngôi vua. Trong thực tế, Hồng Bảo đã nhiều lần liên hệ với các thừa sai và hứa sẽ cho cả nước theo đạo nếu được các thừa sai và người công giáo giúp chiếm lại ngai vàng. Nhưng, các thừa sai đã từ chối, vì còn tin tưởng vào vua Tự Đức sẽ cởi mở với công giáo, nhất là vì các ngài xác định rõ, các ngài đến Việt Nam với nhiệm vụ duy nhất là loan báo Tin Mừng.
Năm 1851, sau khi không tranh thủ được các thừa sai, Hồng Bảo đã tìm cách trốn ra nước ngoài cầu viện, nhưng đã bị bắt. Việc Hồng Bảo trốn ra nước ngoài làm cho triều đình, cách riêng Tự Đức nghĩ ngay tới những người công giáo, vì ông nghĩ rằng chỉ có các thừa sai mới có thể giúp Hồng Bảo xuất ngoại cầu viện. Chính vì thế, ngày 30/3/1851, vua Tự Đức ban hành một chỉ dụ cấm đạo hà khắc hơn chỉ dụ 1848, qui định: “Đạo trưởng Tây dương phải bị quăng xuống đáy biển hoặc đáy sông; đạo trưởng người Việt với đạo đồ, dẫm lên thập giá hay không dẫm lên thập giá, bị chặt làm đôi để khắp nơi sự nghiêm minh của luật pháp được mọi người biết đến…Những người che dấu đạo trưởng Tây dương, bất luận lớn hay nhỏ, che dấu lâu hay mau, đều bị chặt ngang lưng vứt xuống sông, trừ các em chưa có trí khôn thì bị đem đi đầy”.(30) Ba năm sau, sau khi Hồng Bảo một lần nữa bị bắt về tội cố ý làm phản và bị xử chung thân, do cấu kết với nước ngoài, những người công giáo một lần nữa bị đặt dưới tầm ngắm của vua Tự Đức. Ngày 18/9/1854, vua ban hành chỉ dụ cấm đạo thứ ba trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm trên ngai vàng. Mặc dù vậy, Tự Đức chỉ thật sự hà khắc và quyết liệt bách hại đạo(31) sau khi tàu Pháp nổ súng vào Đà Nẵng.
Ngày 16 tháng 9 năm 1856, vua Napoléon III, vì muốn lấy lòng người công giáo, cũng như để thực hiện giấc mơ chinh phục Á Đông, nên đã gửi một phái bộ chính thức tới Việt Nam trên chiến tầu Catinat, nhưng đã không được triều đình Huế tiếp đón. Bực tức vì bị từ chối, ngày 25 và 28/9/1856, thuyền trưởng tầu Catinat đã hạ lệnh bắn phá các pháo đài phòng thủ Đà Nẵng. Vụ bắn phá có tính cảnh cáo này đã không gây nên những thiệt hại về nhân mạng, nhưng cũng đủ làm cho triều đình Huế tức giận. Vua Tự Đức, một mặt khiển trách các quan, mặt khác đưa các đội quân tinh nhuệ tới Đà Nẵng gia tăng phòng thủ.
Tuy vậy, sau 80 ngày lênh đênh trên biển, ngày 23/01/1857, tầu Catinat cũng được chấp thuận cập cảng Đà Nẵng và phái đoàn được tiếp đón tử tế. Các cuộc thương thảo diễn ra căng thẳng, nhất là những điều khoản liên quan tới vấn đề tự do tôn giáo. Cuối cùng, triều đình Huế chỉ chấp thuận cho người Pháp tới buôn bán tại Đà Nẵng mà thôi. Trong bối cảnh đó, phái bộ của Pháp đã buộc lòng phải chấm dứt các thương thảo và trước khi rời khỏi Đà Nẵng, thuyền trưởng tầu Catinat đã gửi lại cho triều đình một bức thư, trong đó nói rõ, nước Pháp sẽ có biện pháp mạnh nếu triều đình Huế không chấm dứt bách hại đạo.(32)
Trước sự đe dọa của thuyền trưởng tầu Catinat, triều đình Huế, thay vì e sợ, thì lại đã hành động cách quyết liệt bằng việc bắt giam thái bộc Hồ Đình Hy và 29 người khác trong đội thị vệ của ông, vì bị “nghi kêu tầu nước ngoài đến”.(33) Vụ án diễn ra nhanh chóng trong một tuần lễ sau đó và với tội danh áp đặt “theo tà, mưu phản, quên cha mẹ”, thánh nhân bị đem đi ba ngày một lần diễu khắp phố chợ, cùng chịu đánh 60 trượng.
Theo các nhà viết sử, qua thư từ của các vị thừa sai đương thời, chỉ riêng trong năm 1857, có ít nhất bốn văn bản triều đình ban hành để chống công giáo mà ba trong số đó là những thông tư, chỉ thị cho các quan lại, tổng lý thực thi các mệnh lệnh truy nã những người công giáo đã được ban hành(34) trước đó.
Thánh Phê-rô Lê Bảo Tịnh bị hành quyết
Tại Đàng Ngoài, sau vụ án quan thái bộc Hồ Đình Hy, với các lệnh truy nã được gửi tới từ triều đình, các quan lại địa phương đã ra sức bao vây, truy lùng các thừa sai, cũng như các làng công giáo. Ngày 2/2/1857, Phát Diệm bị bao vây. Ngày 27/2/1857, đến lượt làng Vĩnh Trị. Tại đây, thánh Lê Bảo Tịnh bị bắt và bị hành hình ngày 6/4/1857. Ba tháng sau, ngày 21/5/1857, làng Bùi Chu cũng bị bao vây. Thánh giám mục José Diaz Sanjurjo (An) bị bắt và bị chém đầu; cùng với những chỉ dụ cấm đạo liên tiếp được ban hành, báo hiệu một giai đoạn bách hại tàn khốc trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam.(35)
Ngày 01/9/1858, quân đội Pháp, với sự yểm trợ của Tây Ban Nha đã đổ bộ lên cảng Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh thuộc địa gần một thế kỷ. Việc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, một lần nữa làm dấy lên sự nghi kỵ và lòng hận thù đối với người công giáo nơi một bộ phận không nhỏ dân chúng, nhất là nơi những nhà nho vốn chưa bao giờ có thiện cảm với đạo.
Trong thực tế, ngay từ giữa thế kỷ 17, khi các thừa sai Pháp tới Việt Nam, các ngài đã bày tỏ ý muốn, có sự hiện diện thường xuyên của người Pháp như thiết lập những thương điếm để các ngài có điều kiện và phương tiện liên lạc với quê hương. Đó là những mong ước chính đáng, hoàn toàn không mang bất cứ mầu sắc chính trị nào. Việc các thừa sai xin chính phủ Pháp can thiệp quân sự chỉ xảy ra sau này, sau khi chứng kiến các cuộc bách hại đạo ngày càng khốc liệt, nhất là sau khi các thương thảo giữa phái bộ Pháp với triều đình Huế, năm 1856-1857, bất thành. Các thừa sai tin rằng, chỉ có một cuộc can thiệp quân sự và việc thiết lập một chế độ mới, mới bảo đảm cho người Công giáo được tự do. Nổi bật trong số các thừa sai mong Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam là đức giám mục Pellerin, đại diện tông tòa Bắc Đàng Trong. Sau khi chứng kiến các cuộc thương thuyết giữa phái bộ Pháp và triều đình Huế thất bại, đức cha Pellerin – khi đó là thông dịch viên cho các cuộc thương thảo, đã theo tầu Catinat về châu Âu để vận động chính phủ Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam và được vua Napoléon III tiếp đón và dành cho những hứa hẹn tốt đẹp.
Thực ra, theo các nhà viết sử, việc quyết định tấn công Đà Nẵng đã được Ủy ban Việt Nam trong chính phủ Pháp thông qua trước khi đức cha Pellerin tiếp kiến hoàng đế Napoléon và là một kế hoạch chiến lược được chuẩn bị kỹ lưỡng, sau khi đã xét qua nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, tài chánh, tình hình chính trị, ngoại giao cũng như những lợi ích lâu dài của đất nước. Đó là một kế hoạch đã được chuẩn bị trước và nay đã tới thời điểm chín mùi.(36) Có thể nói, vấn đề công giáo chỉ là cớ, chứ không phải nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam(37) như nhiều người đương thời qui kết và được tuyên truyền cho tới tận hôm nay.
Chú thích:
(29) Đức Giám mục Pellerin, Phó đại diện tông tòa Đông Đàng Trong, trong một bức thư ngày 26/11/1848, đã bày tỏ niềm lạc quan về tương lai Giáo hội và tin rằng với tố chất thông minh, sau khi đọc lại biên niên sử của tổ tiên, Tự Đức sẽ thấy tất cả những giúp đỡ mà đức cha Bá Đa Lộc đã làm cho vua Gia Long, ông sẽ thay đổi thái độ với người công giáo (x. Annales de la Propagation de la Foi (APF), tập 22, 370. 378).
(30) APF 1852, tập 24, 13.
(31) Giải thích về sự hà khắc với đạo công giáo của vua Tự Đức, tác giả Phan Thuận An, cho rằng vua Tự Đức, vì được giáo dục dưới nền giáo dục Nho học, “nên vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Tứ Thư, ngũ Kinh và các học thuyết uyên thâm cổ điển của Bách gia chư tử đều được trang bị đầy ắp trong con người hay chữ và giỏi thơ này. Ông cũng được thừa hưởng một di sản chính trị và văn hóa to lớn do “tiên vương liệt thánh” nhất là vua Gia Long và Minh mạng để lại. Từ nhỏ đến lớn, tầm nhìn của ông cũng chỉ hạn hẹp ở kinh đô. Ông chỉ một lần duy nhất dời kinh đô khi theo vua cha ra Bắc nhận sắc phong do sứ nhà Thanh qua trao vào năm 1842. Đứng trước di sản lớn lao đó, cùng với cái nhìn thiển cận, đương nhiên, khi lên ngôi vua, ông thấy trách nhiệm của mình phải bảo vệ những gì tiền nhân để lại và cương quyết chống lại những ý thức hệ mới, nhất là đối với những người không chịu thờ cúng ông bà tổ tiên, những người đã từng bị miệt thị là “man rợ” là “hồng mao”, là “bạch quỷ”. Ngoài ra, khi kéo được sứ giả nhà Thanh phải vào Huế sắc phong cho mình, ông đã quá tự tin và chủ quan nghĩ rằng, mình có trách nhiệm bảo vệ những di sản cha ông để lại và có đủ sức mạnh để làm điều đó (x. Phan Thuận An, Thái Độ Của Vua Tự Đức Đối Với Trận Đầu Chống Pháp Tại Đà Nẵng, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 3 (29), 2000, 70-80.)
(32) x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 156-161.
(33) Thánh tử đạo Hồ Đình Hy người làng Nho Lâm, tổng Phước Y, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên. Thánh nhân bị bắt là do sự tư thù của Phạm Ý, một viên quan trong triều. Thánh nhân có một người con trai, theo đức giám mục Pellerin, học tại chủng viện Penang và sau được thụ phong linh mục.
(34) Thánh tử đạo Hồ Đình Hy, do tin vào sự can thiệp của chính phủ Pháp và do bị tra tấn, nên đã khai ra một số người quen thân trong quan trường, trong liên hệ gia đình, liên hệ công tác ở Thừa Thiên, Quảng Trị, Nghệ An, Hưng Hóa…Do đó, sau khi thánh Hồ Đình Hy chết, lệnh truy nã được gửi đi khắp nơi, gây nên một bầu khí lo sợ trong cộng đồng công giáo (x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 169).
(35) X. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 167-173.
(36) Theo Nguyễn Quang Trung Tiến, sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, triều đình Pháp đã nhiều lần tìm cách để có thể hiện diện một cách hợp pháp tại Việt Nam mà ngày nay gọi là một cuộc xâm lược mền, trong đó có việc điều tra việc thực hiện bản hiệp ước Versailles ký ngày 28/11/1878, giữa Thượng thư Bộ ngoại giáo Pháp và Đức cha Bá Đa Lộc – đại diện Nguyễn Phúc Ánh, với tên gọi hiệp ước “tương trợ tấn công và phòng thủ”. Bản hiệp ước gồm 10 khoản chủ yếu qui định vua nước Pháp cam kết trợ giúp Nguyễn Phúc Ánh 4 chiếc tầu, cùng 1.650 binh sĩ và các trang thiết bị vũ khí tương ứng. Ngược lại, Triều đình Huế cam kết nhường lại cảng biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài tại Việt Nam, cung cấp nhu thiết yếu, lương thực cho quân đội Pháp khi nước Pháp có chiến tranh với một quốc gia khác ở khu vực Viễn Đông và một số ràng buộc pháp lý khác. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Pháp 14/7/1879, đã lật nhào tất cả. Triều đại vua Louis XVI sụp đổ. Những gì Nguyễn Phúc Ánh ký kết với vua Louis XVI, đã không bao giờ được thực hiện và công cuộc cầu viện nước Pháp của Đức cha Bá Đa Lộc cũng thất bại. Sau đó, khi Nguyễn Phúc Ánh thành công nhờ sự giúp đỡ cá nhân của Đức cha Bá Đa Lộc, nước Pháp, vì muốn một cuộc “thâm nhập hòa bình”, nên đã nhiều lần cử người điều tra về công việc của Đức cha Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Phúc Ánh khi xưa, trong đó có hiệp ước Versailles, để tìm cơ sở pháp lý cho việc đặt các cơ sở lâu dài tại Việt Nam. Có thể nói, suốt nửa đầu thế kỷ 19, nước Pháp luôn hoài nghi về việc vua Louis XVI đã không thực hiện hiệp ước Versailles. Chính vì không có bằng chứng rõ ràng, nên suốt nửa đầu thế kỷ 19 – từ thời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và đầu triều Tự Đức, người Pháp đã luôn nhất quán với chính sách “xâm nhập hòa bình” vào Việt Nam, bằng cách gửi các phái bộ sang Việt Nam đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại và cũng như đề nghị được tự do truyền giáo, nhưng bất thành, vì chính sách bế quan tỏa cảng của các vua triều Nguyễn. Sau nhiều thập kỷ chủ trương chính sách xâm nhập mềm, nhưng không thành công, trong khi nhà Nguyễn càng ngày càng cấm đạo gắt gao, vua Napoleon III – một người có tham vọng bành trướng tại Á Đông, muốn tranh thủ sự ủng hộ của Công giáo, đã chuyển hướng từ cuộc thâm nhập hòa bình sang cuộc xâm lược vũ trang với lý do triều đình Huế đàn áp tôn giáo (x. Nguyễn Quang Trung Tiến, Hệ quả cuộc Cách mạng 1789 đối với diễn trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản và “tấn bi kịch Gia Long”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1 (23) 1999, 91-100).
(37) X. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 196.
(30) APF 1852, tập 24, 13.
(31) Giải thích về sự hà khắc với đạo công giáo của vua Tự Đức, tác giả Phan Thuận An, cho rằng vua Tự Đức, vì được giáo dục dưới nền giáo dục Nho học, “nên vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Tứ Thư, ngũ Kinh và các học thuyết uyên thâm cổ điển của Bách gia chư tử đều được trang bị đầy ắp trong con người hay chữ và giỏi thơ này. Ông cũng được thừa hưởng một di sản chính trị và văn hóa to lớn do “tiên vương liệt thánh” nhất là vua Gia Long và Minh mạng để lại. Từ nhỏ đến lớn, tầm nhìn của ông cũng chỉ hạn hẹp ở kinh đô. Ông chỉ một lần duy nhất dời kinh đô khi theo vua cha ra Bắc nhận sắc phong do sứ nhà Thanh qua trao vào năm 1842. Đứng trước di sản lớn lao đó, cùng với cái nhìn thiển cận, đương nhiên, khi lên ngôi vua, ông thấy trách nhiệm của mình phải bảo vệ những gì tiền nhân để lại và cương quyết chống lại những ý thức hệ mới, nhất là đối với những người không chịu thờ cúng ông bà tổ tiên, những người đã từng bị miệt thị là “man rợ” là “hồng mao”, là “bạch quỷ”. Ngoài ra, khi kéo được sứ giả nhà Thanh phải vào Huế sắc phong cho mình, ông đã quá tự tin và chủ quan nghĩ rằng, mình có trách nhiệm bảo vệ những di sản cha ông để lại và có đủ sức mạnh để làm điều đó (x. Phan Thuận An, Thái Độ Của Vua Tự Đức Đối Với Trận Đầu Chống Pháp Tại Đà Nẵng, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 3 (29), 2000, 70-80.)
