Hôn nhân khác đạo "dễ bỏ đạo": Đâu là trách nhiệm của người Công giáo?

5.00 star(s) 4 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
440

Lâu nay, mỗi khi nói tới các cuộc "hôn nhân khác đạo" dễ đi tới tình trạng "bỏ đạo", người ta thường có xu hướng qui kết trách nhiệm cho phía gia đình lương dân, cho người phối ngẫu không công giáo, cho văn hóa, nhưng lại quên mất rằng trách nhiệm của người Công giáo, của Giáo hội không phải là nhỏ.



phailamgi_Đâu là trách nhiệm của người Công giáo_cv1.jpg

Ảnh: acatholicwife.com

Chị Maria N. T. H, một tân tòng, người Thanh Hóa, lấy chồng Công giáo, ở một giáo xứ miền Nam Định. Chồng chị là một cựu thành viên ban giới trẻ Giáo hạt. Hai vợ chồng quen nhau trong những chuyến đi tỉnh cùng công ty.

Lửa gần rơm dễ cháy. Chị có bầu trước khi thành hôn. Về sống tại nhà chồng, chị không được gia đình chồng yêu thương đón nhận, mặc dù chị đã sinh liền một lúc 4 đứa con cho nhà chồng.

Con đông, chị phải ở nhà chăm con, để chồng tiếp tục một mình cùng với công ty đi các chuyến làm ăn xa nhà. Do đẹp trai, khéo nói, chồng chị được bà chủ công ty cưng chiều. Hai người đến với nhau, bắt chị phải ly dị. Chị ôm con về quê ngoại. Bức xúc vì con gái bị hắt hủi, cả gia đình bắt chị và các con bỏ đạo, vì với họ "theo làm gì cái thứ đạo sẵn sàng bỏ vợ, bỏ con".

Chị kể trong nước mắt, chắc chị và các cháu sẽ phải bỏ đạo, mặc dù chị rất tin Chúa, vì ở quê ngoại không ai có đạo mà gia đình thì lại ở quá xa nhà thờ!

Chị Anne T. M. N, một tân tòng khác, người gốc Hà Nội. Anh chị quen nhau vì cùng làm tại văn phòng của một công ty du dịch. Sau thời gian cùng anh đi học đạo, chị theo đạo và xây dựng gia đình.

Sau khi về nhà chồng ít lâu, chị phát hiện chồng chị, một người Công giáo gốc, dáng thư sinh, nhưng lại nghiện cờ bạc. Trong mười năm ở với nhau, chị cùng gia đình chồng chuyển nhà ba lần vì phải bán nhà trả nợ. Từ một ngôi nhà đồ sộ trên một con phố lớn ở Hà Nội, cuối cùng, không còn chỗ ở, chị và các con về lại nhà mẹ đẻ. Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, giờ đây, chị cùng các con chăm chỉ đi lễ chùa giống như trước đây chị đã từng đến với Chúa.

phailamgi_Đâu là trách nhiệm của người Công giáo_cv2.jpg

Ảnh: Trac Vu/Unsplash

Trên đây là hai trong số hàng trăm trường hợp những người ngoại về làm dâu, làm rể, trong các gia đình Công giáo. Các cuộc hôn nhân này đều có một điểm chung là các gia đình Công giáo, đặc biệt người phối ngẫu không gương mẫu, dẫn đến đổ vớ hôn nhân. Cuối cùng, người tân tòng và con cái họ phải bỏ đạo.

Còn nhiều trường hợp khác, sau khi theo đạo về làm dâu, làm rể nhà có đạo, đã không tìm được sự cảm thông, sự đồng hành thiêng liêng của những người có đạo, thậm chí họ phải chứng kiến nhiều gương xấu diễn ra từ ngay trong gia đình và xứ đạo.

Những tân tòng này, mặc dù có cuộc sống hôn nhân ổn định, nhưng họ không còn giữ đạo, vì họ không tìm được đức tin nơi gia đình nhà vợ hoặc chồng. Nhiều ông chồng Công giáo còn cấm không cho người vợ tân tòng giữ đạo. Do đó, từ chỗ thiện cảm với đạo, dần dà, họ đánh mất niềm tin vào những người có đạo và niềm tin vào Chúa.

Ở chiều ngược lại, nhiều tân tòng, khi về làm dâu, làm rể nhà có đạo, lại mẫu mực giữ đạo hơn những người thân trong gia đình. Nhiều trường hợp, người tân tòng còn hiểu biết và thuộc kinh bổn hơn cả những người có đạo. Trong khi, đáng lẽ những người có đạo phải là người linh hướng cho những tân tòng.

Ngoài ra, chính Giáo hội địa phương cũng chưa có sự quan tâm đúng mức với các anh chị em tân tòng và các gia đình hôn nhân khác đạo, nhất là không có những chương trình mục vụ giúp họ vượt qua những khó khăn, những khủng hoảng thời kỳ hậu tân tòng và hậu hôn nhân. Chỉ khi hôn nhân của họ đổ vỡ, thì sự hiện diện của Giáo hội đã quá muộn màng.​

Phải làm gì?​

Docat 16: Lòng yêu thương người lân cận có phải là điều mà một người có thể thực hành và học hỏi?

Đúng thế. Thật vậy, điều này rất quan trọng. Tình yêu không phải chỉ là cảm xúc. Tình yêu còn là → Đức hạnh, một năng lực được thủ đắc bằng huấn luyện. Thách thức thật sự đối với từng người Kitô hữu, là phải trở nên ngày càng can đảm và mạnh dạn hơn, đồng thời càng thêm ngay chính và yêu thương hơn. Chúng ta cũng phải học nhìn thế giới bằng nhãn quan của người khác. Những ai mà chúng ta tiếp xúc bằng thiện ý chân thành sẽ cảm nhận rằng họ được trân trọng như những con người, và nhờ đó, họ có thể biểu lộ chính mình một cách tự do. Nếu chúng ta thực hành tình yêu thương trong điều kiện dễ dàng, thì với ơn Chúa, chúng ta sẽ có nhiều khả năng yêu thương hơn ngay cả trong hoàn cảnh gian nan, hay khi chúng ta gặp phải cảnh “yêu mà không được đáp lại”. Đây là trường hợp dấn thân chăm lo cho những người nghèo nhất trong số các người nghèo, và còn rõ ràng hơn khi chúng ta phải đối phó với kẻ nghịch thù theo một đường lối mới: từ chối việc báo thù, trả đũa và bạo lực.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

6:403,241 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên