Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 901
- Chủ đề Author
- #1
Sau khi quân đội Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858, các thừa sai Công giáo mong muốn thúc đẩy một cuộc tiến công ra Huế hoặc miền Bắc để lật đổ vua Tự Đức, nhưng kế hoạch này không nhận được sự ủng hộ của chính phủ Pháp. Thay vào đó, Pháp chọn đánh chiếm Sài Gòn, cho thấy ảnh hưởng của các thừa sai trong chính sách thuộc địa không lớn. Trước nguy cơ mất nước, triều đình Huế vừa tìm cách thương thuyết với Pháp vừa tổ chức chống cự, đồng thời gia tăng đàn áp người Công giáo với nghi ngờ họ tiếp tay cho thực dân. Điều này dẫn đến hàng loạt biện pháp khắc nghiệt như truy nã linh mục, phân sáp giáo dân và triệt hạ các cơ sở tôn giáo. Hòa ước Nhâm Tuất (1862) mang lại một số quyền lợi cho Công giáo, nhưng sự bất ổn vẫn kéo dài khi triều đình Huế và tầng lớp sĩ phu ngày càng coi đạo Công giáo là mối đe dọa chính trị hơn là một vấn đề tôn giáo.
Giai đoạn thử thách (1802-1884) (P.4)
Chứng kiến đất nước từng ngày rơi vào tay ngoại bang, trong khi đó, thái độ của vua Tự Đức, vừa nhu nhược với ngoại bang, vừa cởi mở và tạo nhiều thuận lợi cho người Công giáo,(46) giới nho sĩ – các Văn Thân, ngày càng thù ghét đạo Công giáo. Do biết sức lực không thể chống Pháp, càng không thể chống lại triều đình vì sẽ bị khép tội khi quân, các Văn Thân đã chĩa mũi dùi vào người Công giáo là chính đồng bào của mình.
Phong trào Văn Thân xuất hiện sớm nhất và mạnh nhất ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngay khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 cho Công giáo được tự do và nhượng ba tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp. Phong trào tiếp tục lan rộng sau đó, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885, cho tới khi kết thúc vào năm 1886. Với khẩu hiệu “bình Tây, sát Tả”, các sĩ phu hô hào dân chúng giết những người nước ngoài trong đó có các thừa sai, đồng thời, giết những người Việt Công giáo vì nghĩ rằng những người Công giáo theo đạo Tây phản bội đất nước.(47)
Có thể nói, trong suốt gần một thế kỷ, từ khi vua Gia Long lên ngôi, cho tới khi Pháp áp đặt chế độ đô hộ tại Việt Nam (1884), Giáo hội Việt Nam đã phải trải qua một giai đoạn gian khổ nhất trong lịch sử với những cuộc bách hại đạo dữ dội của các vua triều Nguyễn, đặc biệt với vua Minh Mạng và Tự Đức. Ngày nay, khi tìm hiểu về lịch sử Giáo hội giai đoạn này, ai cũng phải ngạc nhiên về sức sống dẻo dai của Giáo hội. Trong hoàn cảnh đầy thử thách ấy, Giáo hội không những không bị tiêu diệt, nhưng tiếp tục phát triển không chỉ về số lượng các Kitô hữu mà còn cả về cơ cấu tổ chức; đặc biệt, những ảnh hưởng có tính tích cực đối với xã hội phong kiến đương thời.
Phong trào Văn Thân xuất hiện sớm nhất và mạnh nhất ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngay khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 cho Công giáo được tự do và nhượng ba tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp. Phong trào tiếp tục lan rộng sau đó, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885, cho tới khi kết thúc vào năm 1886. Với khẩu hiệu “bình Tây, sát Tả”, các sĩ phu hô hào dân chúng giết những người nước ngoài trong đó có các thừa sai, đồng thời, giết những người Việt Công giáo vì nghĩ rằng những người Công giáo theo đạo Tây phản bội đất nước.(47)
Có thể nói, trong suốt gần một thế kỷ, từ khi vua Gia Long lên ngôi, cho tới khi Pháp áp đặt chế độ đô hộ tại Việt Nam (1884), Giáo hội Việt Nam đã phải trải qua một giai đoạn gian khổ nhất trong lịch sử với những cuộc bách hại đạo dữ dội của các vua triều Nguyễn, đặc biệt với vua Minh Mạng và Tự Đức. Ngày nay, khi tìm hiểu về lịch sử Giáo hội giai đoạn này, ai cũng phải ngạc nhiên về sức sống dẻo dai của Giáo hội. Trong hoàn cảnh đầy thử thách ấy, Giáo hội không những không bị tiêu diệt, nhưng tiếp tục phát triển không chỉ về số lượng các Kitô hữu mà còn cả về cơ cấu tổ chức; đặc biệt, những ảnh hưởng có tính tích cực đối với xã hội phong kiến đương thời.