(32) x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 156-161.
(33) Thánh tử đạo Hồ Đình Hy người làng Nho Lâm, tổng Phước Y, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên. Thánh nhân bị bắt là do sự tư thù của Phạm Ý, một viên quan trong triều. Thánh nhân có một người con trai, theo đức giám mục Pellerin, học tại chủng viện Penang và sau được thụ phong linh mục.
(34) Thánh tử đạo Hồ Đình Hy, do tin vào sự can thiệp của chính phủ Pháp và do bị tra tấn, nên đã khai ra một số người quen thân trong quan trường, trong liên hệ gia đình, liên hệ công tác ở Thừa Thiên, Quảng Trị, Nghệ An, Hưng Hóa…Do đó, sau khi thánh Hồ Đình Hy chết, lệnh truy nã được gửi đi khắp nơi, gây nên một bầu khí lo sợ trong cộng đồng công giáo (x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 169).
(35) X. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 167-173.
(36) Theo Nguyễn Quang Trung Tiến, sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, triều đình Pháp đã nhiều lần tìm cách để có thể hiện diện một cách hợp pháp tại Việt Nam mà ngày nay gọi là một cuộc xâm lược mền, trong đó có việc điều tra việc thực hiện bản hiệp ước Versailles ký ngày 28/11/1878, giữa Thượng thư Bộ ngoại giáo Pháp và Đức cha Bá Đa Lộc – đại diện Nguyễn Phúc Ánh, với tên gọi hiệp ước “tương trợ tấn công và phòng thủ”. Bản hiệp ước gồm 10 khoản chủ yếu qui định vua nước Pháp cam kết trợ giúp Nguyễn Phúc Ánh 4 chiếc tầu, cùng 1.650 binh sĩ và các trang thiết bị vũ khí tương ứng. Ngược lại, Triều đình Huế cam kết nhường lại cảng biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài tại Việt Nam, cung cấp nhu thiết yếu, lương thực cho quân đội Pháp khi nước Pháp có chiến tranh với một quốc gia khác ở khu vực Viễn Đông và một số ràng buộc pháp lý khác. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Pháp 14/7/1879, đã lật nhào tất cả. Triều đại vua Louis XVI sụp đổ. Những gì Nguyễn Phúc Ánh ký kết với vua Louis XVI, đã không bao giờ được thực hiện và công cuộc cầu viện nước Pháp của Đức cha Bá Đa Lộc cũng thất bại. Sau đó, khi Nguyễn Phúc Ánh thành công nhờ sự giúp đỡ cá nhân của Đức cha Bá Đa Lộc, nước Pháp, vì muốn một cuộc “thâm nhập hòa bình”, nên đã nhiều lần cử người điều tra về công việc của Đức cha Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Phúc Ánh khi xưa, trong đó có hiệp ước Versailles, để tìm cơ sở pháp lý cho việc đặt các cơ sở lâu dài tại Việt Nam. Có thể nói, suốt nửa đầu thế kỷ 19, nước Pháp luôn hoài nghi về việc vua Louis XVI đã không thực hiện hiệp ước Versailles. Chính vì không có bằng chứng rõ ràng, nên suốt nửa đầu thế kỷ 19 – từ thời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và đầu triều Tự Đức, người Pháp đã luôn nhất quán với chính sách “xâm nhập hòa bình” vào Việt Nam, bằng cách gửi các phái bộ sang Việt Nam đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại và cũng như đề nghị được tự do truyền giáo, nhưng bất thành, vì chính sách bế quan tỏa cảng của các vua triều Nguyễn. Sau nhiều thập kỷ chủ trương chính sách xâm nhập mềm, nhưng không thành công, trong khi nhà Nguyễn càng ngày càng cấm đạo gắt gao, vua Napoleon III – một người có tham vọng bành trướng tại Á Đông, muốn tranh thủ sự ủng hộ của Công giáo, đã chuyển hướng từ cuộc thâm nhập hòa bình sang cuộc xâm lược vũ trang với lý do triều đình Huế đàn áp tôn giáo (x. Nguyễn Quang Trung Tiến, Hệ quả cuộc Cách mạng 1789 đối với diễn trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản và “tấn bi kịch Gia Long”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1 (23) 1999, 91-100).
(37) X. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 196.
Cùng chủ đề