Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 902
- Chủ đề Author
- #1
Ngay sau khi vua Thiệu Trị băng hà, Tự Đức lên ngôi, mở đầu triều đại với một chiếu chỉ đại xá, mang lại hy vọng cho cộng đồng Công giáo. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, chính sách của nhà vua nhanh chóng thay đổi. Những nghi ngờ về mối liên hệ giữa người Công giáo và cuộc nổi loạn của Hồng Bảo khiến Tự Đức ban hành hàng loạt chỉ dụ cấm đạo, ngày càng hà khắc. Đỉnh điểm là sự can thiệp của Pháp, với cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử truyền giáo và chính trị Việt Nam.
Giai đoạn thử thách (1802-1884) (P.3)
Sau khi chiếm Đà Nẵng, các thừa sai thúc ép quân đội Pháp đánh ra Huế hoặc miền Bắc, nhưng đã không được các tướng lĩnh quân đội tán thành. Việc chọn lựa hướng tấn công vào Sài Gòn và chiếm đóng Sài Gòn sau đó của chính quyền đô hộ, một lần nữa cho thấy, ảnh hưởng của các thừa sai trong quyết định của chính phủ Pháp không nhiều. Đối với các nhà thừa sai, họ chỉ mong muốn quân đội Pháp đánh ra Huế để thay thế Tự Đức bằng một ông vua mới, nhưng ngay cả điều đó đã không nằm trong kế hoạch của người Pháp. Trái lại, thay vì lật đổ vua Tự Đức, chính phủ Pháp lại tìm cách thương lượng(38) với triều đình Huế và đó là điều mà các thừa sai lúc đó không hề mong muốn và cũng chẳng thể bằng lòng.
Trong bối cảnh nguy cơ mất nước cận kề, vua Tự Đức và triều đình Huế, một mặt tìm cách thương thảo với chính phủ Pháp như một cách hoãn binh, mặt khác, lo tổ chức đánh trả và người Công giáo một lần nữa, trở thành đối tượng cho những cuộc đánh trả này. Quả vậy, nhận thấy điểm yếu của quân đô hộ từ xa đến, lạ nước lạ người. Việc bổ sung lực lượng, lương thực và quân dụng rất khó khăn. Vì thế, bên cạnh thế trận vườn không nhà trống mà triều đình áp dụng, thì việc triệt tiêu nguồn viện trợ cũng được thực hiện triệt để. Đối với triều đình Tự Đức, vào thời điểm đó, họ cho rằng chỉ có các thừa sai và giáo dân công giáo mới có điều kiện trở thành các nội ứng viên tiếp tay với quân xâm lược. Với tính toán xuất phát từ một sự nghi ngờ vô căn cứ này, ngay sau khi quân đội Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, dựa trên các chỉ dụ cấm đạo trước đó, triều đình Tự Đức tổ chức các cuộc truy nã gắt gao. Cuộc truy nã lần này chủ yếu nhắm vào các thừa sai và các cộng sự viên đắc lực của các thừa sai là các linh mục người bản xứ.
Song song với việc truy nã gắt gao các thừa sai, triều đình Tự Đức còn tìm mọi cách để ngăn chặn người giáo dân có thể tiếp cận với chính quyền thuộc địa(39), như: đặt thập giá tại các cửa khẩu, các trục lộ và ai muốn đi đều phải bước qua thập giá mới được đi làm cho các giáo dân không dám ra khỏi nhà nếu không muốn chối bỏ đạo; tập trung – thực chất là giam lỏng, các đầu mục và trai tráng tức các câu trùm, những người giầu có, những người có học thức, các thầy giảng, các chủng sinh, tóm lại là tất cả những ai trong giới công giáo bị đánh giá có khả năng tiếp tay cho quân xâm lược; đặc biệt là lệnh phân sáp những người công giáo vào các làng không công giáo để chịu quản thúc.
Trong chỉ dụ phân sáp (phân tháp)(40) được ban hành giữa năm 1861, có những điều khoản qui định một cách nghiêm ngặt, theo đó, mọi người công giáo bất phân biệt giầu nghèo, sang hèn đều phải bị phân tán trong các làng người lương; các làng lương phải chịu trách nhiệm nhận quản thúc theo tỷ lệ một công giáo giao cho năm người lương quản lý; những người mà vợ chồng, con cái cùng bị phân sáp thì mỗi người bị phân sáp một nơi; trước lúc đi phân sáp, tất cả mọi người công giáo đều bị thích vào má trái hai chữ “tả đạo”.
