Hành trình Hội Thánh loan báo Tin Mừng tại Việt Nam: Giai đoạn trưởng thành (1960 tới nay) (P.1)

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
901

Sau Hiệp ước Giáp Thân năm 1884, Việt Nam bị chia thành ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, đặt dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Quá trình bình định của Pháp nhanh chóng hoàn tất sau khi phong trào Văn Thân bị đàn áp, tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam hoạt động công khai. Tuy nhiên, tâm lý chống Pháp lan rộng trong dân chúng, kéo theo sự kỳ thị Công giáo. Dù gặp nhiều thách thức, số lượng tín hữu gia tăng, các giáo phận được mở rộng, và Giáo hội dần phát triển cơ sở hạ tầng. Đến năm 1954, Hiệp định Genève phân chia Việt Nam thành hai miền, dẫn đến cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử, với hàng trăm nghìn giáo dân rời miền Bắc để tránh đàn áp tôn giáo. Giáo hội Việt Nam bước vào giai đoạn trưởng thành.​


phailamgi_Hành trình Hội Thánh loan báo Tin Mừng tại Việt Nam Giai đoạn phát triển (1960 tới n...jpg
Lễ kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ

Giai đoạn phát triển (1960 tới nay)​

Việc Tòa thánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam năm 1960 đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam. Với việc thiết lập này, “Giáo hội Công giáo Việt Nam được Giáo hội toàn cầu công nhận như một thực thể chính thức, trưởng thành trong mọi sinh hoạt của Giáo hội. Tất cả các giám mục Việt Nam trước đây chỉ cai quản các giáo phận gọi là hiệu tòa, nay được gọi là chính tòa...Việc này cũng giống như những đứa con trưởng thành có thể ra ở riêng, không còn phải bị lệ thuộc vào cha mẹ hay sự bảo trợ của người khác hoặc giống như một người được xã hội coi là trưởng thành khi biết đảm nhận trách nhiệm của mình với cộng đồng.”(68)

Có thể nói, Giáo hội Việt Nam sinh ra trong thời chiến, lớn lên trong sự bách hại và khi được Giáo hội mẹ chứng nhận trưởng thành, Giáo hội Việt Nam lại phải đương đầu với những hoàn cảnh chính trị xã hội mới đầy thử thách, bên ngoài, là cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa; bên trong, là cuộc chiến huynh đệ tương tàn hai miền Nam Bắc do các thế lực chính trị thuộc hai phe bên ngoài giật dây. Sự chia cắt hai miền Nam Bắc cũng làm cho Giáo hội tạm thời chia đôi: miền Bắc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, miền Nam dưới thể chế tư bản. Giáo hội mỗi miền đều có những thuận lợi và khó khăn riêng.

Tại miền Bắc, cuộc di cư năm 1954 không chỉ làm kiệt quệ Giáo hội miền Bắc, với số lượng giáo dân ít ỏi còn ở lại, kể từ đây, Giáo hội Công giáo miền Bắc bắt đầu phải đối diện với những khó khăn từ chính sách thù nghịch Công giáo của người cộng sản. Những người cộng sản, vì luôn coi Giáo hội Công giáo là “lực lượng cạnh tranh với chế độ mới” nên ngay khi nắm chính quyền, một mặt, họ tìm cách hạn chế tầm ảnh hưởng của Giáo hội bằng nhiều cách thức khác nhau, như: bắt giam các linh mục, tu sĩ, các ông trùm, ông câu, ông biện, tịch thu tài sản hợp pháp của Giáo hội, dùng truyền thông tuyên truyền sai lạc về Giáo hội, đóng cửa các chủng viện, tiểu chủng viện không cho tuyển sinh...mặt khác, họ tìm cách biến Giáo hội thành một thứ “công cụ của nhà nước, trung thành với ý thức hệ và luật pháp của chế độ”, như: thành lập Ủy ban Liên lạc những người Công giáo năm 1955, khuyến khích người giáo dân gia nhập đảng cộng sản... Trong bối cảnh đó, Giáo hội miền Bắc bị đẩy vào một tình thế đầy khó khăn, buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Suốt thời gian này, câu nói “tồn tại là phát triển” trở thành lời động viên cho cả Giáo hội miền Bắc.(69)

phailamgi_Hành trình Hội Thánh loan báo Tin Mừng tại Việt Nam Giai đoạn phát triển (1960 tới n...jpg