Đức cha Luy Galibert Lợi - Giám mục Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) từ năm 1879-1883
Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, Giáo hội Công giáo Việt Nam gồm ba khu vực truyền giáo: Đàng Trong, Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.
Năm 1844, đức Giáo hoàng Gregorius XVI quyết định chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Tây Đàng Trong – Sài Gòn ngày nay, gồm lục tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên, và Đông Đàng Trong – Giáo phận Qui Nhơn ngày nay.
Năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm hai: Tây Đàng Ngoài – Hà Nội ngày nay, và Nam Đàng Ngoài – Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh ngày nay.
Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài – giáo phận Hải Phòng ngày nay, và Trung Đàng Ngoài – giáo phận Bùi Chu và Thái Bình ngày nay.
Năm 1850, Tòa Thánh lại chia địa phận Tây Đàng Trong thành hai giáo phận: Tây Đàng Trong – gồm 12 hạt của các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Long An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, và địa phận Nam Vang – gồm 6 tỉnh Miền Nam với Cao Miên. Giáo phận Đông Đàng Trong cũng được chia làm hai: Bắc Đàng Trong, gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – giáo phận Huế ngày nay, và Đông Đàng Trong, gồm các tỉnh từ Quảng Nam vào tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.(48)
Năm 1883, địa phận Đông Đàng Ngoài tách thêm một địa phận mới: địa phận Bắc Đàng Ngoài, gọi tắt là địa phận Bắc, gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc và một phần các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, thành phố Hà Nội ngày nay. chiếm tỷ lệ khoảng 7% dân số thời bấy giờ.
Như vậy, vào lúc thực dân Pháp áp đặt chế độ bảo hộ toàn cõi Việt Nam năm 1884, Giáo hội Công giáo Việt Nam gồm 9 giáo phận, với 9 giám mục, 219 linh mục thừa sai, 356 linh mục Việt Nam, 1.246 chủng sinh, 156 thầy giảng, 1.399 nữ tu, 930 nhà thờ, 292 cơ sở bác ái và 648.436 giáo dân, chiếm tỷ lệ 7% dân số(49) cả nước lúc bấy giờ.
Những con số này, cùng với số lượng hàng trăm ngàn giáo hữu bị giết hại trong các cuộc bách hại sau đó, đặc biệt dưới thời Văn Thân, cho thấy sức sống mãnh liệt của Giáo hội, đồng thời khẳng định rằng, với ơn Chúa, thì không có thế lực chính trị nào có thể ngăn cản bước tiến của Tin mừng. Đây là giai đoạn được đánh giá là một trong những giai đoạn thành công của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong sứ vụ loan báo Tin mừng. Giáo hội không chỉ gia tăng về số lượng các tín hữu, khẳng định niềm tin bằng máu tử đạo, mà còn từng bước hội nhập vào dòng chảy của dân tộc, được đồng bào đón nhận. Một “bằng chứng cho thấy quần chúng yêu mến và đón nhận những giá trị của đạo Công giáo là việc phát hành tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo... Tờ báo phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn, do Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài – giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Tờ báo tồn tại mãi tới năm 1897 mới chấm dứt hoạt động”(50). Hơn nữa, dù những người theo đạo “phần lớn là nông dân, ngư dân hoặc buôn bán; ít người có học”,(51) nhưng việc họ trở lại đạo bất chấp roi đòn, gông cùm, tù tội, bị thích vào mặt hai chữ “tả đạo” hoặc bị lưu đầy, phân sáp, là một minh chứng khác cho thấy sức ảnh hưởng của đạo Công giáo với dân chúng đương thời; cũng như cho thấy Giáo hội Chúa, vào lúc gian khổ nhất vẫn luôn đứng về phía những người nghèo hèn khốn khổ. Đó là lý do giải thích vì sao giữa cơn bách hại, sứ mạng Phúc âm hóa vẫn có thể kết trái.
Năm 1844, đức Giáo hoàng Gregorius XVI quyết định chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Tây Đàng Trong – Sài Gòn ngày nay, gồm lục tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên, và Đông Đàng Trong – Giáo phận Qui Nhơn ngày nay.
Năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm hai: Tây Đàng Ngoài – Hà Nội ngày nay, và Nam Đàng Ngoài – Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh ngày nay.
Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài – giáo phận Hải Phòng ngày nay, và Trung Đàng Ngoài – giáo phận Bùi Chu và Thái Bình ngày nay.
Năm 1850, Tòa Thánh lại chia địa phận Tây Đàng Trong thành hai giáo phận: Tây Đàng Trong – gồm 12 hạt của các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Long An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, và địa phận Nam Vang – gồm 6 tỉnh Miền Nam với Cao Miên. Giáo phận Đông Đàng Trong cũng được chia làm hai: Bắc Đàng Trong, gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – giáo phận Huế ngày nay, và Đông Đàng Trong, gồm các tỉnh từ Quảng Nam vào tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.(48)
Năm 1883, địa phận Đông Đàng Ngoài tách thêm một địa phận mới: địa phận Bắc Đàng Ngoài, gọi tắt là địa phận Bắc, gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc và một phần các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, thành phố Hà Nội ngày nay. chiếm tỷ lệ khoảng 7% dân số thời bấy giờ.
Như vậy, vào lúc thực dân Pháp áp đặt chế độ bảo hộ toàn cõi Việt Nam năm 1884, Giáo hội Công giáo Việt Nam gồm 9 giáo phận, với 9 giám mục, 219 linh mục thừa sai, 356 linh mục Việt Nam, 1.246 chủng sinh, 156 thầy giảng, 1.399 nữ tu, 930 nhà thờ, 292 cơ sở bác ái và 648.436 giáo dân, chiếm tỷ lệ 7% dân số(49) cả nước lúc bấy giờ.
Những con số này, cùng với số lượng hàng trăm ngàn giáo hữu bị giết hại trong các cuộc bách hại sau đó, đặc biệt dưới thời Văn Thân, cho thấy sức sống mãnh liệt của Giáo hội, đồng thời khẳng định rằng, với ơn Chúa, thì không có thế lực chính trị nào có thể ngăn cản bước tiến của Tin mừng. Đây là giai đoạn được đánh giá là một trong những giai đoạn thành công của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong sứ vụ loan báo Tin mừng. Giáo hội không chỉ gia tăng về số lượng các tín hữu, khẳng định niềm tin bằng máu tử đạo, mà còn từng bước hội nhập vào dòng chảy của dân tộc, được đồng bào đón nhận. Một “bằng chứng cho thấy quần chúng yêu mến và đón nhận những giá trị của đạo Công giáo là việc phát hành tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo... Tờ báo phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn, do Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài – giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Tờ báo tồn tại mãi tới năm 1897 mới chấm dứt hoạt động”(50). Hơn nữa, dù những người theo đạo “phần lớn là nông dân, ngư dân hoặc buôn bán; ít người có học”,(51) nhưng việc họ trở lại đạo bất chấp roi đòn, gông cùm, tù tội, bị thích vào mặt hai chữ “tả đạo” hoặc bị lưu đầy, phân sáp, là một minh chứng khác cho thấy sức ảnh hưởng của đạo Công giáo với dân chúng đương thời; cũng như cho thấy Giáo hội Chúa, vào lúc gian khổ nhất vẫn luôn đứng về phía những người nghèo hèn khốn khổ. Đó là lý do giải thích vì sao giữa cơn bách hại, sứ mạng Phúc âm hóa vẫn có thể kết trái.
Chú thích:
(46) Năm 1864, trong tình thế bị thực dân Pháp ép ký hòa ước Nhâm Tuất, chứng kiến sự chỗi dậy của công tử Hồng Tập, muốn tranh thủ người công giáo để mưu đồ phế lập, vua Tự Đức đã ban hành chỉ dụ kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc, trong đó, ông đổ lỗi cho sự háo thắng của bản thân khi còn trẻ, không tỉnh táo nghe theo lời xúi giục của cận thần nên đã có những quyết định không đúng với người có đạo. Mặc dù vậy, vì yêu dân như con, nên ông cũng đã nương tay với người công giáo, thay vì giết bỏ đã tìm cách thế nhẹ nhàng hơn là phân sáp…Theo các nhà biên sử, sau hòa ước Nhâm Tuất, suy nghĩ và cái nhìn của vua Tự Đức về Công giáo đã có nhiều thay đổi, bằng chứng là vào những năm sau này, không chỉ tin dùng một số người công giáo như đức cha Gauthier – giáo phận Vinh, ông Nguyễn Trường Tộ… vua Tự Đức còn ban hành những chỉ dụ tha phạt đánh roi cho các linh mục, cũng như cho phép các giáo dân đi thi và ra làm quan, một điều mà trước đây, chính vua Tự Đức đã từng cấm đoán (x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 240-243).
(47) x. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 183.
(48) x. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 182.
(49) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2005, 195.
(50) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 183.
(51) Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 281 (xem thêm Delgado, Báo cáo gửi Bộ Truyền giáo, ngày 25/8/1830, Kho Lưu trữ Bộ Truyền giáo SOCP 1822-1833 fol.889.)
(47) x. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 183.
(48) x. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 182.
(49) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2005, 195.
(50) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 183.
(51) Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 281 (xem thêm Delgado, Báo cáo gửi Bộ Truyền giáo, ngày 25/8/1830, Kho Lưu trữ Bộ Truyền giáo SOCP 1822-1833 fol.889.)
Cùng chủ đề