May mắn thay lệnh phân sáp này đã không được thi hành triệt để và đồng loạt khắp nơi. Lý do có thể do các tổng lý, phủ huyện ăn đút lót nên đã nương tay; cũng có thể khi thi hành lệnh phân sáp, các tổng lý, phủ huyện chỉ thi hành với những người được kê khai và số kê khai thì ít hơn con số thực tế tại các làng xã.(41) Dù thế nào, thì lệnh phân sáp là một biện pháp cực kỳ tàn nhẫn gây vô vàn đau khổ cho người Công giáo Việt Nam(42), cũng như gây nghi kỵ, thù hận, tạo nên tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân.
Theo các nhà viết sử, chỉ trong 4 năm, từ khi Pháp nổ súng vào Đà Nẵng (1/9/1858) cho tới hòa ước Nhâm Tuất (5/6/1862)(43), đặc biệt với biện pháp phân sáp, đã có hàng trăm linh mục người Việt bị bắt và bị giết, hàng chục tu viện bị triệt hạ, hàng ngàn nữ tu bị phân tán trong đó có hàng trăm người đổ máu vì đức tin, các chủng viện hầu hết bị đóng cửa, các chủng sinh bị bắt, hàng ngàn ông câu, ông biện bị bắt, bị đầy biệt xứ, bị thiêu sống, bị vứt trôi sông…(44)
Sau hòa ước Nhâm Tuất, với những điều khoản có phần cởi mở hơn về công giáo, người ta cứ tưởng rằng, đạo công giáo sẽ được tự do hơn để truyền đạo. Nhưng, thực tế lại khác, một mặt, do chính sách sai lầm ngay từ đầu xuất phát từ những nhận thức sai của vua Tự Đức và triều đình Huế về công giáo; mặt khác, việc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng vừa củng cố thêm cho những nhận thức sai lầm trước đây, vừa làm thay đổi tính chất của cuộc bách hại, từ một vụ việc của tôn giáo, việc bách hại đạo giờ đây trở thành một sự kiện chính trị. Các nho sĩ, trước đây vốn coi công giáo như tay chân của ngoại bang, nay họ được củng cố thêm những nhận định ấy khi chứng kiến sự hống hách của thực dân Pháp, cũng như sự thân thiện của các vị hữu trách trong Giáo hội với chế độ thực dân. Chính vì thế, ngay cả khi hòa ước Nhâm Tuất được ký kết, mặc dù không còn ai bị bắt hay bị giam giữ vì lý do tôn giáo(45), nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục phải sống trong một tình trạng bất ổn kéo dài cho tới khi nạn Văn Thân chấm dứt (1886).
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, sự căng thẳng và tình trạng bất ổn lần này, không đến trực tiếp từ triều đình, nhưng từ lòng ái quốc của người dân. Thực tế, sau hòa ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp tiếp tục cuộc chinh phục An Nam, năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam bộ. Năm 1873, Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất và một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng. Năm 1874, triều đình ký hòa ước Giáp Tuất, nhường sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Hòa ước này có 22 khoản, trong đó có 9 khoản về tự do tôn giáo. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần II, rồi chiếm đóng kinh thành Huế. Năm 1884, với hòa ước Giáp Thân, triều đình Huế chỉ còn cai trị Trung Kỳ, Bắc Kỳ do chính phủ Pháp bảo hộ và Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp.
Trong bối cảnh nguy cơ mất nước cận kề, vua Tự Đức và triều đình Huế, một mặt tìm cách thương thảo với chính phủ Pháp như một cách hoãn binh, mặt khác, lo tổ chức đánh trả và người Công giáo một lần nữa, trở thành đối tượng cho những cuộc đánh trả này. Quả vậy, nhận thấy điểm yếu của quân đô hộ từ xa đến, lạ nước lạ người. Việc bổ sung lực lượng, lương thực và quân dụng rất khó khăn. Vì thế, bên cạnh thế trận vườn không nhà trống mà triều đình áp dụng, thì việc triệt tiêu nguồn viện trợ cũng được thực hiện triệt để. Đối với triều đình Tự Đức, vào thời điểm đó, họ cho rằng chỉ có các thừa sai và giáo dân công giáo mới có điều kiện trở thành các nội ứng viên tiếp tay với quân xâm lược. Với tính toán xuất phát từ một sự nghi ngờ vô căn cứ này, ngay sau khi quân đội Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, dựa trên các chỉ dụ cấm đạo trước đó, triều đình Tự Đức tổ chức các cuộc truy nã gắt gao. Cuộc truy nã lần này chủ yếu nhắm vào các thừa sai và các cộng sự viên đắc lực của các thừa sai là các linh mục người bản xứ.
Song song với việc truy nã gắt gao các thừa sai, triều đình Tự Đức còn tìm mọi cách để ngăn chặn người giáo dân có thể tiếp cận với chính quyền thuộc địa(39), như: đặt thập giá tại các cửa khẩu, các trục lộ và ai muốn đi đều phải bước qua thập giá mới được đi làm cho các giáo dân không dám ra khỏi nhà nếu không muốn chối bỏ đạo; tập trung – thực chất là giam lỏng, các đầu mục và trai tráng tức các câu trùm, những người giầu có, những người có học thức, các thầy giảng, các chủng sinh, tóm lại là tất cả những ai trong giới công giáo bị đánh giá có khả năng tiếp tay cho quân xâm lược; đặc biệt là lệnh phân sáp những người công giáo vào các làng không công giáo để chịu quản thúc.
Trong chỉ dụ phân sáp (phân tháp)(40) được ban hành giữa năm 1861, có những điều khoản qui định một cách nghiêm ngặt, theo đó, mọi người công giáo bất phân biệt giầu nghèo, sang hèn đều phải bị phân tán trong các làng người lương; các làng lương phải chịu trách nhiệm nhận quản thúc theo tỷ lệ một công giáo giao cho năm người lương quản lý; những người mà vợ chồng, con cái cùng bị phân sáp thì mỗi người bị phân sáp một nơi; trước lúc đi phân sáp, tất cả mọi người công giáo đều bị thích vào má trái hai chữ “tả đạo”.
May mắn thay lệnh phân sáp này đã không được thi hành triệt để và đồng loạt khắp nơi. Lý do có thể do các tổng lý, phủ huyện ăn đút lót nên đã nương tay; cũng có thể khi thi hành lệnh phân sáp, các tổng lý, phủ huyện chỉ thi hành với những người được kê khai và số kê khai thì ít hơn con số thực tế tại các làng xã.(41) Dù thế nào, thì lệnh phân sáp là một biện pháp cực kỳ tàn nhẫn gây vô vàn đau khổ cho người Công giáo Việt Nam(42), cũng như gây nghi kỵ, thù hận, tạo nên tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân.
Theo các nhà viết sử, chỉ trong 4 năm, từ khi Pháp nổ súng vào Đà Nẵng (1/9/1858) cho tới hòa ước Nhâm Tuất (5/6/1862)(43), đặc biệt với biện pháp phân sáp, đã có hàng trăm linh mục người Việt bị bắt và bị giết, hàng chục tu viện bị triệt hạ, hàng ngàn nữ tu bị phân tán trong đó có hàng trăm người đổ máu vì đức tin, các chủng viện hầu hết bị đóng cửa, các chủng sinh bị bắt, hàng ngàn ông câu, ông biện bị bắt, bị đầy biệt xứ, bị thiêu sống, bị vứt trôi sông…(44)
Sau hòa ước Nhâm Tuất, với những điều khoản có phần cởi mở hơn về công giáo, người ta cứ tưởng rằng, đạo công giáo sẽ được tự do hơn để truyền đạo. Nhưng, thực tế lại khác, một mặt, do chính sách sai lầm ngay từ đầu xuất phát từ những nhận thức sai của vua Tự Đức và triều đình Huế về công giáo; mặt khác, việc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng vừa củng cố thêm cho những nhận thức sai lầm trước đây, vừa làm thay đổi tính chất của cuộc bách hại, từ một vụ việc của tôn giáo, việc bách hại đạo giờ đây trở thành một sự kiện chính trị. Các nho sĩ, trước đây vốn coi công giáo như tay chân của ngoại bang, nay họ được củng cố thêm những nhận định ấy khi chứng kiến sự hống hách của thực dân Pháp, cũng như sự thân thiện của các vị hữu trách trong Giáo hội với chế độ thực dân. Chính vì thế, ngay cả khi hòa ước Nhâm Tuất được ký kết, mặc dù không còn ai bị bắt hay bị giam giữ vì lý do tôn giáo(45), nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục phải sống trong một tình trạng bất ổn kéo dài cho tới khi nạn Văn Thân chấm dứt (1886).
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, sự căng thẳng và tình trạng bất ổn lần này, không đến trực tiếp từ triều đình, nhưng từ lòng ái quốc của người dân. Thực tế, sau hòa ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp tiếp tục cuộc chinh phục An Nam, năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam bộ. Năm 1873, Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất và một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng. Năm 1874, triều đình ký hòa ước Giáp Tuất, nhường sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Hòa ước này có 22 khoản, trong đó có 9 khoản về tự do tôn giáo. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần II, rồi chiếm đóng kinh thành Huế. Năm 1884, với hòa ước Giáp Thân, triều đình Huế chỉ còn cai trị Trung Kỳ, Bắc Kỳ do chính phủ Pháp bảo hộ và Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp.
Chú thích:
(38) Suốt nhiều thập kỷ trước đó, các thừa sai thường được sử dụng làm thông dịch viên trong các cuộc thương thuyết với triều đình. Tuy nhiên, trong các cuộc thương thuyết lần này, nước Pháp đã mang theo một thông ngôn chuyên nghiệp.
(39) X. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 219-234.
(40) Có một số sách ghi là “phân tháp”. Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, có tất cả 9 chữ Hán cùng đọc âm “thủ" và không có chữ nào có nghĩa là trồng, cấy, ghép vào cả! Phân có nghĩa là chia, tách rẽ ra, chia rẽ, như: “phân thủ” là chia tay mỗi người đi mỗi ngả. Sáp thuộc bộ “thủ” có nghĩa là cắm vào, lách vào, trồng, cấy. Vì thế, phân sáp có nghĩa là chia ra và ghép vào nơi khác.
(41) Ibid, 231-232.
(42) Theo E. Louvet trong La Cochinchine religieuses, hậu quả của việc phân sáp thật khủng khiếp đối với xã hội nói chung và đối với những người công giáo. Người công giáo không chỉ đối mặt với tình cảnh gia đình ly tán, nhà cửa ruộng vườn bị chiếm đoạt, các cơ sở thờ tự bị tàn phá và sự tàn phá kinh khiếp nhất là những tổn thương về tâm lý, đặc biệt nơi những đứa trẻ bị phân sáp vào các gia đình lương dân. Nhiều đứa trẻ bị xung động tâm lý khi bị giật ra khỏi tay cha mẹ và sau khi được nuôi dạy trong sự kích động hận thù, đã trở nên hận thù với đạo của cha ông mình (245-255).
(43) Cuộc sát hại tập thể những người công giáo do lòng ái quốc của đồng bào phản ứng lại cuộc xâm lăng của chính phủ Pháp, nhất là chứng kiến việc Pháp tiếp tục đánh thốc xuống Miền Nam. Ngày 5/6/1862, Việt Nam và Pháp ký hòa ước Nhâm tuất, buộc triều đình Huế phải tôn trọng tự do tôn giáo, đồng thời nhường ba tỉnh Miền đông Nam kỳ cho Pháp (x. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 182).
(44) X. E. Louvet, tập II, 295.
(45) Cần biết, danh sách 118 thánh tử đạo Việt Nam được tuyên phong dừng lại ở cuối tháng 6 năm 1862. Các vị hy sinh cuối cùng được ghi vào sổ bộ các thánh là 12 vị Đàng Ngoài, hy sinh khoảng giữa tháng 6 năm 1862
(39) X. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 219-234.
(40) Có một số sách ghi là “phân tháp”. Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, có tất cả 9 chữ Hán cùng đọc âm “thủ" và không có chữ nào có nghĩa là trồng, cấy, ghép vào cả! Phân có nghĩa là chia, tách rẽ ra, chia rẽ, như: “phân thủ” là chia tay mỗi người đi mỗi ngả. Sáp thuộc bộ “thủ” có nghĩa là cắm vào, lách vào, trồng, cấy. Vì thế, phân sáp có nghĩa là chia ra và ghép vào nơi khác.
(41) Ibid, 231-232.
(42) Theo E. Louvet trong La Cochinchine religieuses, hậu quả của việc phân sáp thật khủng khiếp đối với xã hội nói chung và đối với những người công giáo. Người công giáo không chỉ đối mặt với tình cảnh gia đình ly tán, nhà cửa ruộng vườn bị chiếm đoạt, các cơ sở thờ tự bị tàn phá và sự tàn phá kinh khiếp nhất là những tổn thương về tâm lý, đặc biệt nơi những đứa trẻ bị phân sáp vào các gia đình lương dân. Nhiều đứa trẻ bị xung động tâm lý khi bị giật ra khỏi tay cha mẹ và sau khi được nuôi dạy trong sự kích động hận thù, đã trở nên hận thù với đạo của cha ông mình (245-255).
(43) Cuộc sát hại tập thể những người công giáo do lòng ái quốc của đồng bào phản ứng lại cuộc xâm lăng của chính phủ Pháp, nhất là chứng kiến việc Pháp tiếp tục đánh thốc xuống Miền Nam. Ngày 5/6/1862, Việt Nam và Pháp ký hòa ước Nhâm tuất, buộc triều đình Huế phải tôn trọng tự do tôn giáo, đồng thời nhường ba tỉnh Miền đông Nam kỳ cho Pháp (x. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 182).
(44) X. E. Louvet, tập II, 295.
(45) Cần biết, danh sách 118 thánh tử đạo Việt Nam được tuyên phong dừng lại ở cuối tháng 6 năm 1862. Các vị hy sinh cuối cùng được ghi vào sổ bộ các thánh là 12 vị Đàng Ngoài, hy sinh khoảng giữa tháng 6 năm 1862
Cùng chủ đề