Tại miền Nam, cuộc di cư không chỉ cung cấp cho Giáo hội miền Nam một lực lượng giáo dân đông đảo, mà còn cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng gồm các linh mục xuất sắc, các tín hữu nhiệt thành không cam chịu nép mình dưới chế độ cộng sản nên đã quyết tâm vào Nam. Sự xuất hiện của họ tại miền Nam, đồng thời với những quyết định canh tân của Công đồng Vatican II, trong một cơ chế của một xã hội tự do, đã biến một Giáo hội miền Nam thụ động trước đây trở nên sống động. Một bảng tổng kết về tình hình Giáo hội năm 1962-1963 cho thấy, tại miền Nam Việt Nam, “hầu như các xứ đạo nào cũng có trường tiểu học và các nơi tập trung đông dân như thị xã đều có trường trung học”(70). Giáo hội cũng tham gia cách tích cực vào mọi lãnh vực của đời sống, từ y tế, giáo dục, chính trị, kinh tế.

Trong giai đoạn này, một số giáo phận mới được hình thành nhằm đáp ứng sự gia tăng số lượng các tín hữu. Năm 1963, giáo phận Đà Nẵng được thành lập và được tách ra từ giáo phận Qui Nhơn. Năm 1965, giáo phận Sài Gòn sinh thêm hai giáo phận mới là Xuân Lộc và Phú Cường. Năm 1967, giáo phận Ban Mê Thuột tách ra từ giáo phận Kontum và năm 1975, giáo phận Phan Thiết được thành lập.

Biến cố 30/4/1975, một lần nữa, đưa đất nước và Giáo hội Công giáo vào một giai đoạn mới. Tại miền Nam, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi. Những chính sách về tôn giáo được áp dụng tại miền Bắc trước đây nay được đem áp dụng tại miền Nam, như: tịch thu các tài sản của Giáo hội, tiếp quản và tịch thu các trường học, các bệnh viện, bắt giam các linh mục tuyên úy quân đội...thành lập Ủy ban Vận động những người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1980). Giáo hội hai miền một lần nữa lại phải thích nghi với thời cuộc.

phailamgi_Hành trình Hội Thánh loan báo Tin Mừng tại Việt Nam Giai đoạn phát triển (1960 tới n...jpg


Biến cố 30/4/1975, một lần nữa, đưa đất nước và Giáo hội Công giáo vào một giai đoạn mới. Tại miền Nam, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi. Những chính sách về tôn giáo được áp dụng tại miền Bắc trước đây nay được đem áp dụng tại miền Nam, như: tịch thu các tài sản của Giáo hội, tiếp quản và tịch thu các trường học, các bệnh viện, bắt giam các linh mục tuyên úy quân đội...thành lập Ủy ban Vận động những người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1980). Giáo hội hai miền một lần nữa lại phải thích nghi với thời cuộc.

Giáo hội miền Bắc trước đây do ngăn sông cấm chợ, bế quan tỏa cảng, nay nhờ được tiếp xúc với Giáo hội miền Nam, như được tiếp thêm sức sống. Cả Giáo hội miền Bắc ngỡ ngàng về những sự tiến bộ trong cách diễn tả đức tin của Giáo hội, vui sướng vì biết rằng suốt những năm gian khó trước đây, Giáo hội toàn cầu vẫn luôn đồng hành cùng Giáo hội miền Bắc và hãnh diện vì từ nay không còn lạc lõng giữa trùng dương của thế giới. Dĩ nhiên, Giáo hội miền Bắc còn lâu mới có thể hồi sinh. Nhưng, biến cố 30/4 cách nào đã “giải phóng” người miền Bắc và giúp Giáo hội miền Bắc tiếp cận với những thay đổi của Công đồng Vatican II, cũng như những tiến bộ của thế giới.

Tại miền Nam, việc thay đổi chính trị tại Việt Nam vào năm 1975 đã làm tan rã khung nếp văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị cũ, lôi kéo theo nhiều mất mát và giới hạn cho Giáo hội. Các trường học, bệnh viện, trung tâm từ thiện bác ái, các tu viện, các cơ sở y tế...bị tịch thu. Giáo hội miền Nam đang từ một Giáo hội qui củ, năng động, đầy sức sống bỗng nhiên bị tước đoạt tất cả.​

Chú thích:
(68) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 188.
(69) x. Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R, Mười Năm Thái Hà – Tòa Khâm Sứ, 23.
(70) x. Ibid., 190.
 

Ai điều hành Vatican khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô vắng mặt?

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên